Điểm đến

Chùa Tân Thanh: Cột mốc tâm linh nơi biên cương phía Bắc

11:25 - 21/06/2021
Chùa Tân Thanh không chỉ là nơi đáp ứng đời sống tâm linh, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của người dân địa phương mà còn có ý nghĩa lớn trong việc khẳng định chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.

Trên khắp dải đất Việt Nam từ biên cương đến nơi hải đảo, ở đâu cũng có những ngôi chùa với nét kiến trúc thuần Việt, thể hiện nền văn hóa đất nước và khát vọng hướng thiện, lòng từ bi theo tinh thần Phật giáo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam. Chùa Tân Thanh được hình thành cũng từ chính nguồn mạch ấy.

Được khởi công năm 2015, chùa Tân Thanh gồm 3 khu: điện thờ chính (cung Tam Bảo), điện thờ Đức Thánh Trần, điện thờ Đức Thánh Mẫu và Tam Quan. Trong khuôn viên chùa có trên 100 pho tượng và khoảng 1.000 cây xanh các loại, trong đó gần một nửa là những cây hoa đào bung cánh rực rỡ mỗi dịp Xuân về.

Tọa hướng Đông Bắc - Tây Nam, chùa Tân Thanh nằm trên thế đất đẹp với bên trái có núi hình rồng chầu, bên phải có núi hình voi phục, phía sau thế núi như ngai rồng... Chùa Tân Thanh được dựng trên vùng đất cao nhìn ra cửa khẩu Tân Thanh và cách đường biên giới chỉ khoảng 300 mét. Đây được coi là ngôi chùa sát với đường biên giới nhất của nước ta.

Ngôi chùa được thiết kế theo kiến trúc thuần Việt, toàn bộ hệ thống cột là gỗ lim; đầu đao mái ngói... thể hiện bản sắc truyền thống của dân tộc

Chị Nguyễn Hạnh Trang (du khách người Hà Nội) chia sẻ: “Điều đầu tiên tôi cảm nhận khi đến ngôi chùa này là không khí trong lành. Thú vị hơn cả là nó nằm ngay chợ Tân Thanh, ở ngay sát biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tôi và gia đình khi đến đây đã được trải nghiệm rất nhiều, kết hợp mua sắm, tham quan, vãn cảnh chùa và được biết thêm rất nhiều điều thú vị”.

Từ xa nhìn lại, cổng chùa Tân Thanh sừng sững với Tam quan chồng diêm lợp ngói mũi hài, mái đao đầu rồng đặc trưng ở các ngôi chùa Việt truyền thống. Đến chiêm bái chùa, du khách đều nhận thấy nơi đây có rất nhiều điểm nhấn từ kiến trúc thuần Việt đặc sắc, hài hòa với cảnh quan tổng thể, cách trang trí cảnh quan, cách bố trí các khu thờ tự, bài trí trong các điện thờ... Đặc biệt là tất cả câu đối, hoành phi trong chùa đều hoàn toàn là chữ thư pháp Việt.

Bước vào chùa, phía tay phải của du khách là đền thờ Quan Trấn Ải - nơi tưởng nhớ công lao biết bao anh hùng đã hy sinh xương máu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trong chùa có bức hoành phi lớn chạm hai câu thơ “Trấn Ải Tân Thanh trung nghĩa lưu sử sách - Non sông Đại Việt trường tồn mãi nghìn thu” như lời nhắc nhở và khẳng định về chủ quyền bờ cõi nước Nam.

Đại đức Thích Bản Chung, người trông nom quản lý chùa Tân Thanh, cho biết: “Khi ở đây chúng tôi thấy cuộc sống rất an yên, là một ngôi chùa nơi địa đầu tổ quốc. Hằng ngày tụng niệm để cầu nguyện cho quốc thái dân an, trong tâm tôi cũng cảm nhận rằng đây là ngôi chùa đem lại sự an lạc cho mình và cho rất nhiều người đến với ngôi chùa này. Ngoài tu hành, chúng tôi cũng tổ chức hướng đạo cho nhân dân và du khách thập phương xa gần đến với chùa để hiểu hơn về ý nghĩa của ngôi chùa này. Cảm giác chung của rất nhiều du khách khi đến đây đó là khi ra về tâm đều được bình an, an lạc”.

Trên tất cả các viên gạch xây dựng nên chùa đều được đúc dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam"

Đứng trên hiên chùa nhìn ngược xuống Tam quan, đất trời, núi non và con người dường như hòa làm một. Thoảng trong gió, tiếng chuông chùa vang vọng càng làm cho không gian trong chùa như an yên, mang đến cảm giác thư thái cho Phật tử.

