Điểm đến

Cung điện Khan của Azerbaijan được công nhận là Di sản thế giới

07:32 - 09/07/2019
Trung tâm lịch sử Sheki của Azerbaijan cùng với Cung điện Khan của nước này được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO tại một cuộc họp của Ủy ban Di sản Thế giới ở Baku ngày 8/7/2019.

Thành phố Sheki. Ảnh: Maureen O'Hare/CNN 

Trước khi nổi tiếng về dầu mỏ, Azerbaijan là xứ sở của tơ lụa và gia vị. 

Nằm tại nơi châu Âu và châu Á gặp nhau, giáp với biển Caspi và dãy núi Kavkaz, Azerbaijan là hành trình quan trọng trên con đường tơ lụa, mạng lưới giao thương cổ xưa nối phương Đông và phương Tây. 

Đến thế kỷ 19, thành Sheki nằm trên con đường tơ lụa xuyên qua phía tây bắc Azerbaijan, trở thành một trung tâm quốc tế về sản xuất tơ lụa. 

Ngày nay, đây là một trong những thành phố đẹp nhất của Azerbaijan, với những con đường rải sỏi và kiến trúc thời trung cổ: một nơi ẩn dật tươi mát tránh khỏi sự khô cằn ở phía nam.

Ít được nhắc tới trong các tour du lịch, nhưng chuyện này sẽ thay đổi vì vào tháng 7/2019, trung tâm lịch sử của thành phố và cung điện Khan nơi đây đã trở thành Di sản thế giới UNESCO.

Cung điện Khan, Sheki, Azerbaijan. Ảnh: Maureen O'Hare/CNN  

Lữ quán ven đường Caravanserai 

Tít trên dãy núi Kavkaz, lọt giữa những ngọn núi phủ đầy rừng, khuất tầm mắt của thế giới bên ngoài, 5 lữ quán ven đường Caravanserai là nơi nghỉ chân của các nhà buôn và đoàn ngựa thồ của họ trên đường tới Tbilisi hoặc Baku.

Những lữ quán ven đường này đã từng nằm rải rác trên Con đường tơ lụa và khách du lịch ngày nay đến Azerbaijan - đã có kỷ lục 2,8 triệu khách du lịch quốc tế vào năm 2018 - có thể ngả lưng trong một caravanserai thế kỷ 18 đích thực: khách sạn Yukhari Karavansaray. 

Là một pháo đài nhỏ nằm giữa phố M.F. Axundov trong thành cổ Sheki, lối vào khách sạn phải đi qua một ô cửa gỗ nguyên bản đồ sộ.  

Bên trong là một lối đi vòm cuối hai tầng bao quanh một sân giữa yên bình, vốn là sân buộc lạc đà của các thương nhân, nhưng bây giờ chỉ có rải rác cây và ghế ngồi.

Ảnh: Maureen O'Hare/CNN

Phòng nghỉ nằm ở tầng một. Đồ đạc không thể phủ nhận là rất đơn sơ, có thể có từ thời Xô Viết. Giá phòng nghỉ vì thế khởi điểm chỉ 30 Manats (khoảng 18 đôla) một đêm, một cái giá rẻ đối với một trải nghiệm lịch sử đích thực.  

Ảnh: Maureen O'Hare

Trần gạch uốn cong trong các phòng và những ô cửa sổ nhỏ khiến cho không cần điều hòa vào mùa hè, mặc dù mùa đông có thể bị lạnh một chút. 

Có nhiều lựa chọn chỗ ở sang trọng hơn trong thị trấn cho những người chọn nghỉ ở nơi khác nhưng vẫn muốn đến thăm các lữ quán caravanserai. Họ có thể khám phá nơi này từ giữa trưa tới 7 giờ tối.

Có một nhà hàng sân vườn lớn ở phía sau và một quán trà tường ốp đá đầy hoài niệm. 

Cung của các Khan ở Sheki

Cung Khan. Ảnh: Maureen O'Hare/CNN 

Cách đó không xa, trên đỉnh đồi là điểm thu hút khách du lịch hàng đầu của Sheki, cung điện mùa hè của các Khan, những người trị vì khu vực Kavkaz này từ năm 1743 đến năm 1819.

Được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, tòa nhà hai tầng này có nội thất và ngoại thất tuyệt vời. Gỗ Nga, kính màu Pháp, gốm Ottoman và gương Iran đã được phối hợp hoàn hảo để tạo nên kiệt tác cân xứng này.

Mặt tiền cung điện được bao phủ một phần lớn bởi một bức tranh khảm bằng kính nhiều màu đặt trong một lưới mắt cáo gỗ, được gọi là shebeke, hoàn toàn không dùng đinh hoặc keo để gắn. Ví dụ về nghệ thuật shebeke có thể thấy trong khắp Sheki.

Bên trong, trên tường của sáu gian phòng là những bức bích họa tinh tế vẽ hoa, động vật, trận chiến và cảnh săn bắn.

Sự xuất hiện của người Nga vào đầu thế kỷ 19 có thể đã chấm dứt chế độ Khan, nhưng cung điện và những khu vườn yên bình bên ngoài vẫn còn tồn tại để làm hài lòng du khách.

Bảo tàng Nghệ thuật Dân gian và Ứng dụng ở Sheki. Ảnh: Maureen O'Hare/CNN 

Sheki có một lịch sử lâu dài về sự đa dạng tôn giáo, với nhiều nhà thờ Kitô giáo và Hồi giáo.

