Ẩm thực

Những món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn

17:44 - 01/11/2019
Lạng Sơn là mảnh đất sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày và Nùng, hai dân tộc này đã có công khai khẩn đất đai vẽ nên hình hài không gian văn hoá Xứ Lạng. Ẩm thực là một khía cạnh tiêu biểu trong cơ tầng văn hoá phong phú đó, bài viết này sẽ giới thiệu 4 món ăn không thể bỏ qua cho những du khách thập phương khi có dịp ghé thăm Lạng Sơn.

Thịt lợn quay

Lợn quay là món ăn đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn. Tuỳ vào quy mô của sự kiện người ta sẽ quay những con lợn với trọng lượng khác nhau: các dịp tết Thanh minh (3-3 âm lịch), So loọc (6-6 âm lịch), Slíp slí (14-7 âm lịch), thường thì 5 - 6 gia đình sẽ cùng nhau đụng 1 con lợn khoảng từ 40 - 50kg móc hàm, trong lễ cưới người ta thường quay 3 - 4 con lợn, mỗi con nặng từ 70 - 80kg, thậm chí có gia đình quay lợn nặng hơn tạ.

Lợn quay lúc chín

Thời gian quay lợn tuỳ vào trọng lượng của lợn và mức độ toả nhiệt của than, thường con lợn khoảng 40 - 50kg móc hàm thường quay trong vòng 3 - 4 tiếng. Quy trình quay lợn gồm: Thịt lợn, làm sạch; mổ bụng, moi hết nội tạng; xiên đòn từ khấu đuôi lên thẳng mồm con lợn, lấy lạt buộc cố định chân, buộc cố định xương sống vào đòn; tẩm ướp gia vị (lá mác mật, giấm, muối…) rồi cho vào trong bụng và khâu lại; cho lợn vào quay trên than hồng khoảng 10 - 15 phút rồi nhấc ra, đem nước nóng có pha mật ong lau qua để khi lợn chín bì có màu vàng và giòn; tiếp tục cho lợn vào quay đều trên than hồng, trong quá trình quay chú ý điều chỉnh than để nhiệt toả đều; khi bì lợn chín phải dùng cây nhọn để châm vào để bì không bị nứt; khi lợn chín tới người ta nhấc ra đợi đến khi nguội thì chặt, lúc chặt người ta xếp lớp bì lên mặt đĩa cho đẹp và dễ ăn. Thịt lợn quay chấm với nước xì dầu là ngon nhất.

Thịt vịt quay

Vịt quay là món ăn ngon nổi tiếng ở Lạng Sơn. Để có được con vịt quay ngon người ta phải chọn loại vịt bầu, giống vịt Trung Quốc, mình to thịt dày. Một con vịt thường được quay từ 40 - 60 phút, tuỳ thuộc vào trọng lượng vịt và mức độ nóng của than. Quy trình quay vịt gồm: Thịt vịt, làm sạc lông, moi hết nội tạng; xiên đòn từ dưới phao câu lên ức con vịt, buộc cố định chân và cổ vào đòn; cho gia vị vào bụng vịt (lá mác mật, gừng băm nhỏ, tàu choong, giấm, muối…) rồi khâu kín lại; đem quay vịt trên than hồng, khi bì vịt nóng lên người ta bắc ra và quét mật ong đều, để khi chín bì vịt có màu vàng và thơm; tiếp đó người ta quay đến khi thịt chín tới thì nhấc ra, chờ vịt bớt nhiệt thì đem chặt.