Thượng tọa Thích Quảng Truyền (Uỷ viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Phó Trưởng ban Trị sự Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn), trụ trì chùa Tân Thanh cho biết: Ngôi chùa có một điểm hết sức đặc biệt, đó là mỗi viên gạch xây dựng đều được đúc nổi dòng chữ “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, khẳng định ngôi chùa không chỉ là một địa chỉ tâm linh, văn hoá mà còn là cột mốc chủ quyền vững chãi nơi biên cương của Tổ quốc.

“Khi xây dựng chùa tôi là người thiết kế, và đưa ra ý tưởng tất cả viên gạch xây dựng chùa đều được đúc chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Phật Lịch 2559 khởi tạo chùa Tân Thanh”. Đây là cột mốc văn hóa, cột mốc chủ quyền thể hiện nền văn hóa của người Việt, không gì có thể thay đổi được, thời gian có thể làm mục nát, làm hư hỏng nhiều thứ, nhưng cột mốc văn hóa tâm linh này muôn đời không bao giờ mất đi”, Thượng tọa Thích Quảng Truyền nói.

Đứng trên hiên chùa phóng tầm mắt thu hết cả đất trời. Trong tiếng chuông ngân... cảm giác như thiên nhiên và con người hòa làm một

Dù chỉ mới được xây dựng và khánh thành vài năm trở lại đây nhưng chùa Tân Thanh đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh. Với vẻ tráng lệ cùng kiến trúc thuần Việt, chùa Tân Thanh khiến du khách luôn muốn được ghé thăm, dâng nén tâm nhang cầu nguyện cho quốc thái dân an và gửi gắm ước nguyện biên cương bình yên, giàu mạnh...

Như chia sẻ của Thượng tọa Thích Quảng Truyền: “Với vị thế, văn hóa của ngôi chùa nhắc nhở tất cả mọi người trong đó có bạn bè quốc tế rằng chúng ta phải yêu chuộng hòa bình. Tôi mong tất cả mọi người có một ngày nào đó đến với Tân Thanh, đến với Lạng Sơn, đến với địa đầu Tổ quốc để chúng ta thấy yêu giang sơn hơn, để quý trọng hơn hòa bình, để chúng ta nhìn nhận lại chính mình, để chúng ta thấy có trách nhiệm hơn với Tổ quốc, với dân tộc, cùng nhau hoàn thiện, xây dựng quê hương đất nước ngày càng ấm no, ngày càng phồn vinh”.

Theo VOV.VN

Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV

Tỉnh thành Lạng Sơn

Lạng Sơn
"Ai lên xứ Lạng cùng anh/Bõ công bác mẹ sinh thành ra em".

Điểm đến Lạng Sơn Xem thêm

Mẫu Sơn
Mẫu Sơn được biết đến là khu nghỉ dưỡng từ thời Pháp thuộc, nằm ở tỉnh Lạng Sơn.
Ải Chi Lăng
Với địa thế hiểm yếu, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành tự nhiên ngăn chặn các cuộc xâm lăng từ phương Bắc.
Thung lũng hoa Bắc Sơn
Với bạt ngàn hoa trên nền những dẫy núi đá vôi hùng vĩ, thung lũng hoa Bắc Sơn đã đẹp lại còn thú vị hơn với những trang trí mùa...
 Lên Mẫu Sơn
Chúng tôi lên Mẫu Sơn. Cảm giác từ trên cao nhìn xuống bốn bề núi non trùng điệp trong mây thật đặc biệt. Con đường dài trên 15...
Đền Tả Phủ - Lạng Sơn
Đền Tả Phủ nằm ở trung tâm phố chợ Kỳ Lừa thuộc phường Hoàng Văn Thụ được xây từ năm Chính Hòa thứ 4 (1683) thờ Tả đô đốc Hán...
Ghé thăm Di tích danh thắng Tam Thanh
Di tích Tam Thanh nằm trong quần thể di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh, núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc, là “Đệ nhất bát cảnh” trong...
Vẻ đẹp Bắc Sơn
Với những người yêu nhiếp ảnh và những người có đam mê du lịch thì cái tên thung lũng Bắc Sơn không còn xa lạ.
Để Lễ hội Gội đầu trở thành sản phẩm du lịch độc đáo
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những đời sống văn hóa tinh thần cùng những hoạt động văn hóa tín ngưỡng đặc...
Lạng Sơn: Điểm đến du lịch tâm linh trong dịp Tết Nguyên đán
Một trong những điểm hấp dẫn du khách đến với Lạng Sơn mỗi dịp Tết đến, Xuân về là các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn...

