Hua Nhàn - mảnh đất vùng cao của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La không chỉ được biết đến với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, di tích lịch sử Đèo Chẹn hào hùng, hồ sen trên núi nên thơ... mà đây cũng là nơi còn lưu giữ đa dạng sắc màu văn hóa các dân tộc. Nghề se lanh, dệt vải, tạo hoa văn trên sáp ong của phụ nữ Mông là một trong những nét đẹp của bức tranh miền sơn cước ấy.
Ngay từ nhỏ, khi đôi tay bắt đầu biết làm việc nhà cũng là lúc người con gái Mông được bà và mẹ dạy làm trang phục. Để rồi khi lớn lên, mỗi người phụ nữ nơi đây đều biết dệt vải, thêu may
Thu hoạch cây lanh - "nguyên liệu" chính để làm vải lanh
Từ xa xưa, người Mông nơi đây đã quan niệm, vải lanh có ý nghĩa tâm linh đặc biệt, được coi là sự gắn kết bền chặt giữa con người và thế giới tâm linh. Vì vậy, loại cây này được bà con sử dụng làm nguyên liệu để dệt vải
Sau khi thu hoạch, phơi khô, cây lanh được tước thành những sợi nhỏ
Từ đó, sợi lanh được giã mềm rồi nối lại, khéo léo cuốn thành từng cuộn
Sợi lanh được luộc mềm và tiếp tục phơi khô trước dùng để dệt vải
Một trong những công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo nhất là tạo hoa văn sáp ong trên vải
Sáp ong được đun nóng chảy, đặt trên chậu than nóng liên tục trong quá trình vẽ hoa văn
Người vẽ sử dụng lá đồng bé hình tam giác nẹp vào thanh tre để tạo họa tiết trên nền vải
Từ trước Tết khoảng 1-2 tháng, chị em phụ nữ sẽ dành nhiều thời gian hơn để hoàn thiện trang phục cho bản thân và các thành viên trong gia đình, để mọi người cùng có trang phục mới đón Tết, vui xuân
Những bé gái trong bản cũng say sưa học thêu từ các bà, các mẹ
Trang phục truyền thống của đồng bào Mông có áo, váy, áo xẻ ngực, tạp dề, xà cạp quấn chân...
Lê Hạnh/VOV Tây Bắc