Khau nhục

Khau nhục là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ của người Tày, Nùng nhất là trong đám cưới. Quy trình làm khau nhục rất công phu và cầu kỳ: Chọn thịt lợn ba chỉ, độ dày thịt vừa phải, trọng lượng một miếng khoảng 0,5 - 0,6kg; cạo sạch lông rồi luộc chín thịt; dùng que nhọn châm khắp bì rồi ngâm miếng thịt vào chậu giấm; tẩm miếng thịt trong gia vị gồm húng lìu, xì dầu, nước mắm; chao vàng miếng thịt; gia vị đi kèm với khau nhục bao gồm tàu soi, tàu choong, tàu phù nhĩ, khoai môn hoặc khoai lang, tỏi giã nhuyễn… (để gia vị lót dưới đáy bát, đặt miếng khau nhục lên trên); thái miếng thịt thành 8 miếng (tương ứng 1 mâm cỗ có 8 người), đặt thịt lên trên da vị; lật bát khau nhục vào một bát khác, để phần thịt nằm ở dưới, gia vị nằm bên trên; cho khau nhục vào nồi hấp cách thuỷ khoảng 3 - 4 giờ, khi nào thịt chín nhừ là xong; khi ăn người ta lật khau nhục sang một bát khác để gia vị nằm bên dưới, thịt nằm bên trên.

Phở chua

Phở chua là món ăn có vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay và bùi bùi; ăn nhiều không sợ ngấy. Quy trình làm phở chua: bánh phở tươi thái nhỏ, xóc qua nước cho tơi sợi phở; trộn phở với giá đỗ xanh, thịt xá xíu, lạc rang nhỏ, nước lủ; xếp trứng vịt đã luộc lên trên mặt phở; thêm rau thơm như mùi tàu, mùi ta, ớt lên trên đĩa phở. Ngoài phở chua, ở Lạng Sơn còn rất nhiều món phở đặc trưng như: Phở xương, phở vịt quay, phở xá xíu, phở lạp sườn…

Theo thegioidisan.vn

Tỉnh thành Lạng Sơn

Lạng Sơn
"Ai lên xứ Lạng cùng anh/Bõ công bác mẹ sinh thành ra em".

Điểm đến Lạng Sơn Xem thêm

Mẫu Sơn
Mẫu Sơn được biết đến là khu nghỉ dưỡng từ thời Pháp thuộc, nằm ở tỉnh Lạng Sơn.
Ải Chi Lăng
Với địa thế hiểm yếu, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành tự nhiên ngăn chặn các cuộc xâm lăng từ phương Bắc.
Thung lũng hoa Bắc Sơn
Với bạt ngàn hoa trên nền những dẫy núi đá vôi hùng vĩ, thung lũng hoa Bắc Sơn đã đẹp lại còn thú vị hơn với những trang trí mùa...
 Lên Mẫu Sơn
Chúng tôi lên Mẫu Sơn. Cảm giác từ trên cao nhìn xuống bốn bề núi non trùng điệp trong mây thật đặc biệt. Con đường dài trên 15...
Đền Tả Phủ - Lạng Sơn
Đền Tả Phủ nằm ở trung tâm phố chợ Kỳ Lừa thuộc phường Hoàng Văn Thụ được xây từ năm Chính Hòa thứ 4 (1683) thờ Tả đô đốc Hán...
Ghé thăm Di tích danh thắng Tam Thanh
Di tích Tam Thanh nằm trong quần thể di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh, núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc, là “Đệ nhất bát cảnh” trong...
Vẻ đẹp Bắc Sơn
Với những người yêu nhiếp ảnh và những người có đam mê du lịch thì cái tên thung lũng Bắc Sơn không còn xa lạ.
Để Lễ hội Gội đầu trở thành sản phẩm du lịch độc đáo
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những đời sống văn hóa tinh thần cùng những hoạt động văn hóa tín ngưỡng đặc...
Lạng Sơn: Điểm đến du lịch tâm linh trong dịp Tết Nguyên đán
Một trong những điểm hấp dẫn du khách đến với Lạng Sơn mỗi dịp Tết đến, Xuân về là các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn...