Cẩm nang du lịch Lạng Sơn Xem thêm

Những kinh nghiệm du Lịch Bắc Sơn – Lạng Sơn không thể bỏ qua
Bắc Sơn – “Quê hương cách mạng, quê hương anh hùng” là cái tên không xa lạ trong các trang sử sách lừng lẫy của dân tộc, là huyện...
Điểm danh 4 "Vạn Lý Trường Thành" nổi tiếng của Việt Nam
Không cần đi đâu xa, 4 địa danh được coi là "Vạn Lý Trường Thành Việt Nam" cũng đẹp mê hồn, đủ sức cho bạn những trải nghiệm khó...
Mẫu Sơn trắng xóa trong băng giá
Nhiệt độ sáng 31/12 tiếp tục xuống âm một, băng trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) kết dày hơn, tạo nhiều hình thù kỳ lạ.
Đến xứ Lạng, đừng bỏ qua những điểm dừng chân này
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”, chỉ 1 câu ca dao mà đã nói lên nét đẹp của xứ Lạng.

Ẩm thực Lạng Sơn Xem thêm

Đặc sản xứ Lạng nhất định phải thử
Vịt quay; phở chua; nem nướng Hữu Lũng; bánh ngải... là những đặc sản nhất định phải thử khi đến xứ Lạng.
Măng vầu xào thịt lợn hun khói - món ngon khó cưỡng của người Lạng Sơn
Người dân vùng cao Lạng Sơn chỉ cần vào rừng đào những búp măng nằm ẩn dưới lớp lá cây là đã có món ngon.
Ngon nức tiếng 5 đặc sản ở Lạng Sơn
Lạng Sơn không chỉ có núi non hùng vĩ, cảnh đẹp thơ mộng níu chân du khách. Nơi đây còn có những món ngon đặc sản, cũng chính là...
Bún ngô - Món quà ẩm thực Xứ Lạng
Nếu miến dong là tặng phẩm của đất Cao Bằng, bánh đa cua là đặc sản của Hải Phòng thì khi đến với Xứ Lạng, du khách có thể mua...
Lên Mẫu Sơn thưởng thức gà sáu cựa
Đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cao hơn 1.500m so với mực nước biển, là xứ sở của mây, gió và sương mù quanh năm. Nơi đây không chỉ khí...
Những món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn
Lạng Sơn là mảnh đất sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày và Nùng, hai dân tộc này đã có công khai khẩn đất đai vẽ nên hình hài...
Đặc sản Lạng Sơn: Bánh áp chao ngày đầu đông lành lạnh tuyệt ngon
Bánh áp chao là một đặc sản có cái tên và hương vị lạ lùng khiến du khách ấm lòng ngày đông giữa phố phường Lạng Sơn tấp...
Những món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn
Lạng Sơn là mảnh đất sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày và Nùng, hai dân tộc này đã có công khai khẩn đất đai vẽ nên hình hài...
“Pẻng tải” - Món bánh đen sì, ngọt mà không ngấy của người Tày - Nùng
“Pẻng tải” (bánh gai) là món bánh quen thuộc không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày - Nùng (Lạng Sơn) dịp Rằm tháng...

Văn hóa Lạng Sơn Xem thêm

Lạng Sơn đăng cai Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2021
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành quyết định về việc tổ chức Ngày hội VHTT&DL các dân tộc vùng Đông Bắc lần...
Độc đáo nghề làm ngói âm dương của người Tày, Nùng xứ Lạng
Xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử mà còn nổi tiếng với nghề làm mái ngói âm...
Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày khởi nghĩa Bắc Sơn
Khởi nghĩa Bắc Sơn là mốc son chói lọi trong lịch sử đánh giặc cứu nước của dân tộc ta, là tiếng súng đầu tiên báo hiệu thời kỳ...
Hội Háng Pỉnh dịp trăng rằm của người Tày, Nùng
Ngày 12/8 âm lịch hàng năm, đồng bào Tày, Nùng rộn ràng đi trẩy hội Háng Pỉnh hay còn gọi là “hội bánh nướng”. Đến với hội Háng...
Nghệ nhân Ưu tú Hà Mai Ven - Chim sơn ca của hát Sli slình làng Xứ Lạng
Xứ Lạng - mảnh đất nơi địa đầu của Tổ quốc thơ mộng và hùng vĩ với mây núi có những làn điệu Then, Sli, Lượn Tày Nùng ngọt ngào,...
Giá trị trường tồn của Di sản Thực hành Then
Hát then đàn tính là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc Tày, Nùng, Thái, xuất hiện lâu đời ở các tỉnh...
Lễ Lẩu Then của người Tày
Sinh sống lâu đời trên vùng đất địa đầu tổ quốc, đồng bào dân tộc Tày, tỉnh Lạng Sơn hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa...
Để hát Then Tày, Nùng lan tỏa trong cộng đồng
Hát then là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào Tày, Nùng các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Thời gian qua,...
Lạng Sơn: Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Tối 10/9, Tỉnh đoàn Lạng Sơn phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Lạng Sơn tổ chức "Đêm hội Trăng Rằm xứ Lạng" năm 2019 và tặng...

