19 cái tên có trong danh sách Di sản thế giới mới năm 2018 của UNESCO được lựa chọn dựa trên các tiêu chí cần được bảo tồn, cũng như về ý nghĩa văn hóa, lịch sử hay khoa học. Một khi có tên trong danh sách này, đồng nghĩa với việc địa điểm đó sẽ được bảo vệ theo các điều ước quốc tế.
Công viên quốc gia Chiribiquete, Colombia tập trung đa dạng các loại động thực vật ở Amazon, đồng thời còn có những rặng núi đá tuyệt đẹp. Có từ năm 1989, tuy nhiên chỉ có một phần nhỏ của công viên được phép tiếp cận.
Ảnh: Steve Winter/UNESCO
Núi Fanjingshan của Trung Quốc năm 2018 cũng có tên trong danh sách. Nơi này nổi tiếng vì vẻ đẹp và sự đa dạng sinh học. Ngọn núi cao 2.570 mét là nơi cư ngụ của nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Ảnh: Khoa địa hình Karst, Đại học Sư phạm Quý Châu/UNESCO
Tu viện Phật giáo Sansa, Hàn Quốc bao gồm 7 tu viện ra đời từ thế kỉ thứ 7 đến thứ 9. Đây là nơi hằng ngày các tín đồ đến để thực hiện nghi lễ tôn giáo.
Thành phố Medina Azahara của Tây Ban Nha ra đời từ thế kỷ thứ 10. Nơi này từng là kinh đô của đế chế Caliphate Cordoba. Sau một cuộc nội chiến, thành phố bị bỏ hoang cho tới khi được phát hiện trở lại vào đầu thế kỷ thứ 20. Ngày nay, thành phố vẫn giữ được hệ thống cầu đường, hệ thống dẫn nước và kiến trúc cổ xưa.
Ảnh: Địa điểm khảo cổ Medina Azahara/UNESCO
Khu săn bắn Aasivissuit–Nipisat ở Greenland là nơi "quy tụ" những di tích khảo cổ 4200 năm tuổi của người Inuit.
Ảnh: Jens Fog Jensen/UNESCO
Nhà thờ Naumburg, Đức là minh chứng nổi bật cho nghệ thuật và kiến trúc đặc trưng thời trung cổ. Một số phần của nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ thứ 13.
Ảnh: Alizada Studios / Shutterstock.com
Đảo Kyushu, Nhật Bản do những người định cư Kito giáo đầu tiên tại Nhật Bản xây dựng từ giữa thế kỉ 16 đến 19. UNESCO đã công nhận khu vực phía tây bắc của đảo với các ngôi làng và nhà thờ là di sản thế giới mới.
Ảnh: Tỉnh Nagasaki
Göbekli Tepe là một ngôi đền của Thổ Nhĩ Kỳ, được xây dựng vào khoảng những năm 9600 đến 8200 TCN.
Ảnh: DAI/Dự án Göbekli Tepe
Thung lũng Tehuacán-Cuicatlán ở Mexico là nơi có đa dạng sinh học phong phú nhất Bắc Mỹ, với số lượng lớn xương rồng có nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, trong thung lũng còn có nhiều di tích khảo cổ quan trọng.
Ảnh: CHAC
Dãy núi lửa Puys, Pháp gồm 80 ngọn núi lửa không còn hoạt động trải dài trên 40 km. Du khách có thể đi tàu đến tận đỉnh cao nhất để chiêm ngưỡng cảnh quan kỳ vĩ.
Ảnh: Denis Pourcher
Dãy núi Barberton Makhonjwa, Nam Phi là "đại diện cho sự bảo tồn tốt nhất" của hệ thống núi lửa và đá trầm tích có tuổi đời 3,25 đến 3,6 tỉ năm trước, khi các lục địa đầu tiên mới bắt đầu hình thành trên Trái đất.
Ảnh: Tony Ferrar
Địa điểm khảo cổ Hedeby ở Đức chứa phần còn lại của một thị trấn với các dấu tích của các tòa nhà, con đường, nghĩa trang và bến cảng.
Ảnh: Cơ quan khảo cổ bang Schleswig-Holstein
Khu rừng Pimachiowin Aki có hệ sinh thái phong phú với sông, hồ, đầm lầy và rừng. Đây là nơi sinh sống của tổ tiên người Anishinaabeg bản địa.
Ảnh: Hidehiro Otake
Thành phố Ivrea của Italia là một thành phố công nghiệp do các kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị hàng đầu đất nước thiết kế. Thành phố được xây dựng chủ yếu từ năm 1930 đến những năm 1960. Nơi này được đánh giá là “thể hiện tầm nhìn hiện đại về mối quan hệ giữa sản xuất công nghiệp và kiến trúc”.
Ảnh: Guelpa Foundation
Loạt 8 địa điểm khảo cổ ở Iran đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Những địa điểm này lưu giữ những thông tin liên quan đến văn hóa truyền thống của đế chế Ba Tư và La Mã cổ xưa.
Các công trình mang vẻ đẹp của phong cách kiến trúc Gothic thời Victoria pha trộn với Art Deco ở thành phố Mumbai (Ấn Độ) đã được công nhận là di sản thế giới 2018.
Ảnh: Danish Siddiqui/Reuters
Địa điểm khảo cổ Thimlich Ohinga ở Kenya có khả năng được xây dựng vào thế kỷ thứ 16. Nơi này có thể từng là pháo đài và khu chăn nuôi gia súc của cư dân bản địa. Đây là địa điểm lớn nhất và được bảo tồn nguyên vẹn nhất trong số những di tích thuộc loại này còn sót lại.
Ảnh: Bảo tàng quốc gia Kenya
Nằm trên bờ biển phía đông Oman, vào giữa thế kỷ 11 và 15 Sau SN, thành phố cổ Qalhat là một thành phố cảng lớn. Ngày nay, nơi này lưu giữ nhiều bằng chứng khảo cổ độc đáo, là minh chứng cho giao thương giữa các vùng Ả-rập, Đông Phi, Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á.
Ảnh: MHC
Al-Ahsa là ốc đảo lớn nhất thế giới của Ả Rập Xê-út. Nơi này tự hào với khoảng 2,5 triệu cây chà là, và là nơi ở của con người từ thời đại đồ đá mới cho đến ngày nay.
Ảnh: François Cristofoli
Theo insider.com