Cách thị trấn vài km về phía bắc, Nhà thờ Kish - hoàn thành vào thế kỷ thứ nhất CE và gần đây nhất trở thành nhà thờ của người Albania ở Kavkaz  - là một trong những nhà thờ lâu đời nhất của đất nước. 

Dọc theo các phố chính của Sheki có nhiều cửa hàng lưu niệm bán đồ gốm, ấm samovar và khăn quàng cổ lụa. 

Piti, món thịt hầm hầm ăn với bánh mì, là đặc sản địa phương, còn halva - món bánh dẻo hạt là ngon nhất tại cửa hàng Aliahmed Sweets. 

Người dân địa phương đều tới Aliahmed Sweets để mua bánh kẹo. Ảnh: Maureen O'Hare/CNN 

Bên ngoài thành phố, những con đường từng là tuyến đường tơ lụa vẫn tấp nập người buôn bán. 

Với việc thành cổ Sheki và cung điện Khan của Azerbaijan được công nhận là Di sản thế giới, vùng đất tơ lụa này sẽ trở lại vô cùng sôi động trên bản đồ du lịch thế giới.

Lương Anh, theo CNN

Điểm đến Di sản thế giới UNESCO Xem thêm

Hoàng thành Thăng Long
Điểm đến yêu thích của những người đam mê lịch sử và khảo cổ khi tới Hà Nội.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An: Độc đáo, giá trị và đặc trưng
Ngày 26.5.2009, tại đảo Jeju - Hàn Quốc, Ủy ban Điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận Cù...

Cẩm nang du lịch Di sản thế giới UNESCO Xem thêm

Những bức ảnh chứng minh vì sao "Hội An là thành phố tốt nhất thế giới năm 2019"
Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam mới đây được tạp chí du lịch Travel + Leisure bình chọn là thành phố tốt nhất thế giới năm 2019....

Văn hóa Di sản thế giới UNESCO Xem thêm

Italy có thêm một Di sản thế giới được UNESCO công nhận
Italy đã trở thành quốc gia có nhiều Di sản thế giới nhất được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công...
UNESCO công nhận hơn 10 cổng vòm thời Trung cổ của Italy là Di sản thế giới
Ngày 28/7, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận 12 bộ cổng vòm thời Trung cổ và các công...
Kỷ niệm 20 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần hai
Tối 12 - 1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 20 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên...
Ngạc nhiên lý do UNESCO thẳng tay loại lễ hội hóa trang Bỉ khỏi danh sách di sản thế giới
Từng được công nhận là Di sản Văn hóa UNESCO, nhưng giờ đây Lễ hội hóa trang Aalst, Bỉ lại bị đưa ra khỏi danh sách.
UNESCO ghi danh di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam
Ngày 12/12, UNESCO đã ghi danh di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật...
Lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận văn hóa Óc Eo là di sản thế giới
Khu vực đề cử sẽ gồm 3 khu vực là Khu di tích Óc Eo-Ba Thê (An Giang), Khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang) và Khu di tích Gò Tháp...
Kiến trúc tổng hòa độc đáo góp phần làm nên diện mạo "Thành phố vì hòa bình"
20 năm đã trôi qua kể từ ngày Hà Nội được UNESCO công nhận là “Thành phố vì hòa bình” (16.7.1999-16.7.2019). TS - KTS Đào Ngọc...
Giữ gìn nét đẹp Ca trù
Ca trù là một nét văn hóa độc đáo của Việt Nam, là di sản văn hóa phi vật thể UNESCO. Tại Hà Nội có một giáo phường nhiều thế hệ,...
Tự hào Hà Nội - “Thành phố vì hòa bình”
Ngày 16.7.2019 đánh dấu tròn 20 năm kể từ ngày Hà Nội, thành phố duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được UNESCO trao...

Tin tức Di sản thế giới UNESCO Xem thêm

Nghỉ lễ Giỗ Tổ: Hơn 10.000 du khách đến Hội An mỗi ngày
Với nhiều hoạt động, sự kiện đặc sắc cùng nhiều chính sách kích cầu du lịch, những ngày qua, Di sản Văn hóa thế giới Hội An đã...
UNESCO ghi danh Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại
Tại phiên họp trực tuyến sáng ngày 15/12 của Kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi...
Đề cử 'Hoàng Hoa sứ trình đồ' là di sản tư liệu thế giới
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới tại Việt Nam về việc đề cử "Hoàng Hoa sứ trình đồ" là di...
Lập hồ sơ 2 di sản văn hóa tiêu biểu trình UNESCO
Ngày 20/10/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản 7611/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về...
Đưa Khu di tích Óc Eo - Ba Thê vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam gửi Báo cáo...
Hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Cửu đỉnh Huế là di sản tư liệu thế giới
Trung tâm Di tích cố đô Huế cho biết đã hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xem xét cho ý kiến trước khi đệ...
Google mở tour du lịch ảo tới các di sản thế giới được UNESCO công nhận
Người dùng có thể thỏa sức khám phá đỉnh Kilimanjaro (Tanzania), lăng Taj Mahal (Ấn Độ), Công viên quốc gia Yosemite (California,...
 Bánh mỳ baguette 'cạnh tranh' danh hiệu di sản phi vật thể của UNESCO
CNN đăng tải, bánh mỳ baguette - một trong những biểu tượng của ẩm thực và văn hóa Pháp, rất có thể sẽ nhanh chóng có tên trong...
Nhật Bản có thêm một di sản văn hóa phi vật thể
Tại cuộc họp trực tuyến của Ủy ban liên chính phủ thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra ngày...