Trải nghiệm Lạng Sơn Xem thêm

Hấp dẫn trải nghiệm 'Lạng Sơn - Đêm huyền bí'
Bên cạnh tiềm năng du lịch tâm linh, du lịch mua sắm vùng biên mậu, tỉnh Lạng Sơn còn sở hữu hệ thống hang động đẹp, trong đó...
Chinh phục đỉnh Phia Po
So với những địa điểm nổi tiếng được giới trẻ đam mê trekking (loại hình thể thao leo núi) liệt kê vào danh sách "phải chinh...
Bắc Sơn rực rỡ mùa vàng
Cứ đến mùa lúa chín, thường tháng 7 và tháng 11 dương lịch hàng năm, cả thung lũng khoác lên một màu vàng óng, rực rỡ.
Ảnh: Ngỡ ngàng vẻ yên bình ở làng đá nơi biên giới xứ Lạng
Chìm trong không gian của đá, làng đá Thạch Khuyên, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) mang vẻ đẹp nguyên sơ, yên bình nơi biên...
Lạng Sơn có thung lũng hoa lớn nhất Việt Nam
Được mở rộng diện tích gấp 5 lần so với năm 2017, Thung lũng hoa Bắc Sơn hiện có diện tích 20ha, là thung lũng hoa lớn nhất Việt...
Kinh nghiệm du lịch Lạng Sơn từ A đến Z
Làm thế nào để có một chuyến du lịch Lạng Sơn trọn vẹn? Hãy cùng tìm hiểu những gợi ý nhỏ sau đây:

Tin tức Lạng Sơn Xem thêm

Lạng Sơn: Khai thác giá trị văn hóa bản địa phục vụ du lịch
Tỉnh biên giới Lạng Sơn có nhiều dân tộc anh em như Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa.... cùng chung sống từ lâu đời tạo nên bản sắc văn...
Lạng Sơn: Khởi công Dự án Quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn
Sáng 20/5, UBND tỉnh Lạng Sơn đã khởi công dự án Quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn tại đỉnh Mẫu Sơn, huyện Lộc...
Đưa "Hoa Đào xứ Lạng" thành thương hiệu du lịch của Lạng Sơn
Lạng Sơn vốn nổi tiếng là xứ sở của hoa đào. Trên đà phát triển, hội nhập, "hoa đào xứ Lạng" từng bước được nâng tầm, trở thành...
Lạng Sơn: Băng giá bao phủ trên đỉnh Mẫu Sơn, dự báo kéo dài tới giữa tuần
Sáng nay, vào lúc 10h, tại đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn), nhiệt độ đã giảm xuống âm 1 độ, băng giá bao phủ dày đặc.
Lên Mẫu Sơn ăn tết người Dao
Từ bao đời nay, người Dao ở xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) luôn có ý thức giữ bản sắc văn hoá dân tộc, không pha...
Ngày xuân đến Bắc Sơn nghe hát ví Tày
Bạn đã bao giờ đến “thung lũng vàng” Bắc Sơn nơi xứ Lạng? Đây là vùng đất phong cảnh hữu tình với những thảm lúa chín vàng trải...
Lạng Sơn: Công bố Biểu trưng và Khẩu hiệu du lịch
Sáng 15/12, Sở văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức công bố Biểu trưng (Logo) và Khẩu hiệu (Slogan) du lịch của tỉnh...
Lạng Sơn triển khai chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành kế hoạch về việc triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, phương án đón...
Lạng Sơn: Phát hiện mộ táng trẻ em niên đại 11.000 năm
Được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) phối hợp Bảo tàng...