Tất bật chuẩn bị
Vừa thu hoạch xong 8ha lúa đông xuân với năng suất bình quân khoảng 6,7 tấn/ha, vợ chồng ông Chau Kích và bà Danh Thị Ngọc (hộ Khmer ở ấp Trung Sơn, thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn) khẩn trương trang hoàng lại nhà cửa để chuẩn bị mừng Tết truyền thống Chol Chnam Thmay. “30 năm trước, gia đình tôi chủ yếu làm thuê kiếm sống. Nhờ cần kiệm, chịu khó, giờ tích lũy được 80 công đất, con cái ăn học thành tài, gia đình ổn định. Vào dịp Tết Chol Chnam Thmay, bà con Khmer ở Óc Eo dọn dẹp, sửa sang lại nhà cửa, cùng nhau giúp các sư sãi, à cha ở chùa Kal Bô Prưk trang trí lại chùa. Tết Chol Chnam Thmay là dịp vui chơi thoải mái nhất. Con cháu ở xa tề tựu về nhà, cùng nhau ăn uống, ca hát, lên lễ chùa, quây quần bên nhau liên tục 3 ngày” - ông Chau Kích vui vẻ.
Dù chỉ chiếm khoảng 4% dân số Khmer trên địa bàn An Giang nhưng đồng bào Khmer khu vực núi Ba Thê (thị trấn Óc Eo) vẫn luôn nỗ lực phát triển kinh tế và giữ gìn truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer. Tương tự, bà con Khmer ở xã Vĩnh Thành và Cần Đăng (Châu Thành) dù không nhiều nhưng cũng tất bật chào đón Tết truyền thống Chol Chnam Thmay. “Bà con ở đây canh tác 3 vụ lúa/năm, kèm theo nuôi gà, nuôi heo, nuôi cá, phát triển kinh tế vườn nên đời sống tốt hơn trước. Năm nay, giá lúa đông xuân hơi thấp hơn so với năm trước nhưng bà con cũng có lời chút đỉnh. Bên cạnh mua sắm đồ đạc, bày biện trong nhà, chúng tôi cùng nhau góp tiền, góp công sửa sang, trang hoàng lại chùa Séreymeangkolsakor. Đây là ngôi chùa cổ, gắn bó rất lâu với đời sống văn hóa, tinh thần của bà con Khmer nơi đây” - ông Danh Thương (người Khmer ở xã Vĩnh Thành, Châu Thành) bộc bạch.
Tiếp thêm niềm vui
Đến với nhau từ đôi bàn tay trắng, giờ đây, vợ chồng anh Chau Rum và chị Néang Kim Huệ (xã An Tức, Tri Tôn) hưởng được thành quả sau nhiều năm lo làm ăn, phát triển kinh tế. Chị Néang Kim Huệ nổi tiếng là người nuôi heo giỏi, tận dụng hèm từ lò nấu rượu để tiết kiệm chi phí, liên tục mở rộng đàn. Trong khi đó, anh Chau Rum là người siêng học hỏi kỹ thuật mới, làm ruộng đạt hiệu quả cao. Hiện nay, anh, chị đã có được căn nhà tường vững chãi, tích cóp được 20 công đất ruộng, trồng thêm 2 công tầm vông trên núi Tà Pạ… “Sau bao năm lao động vất vả, cuộc sống chưa phải là giàu có nhưng đủ ăn, đủ mặc, con cái được học hành đàng hoàng. Tết Chol Chnam Thmay năm nay, chúng tôi cho mấy đứa con vui chơi thoải mái nhưng vẫn trên tinh thần tiết kiệm, không lãng phí, vui chơi nhưng đảm bảo an toàn” - anh Chau Rum chia sẻ.
Chùa Tà Pạ ở Tri Tôn. Ảnh: Trần Ngọc
Trên ngọn đồi Tà Pạ (xã Núi Tô, Tri Tôn), ngôi chùa cổ Tà Pạ liên tục được trùng tu, mở rộng, như minh chứng cho sự phát triển của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer vùng An Tức, Núi Tô. Do đặc thù chùa nằm trên đồi núi không bằng phẳng nên muốn xây dựng, phải đúc những trụ cột vững chãi trên nền đá. “Gần như lúc nào cũng thấy chùa đang xây dựng. Tiền cúng dường của phật tử có bao nhiêu thì làm bấy nhiêu. Tại đây, tất cả sư sãi, à cha, bà con phật tử đều chung tay, góp sức vào trùng tu, xây dựng nên ai cũng trân quý, tự hào về thành quả của mình. Năm nay, bà con Khmer đón Tết Chol Chnam Thmay sẽ rất vui bởi có được ngôi chùa đẹp, khang trang nằm uy nghiêm trên đồi Tà Pạ” - ông Chau Sóc Khone (sống dưới chân đồi Tà Pạ) phấn khởi.
Cùng với sự chuẩn bị của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, các cấp, ngành đã xây dựng kế hoạch chia vui cùng đồng bào dịp Tết Chol Chnam Thmay. Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Men Sây Ma cho biết, từ nay đến ngày 10-4-2019, huyện sẽ thành lập đoàn đến thăm, tặng quà cho 37 chùa Nam tông Khmer, 50 gia đình chính sách dân tộc thiểu số Khmer khó khăn, 40 người Khmer uy tín, các sư sãi, à cha trên địa bàn huyện. Dự kiến ngày 12-4, UBND huyện sẽ tổ chức họp mặt cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ, người uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn huyện. Dự kiến sẽ có khoảng 270 đại biểu về họp mặt, cùng nhau ôn lại truyền thống văn hóa Khmer, đánh giá những thành tựu đạt được cũng như định hướng phát triển trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Bà con người Khmer Bảy Núi chúc tết các vị sư sãi, à cha nhân ngày tết cổ truyền
Tết truyền thống Chol Chnam Thmay là dịp thể hiện sự quan tâm, chăm lo của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, địa phương đối với đồng bào dân tộc thiểu số Khmer. Cùng với đó, việc thực hiện tốt những chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội càng giúp đồng bào đón năm mới thêm vui mừng, phấn khởi.
Tết truyền thống Chol Chnam Thmay 2019 của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer diễn ra trong 3 ngày chính (từ ngày 14 đến 16-4-2019). Tương tự như Tết Nguyên đán, đây được xem là dịp mừng năm mới của người Khmer và cũng là ngày hội lớn nhất của đồng bào Khmer. |
Lương Anh, theo baoangiang.com.vn
Tỉnh An Giang hiện đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động chào mừng lễ Sen Đôn Ta của...
Thông tin từ UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh này vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể...
Tối 20/4, tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO...
Sáng 7/9, ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang) cho biết, thực...
Chiều ngày 9/5, ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang cho biết, trước tình...
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam...
Sở GD&ĐT tỉnh An Giang cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh là người Việt Nam theo học ở các...
Từ những khó khăn, tác động của dịch bệnh Covid-19, từ nay đến cuối năm, các địa phương vùng ĐBSCL phải thực...
Dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó thương mại - dịch vụ,...
Sáng nay 14/5, ông Đoàn Bình Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19...
Sau một thời gian tạm dừng đón khách để phòng, chống dịch Covid-19, bắt đầu từ hôm nay (28/4), tất cả các...