Chùa Cổ Lễ nằm trên địa bàn thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Ngôi chùa không chỉ nổi tiếng với nhiều huyền tích trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, mà còn được biết đến nhờ nét độc đáo về kiến trúc.
Điểm đặc biệt của chùa Cổ Lễ có lẽ bắt đầu bằng sự độc đáo của tháp Cửu Phẩm Liên Hoa – một công trình kiến trúc được ví như đại diện cho mỹ thuật Phật giáo Việt Nam.
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa được xây dựng năm 1927. Tháp cao 32m, có 8 mặt được chạm khắc hình hoa sen nổi, đặt trên lưng một con rùa lớn, hướng mặt vào chùa. Đây được cho là một trong những công trình tháp đẹp và độc đáo nhất trong hệ thống các tháp chùa Việt Nam.
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa. Ảnh: phatgiao.org.vn
Bước vào khuôn viên chùa, khách tham quan sẽ có chút ngỡ ngàng trước phong cách kiến trúc lạ mắt của chùa Cổ Lễ. Không giống với hầu hết các ngôi chùa trên cả nước, chùa Cổ Lễ thờ Phật, nhưng lại mang dáng dấp của một thánh đường Thiên Chúa giáo, với kết cấu mái vòm, và trên trần có những bức bích họa rực rỡ.
Chùa thờ Đức Thánh tổ là Thiền sư Nguyễn Minh Không. Bức tượng tạc ngài bằng gỗ trầm hương trắng là một bảo vật quý, và đặc biệt hơn là vì được giữ gìn khá thần bí, nằm trên gác cao, bao bọc bằng kính mờ, ít ai ngắm được dung nhan ngài.
Hàng bia liệt sĩ ghi công đức của các thiền sư. Ảnh: vietnamtourism.com
Nằm dọc hai bên hành lang phía sau nhà tổ là những tấm bia ghi công đức của các liệt sĩ thiền sư khoác chiến bào cứu nước. Những tấm bia khiến cho bất cứ ai đến đây cũng đều xúc động.
Chuông Đại Hồng Chung. Ảnh: dulichbuocchanvanhoa.com
Thêm một điều độc đáo và có phần kỳ lạ nữa ở chùa Cổ Lễ đó là quả chuông chưa một lần được đánh lên được gọi là Đại Hồng Chung, cao 4,2m, nặng 9000kg.
Đây là quả chuông do nhân dân quanh vùng yêu mến chùa đúc tặng. Khi quả chuông vừa đúc xong thì kháng chiến bùng nổ, nhân dân trong vùng đề phòng sự phá hoại của giặc nên đem ngâm quả chuông xuống hồ. Đến năm 1954 chuông mới được vớt và được đặt trên bệ đá giữa hồ cho du khách tham quan từ đó đến nay.
Chùa Cổ Lễ thanh tịnh và tôn nghiêm, là nơi lưu giữ những điển tích Phật giáo gắn liền với lịch sử dân tộc, nơi kết tinh giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng đầy tự hào của dân tộc.
Thu Hiền
Dù không tổ chức Lễ hội khai ấn Đền Trần, nhưng để đáp ứng nhu cầu về tín ngưỡng, tâm linh của người dân, Ban...
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du...
Sở VH-TT-DL tỉnh Nam Định đã khẩn cấp yêu cầu chính quyền xã Bình Minh (H.Nam Trực, Nam Định) trả lại cổng...
Theo ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng BQL di tích Đền Trần, nhà đền có thể gửi ấn theo đường bưu điện hoặc có cách...
Ủy ban Nhân dân huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định tổ chức lễ khánh thành tượng đài Tổng Bí thư Trường Chinh,...
Đêm nay (31/1), chợ Viềng chính thức khai hội, nhưng ngay từ 15h chiều nay, tất cả các tuyến đường đổ về phía...
Ngày 8/10, tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện, UBND huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định tổ...
Dù việc trùng tu được thực hiện theo phương án nào, đơn vị thực hiện cũng phải là đơn vị có chuyên môn về tu...
Tỉnh Nam Định có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với hơn 1.330 di tích lịch sử văn hóa có kiến trúc độc...
Sáng nay 10/5/2019, Giáo phận nhà thờ Bùi Chu, Ban xây dựng Nhà thờ Chính tòa đã ra thông báo tạm hoãn hạ...
Trước thông tin hạ giải nhà thờ Bùi Chu (Nam Định) đang gây chú ý trong dư luận, Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn...
Hội kéo chữ là một trong những hoạt động trong Lễ hội Phủ Dầy, diễn ra ngày 12/4 (tức mùng 8/3 âm lịch) tại...