Ẩm thực Lạng Sơn Xem thêm

Đặc sản xứ Lạng nhất định phải thử
Vịt quay; phở chua; nem nướng Hữu Lũng; bánh ngải... là những đặc sản nhất định phải thử khi đến xứ Lạng.
Măng vầu xào thịt lợn hun khói - món ngon khó cưỡng của người Lạng Sơn
Người dân vùng cao Lạng Sơn chỉ cần vào rừng đào những búp măng nằm ẩn dưới lớp lá cây là đã có món ngon.
Ngon nức tiếng 5 đặc sản ở Lạng Sơn
Lạng Sơn không chỉ có núi non hùng vĩ, cảnh đẹp thơ mộng níu chân du khách. Nơi đây còn có những món ngon đặc sản, cũng chính là...
Bún ngô - Món quà ẩm thực Xứ Lạng
Nếu miến dong là tặng phẩm của đất Cao Bằng, bánh đa cua là đặc sản của Hải Phòng thì khi đến với Xứ Lạng, du khách có thể mua...
Lên Mẫu Sơn thưởng thức gà sáu cựa
Đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cao hơn 1.500m so với mực nước biển, là xứ sở của mây, gió và sương mù quanh năm. Nơi đây không chỉ khí...
Những món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn
Lạng Sơn là mảnh đất sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày và Nùng, hai dân tộc này đã có công khai khẩn đất đai vẽ nên hình hài...
Đặc sản Lạng Sơn: Bánh áp chao ngày đầu đông lành lạnh tuyệt ngon
Bánh áp chao là một đặc sản có cái tên và hương vị lạ lùng khiến du khách ấm lòng ngày đông giữa phố phường Lạng Sơn tấp...
Những món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn
Lạng Sơn là mảnh đất sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày và Nùng, hai dân tộc này đã có công khai khẩn đất đai vẽ nên hình hài...
“Pẻng tải” - Món bánh đen sì, ngọt mà không ngấy của người Tày - Nùng
“Pẻng tải” (bánh gai) là món bánh quen thuộc không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày - Nùng (Lạng Sơn) dịp Rằm tháng...

Trải nghiệm Lạng Sơn Xem thêm

Hấp dẫn trải nghiệm 'Lạng Sơn - Đêm huyền bí'
Bên cạnh tiềm năng du lịch tâm linh, du lịch mua sắm vùng biên mậu, tỉnh Lạng Sơn còn sở hữu hệ thống hang động đẹp, trong đó...
Chinh phục đỉnh Phia Po
So với những địa điểm nổi tiếng được giới trẻ đam mê trekking (loại hình thể thao leo núi) liệt kê vào danh sách "phải chinh...
Bắc Sơn rực rỡ mùa vàng
Cứ đến mùa lúa chín, thường tháng 7 và tháng 11 dương lịch hàng năm, cả thung lũng khoác lên một màu vàng óng, rực rỡ.
Ảnh: Ngỡ ngàng vẻ yên bình ở làng đá nơi biên giới xứ Lạng
Chìm trong không gian của đá, làng đá Thạch Khuyên, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) mang vẻ đẹp nguyên sơ, yên bình nơi biên...
Lạng Sơn có thung lũng hoa lớn nhất Việt Nam
Được mở rộng diện tích gấp 5 lần so với năm 2017, Thung lũng hoa Bắc Sơn hiện có diện tích 20ha, là thung lũng hoa lớn nhất Việt...
Kinh nghiệm du lịch Lạng Sơn từ A đến Z
Làm thế nào để có một chuyến du lịch Lạng Sơn trọn vẹn? Hãy cùng tìm hiểu những gợi ý nhỏ sau đây:

Cẩm nang du lịch Lạng Sơn Xem thêm

Những kinh nghiệm du Lịch Bắc Sơn – Lạng Sơn không thể bỏ qua
Bắc Sơn – “Quê hương cách mạng, quê hương anh hùng” là cái tên không xa lạ trong các trang sử sách lừng lẫy của dân tộc, là huyện...
Điểm danh 4 "Vạn Lý Trường Thành" nổi tiếng của Việt Nam
Không cần đi đâu xa, 4 địa danh được coi là "Vạn Lý Trường Thành Việt Nam" cũng đẹp mê hồn, đủ sức cho bạn những trải nghiệm khó...
Mẫu Sơn trắng xóa trong băng giá
Nhiệt độ sáng 31/12 tiếp tục xuống âm một, băng trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) kết dày hơn, tạo nhiều hình thù kỳ lạ.
Đến xứ Lạng, đừng bỏ qua những điểm dừng chân này
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”, chỉ 1 câu ca dao mà đã nói lên nét đẹp của xứ Lạng.