Trong các gia đình của đồng bào Thái luôn nuôi ít nhất 2 con lợn, có nhà nuôi đến cả mấy chục con. Trước đây bà con thường nuôi lợn từ 2 đến 3 năm, chờ đến tết mới thịt, chủ yếu để làm thực phẩm dự trữ quanh năm. Thịt lợn được sấy khô gọi là ( nhứa giảng), thịt lợn thái nhỏ thành miếng ướp muối cho vào vại làm thịt chua (nhứa xổm ), thịt lợn được chế biến thành thịt nướng (nhứa giảng), và ( thịt pho) thịt băm nhỏ gói lá nướng.
Ông Lò Xương Hặc ở bản Pu Viêng, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điên Biên cho biết:“Con lợn ngoài nuôi để làm thực phẩm còn sử dụng vào nhiều việc khác, con người sống, chết đều cần đến nó, dù có thịt con trâu, con bò vẫn phải có thịt lợn. Như khánh thành nhà mới, thờ cúng tổ tiên ( xên hươn ) đều phải có con lợn. Theo tục lệ ngày xưa cưới vợ, phải thịt rất nhiều con lợn, mỗi lễ nghi là thịt 1 con lợn mới được đón dâu về.”
Ông Lò Xương Hặc chuẩn bị mâm cơm cúng ngày Tết
Cũng theo ông Lò Xương Hặc, phong tục của đồng bào Thái, người con trai đi lấy vợ sẽ mang đến nhà gái một con lợn từ 80 đến 100 kg thịt làm cỗ cưới bên họ nhà gái. Ngoài con lợn thịt làm cỗ cưới, nhà trai còn có một con lợn khoảng 20 đến 25 kg để thờ cúng tổ tiên, nhà gái gọi là “ Mu sơ lung ta” có nghĩa là lợn để thờ tổ tiên nhà gái, con lợn này không thể thiếu. Bà con quan niệm, con gái đi lấy chồng phải báo cáo với tổ tiên, gia chủ thịt con lợn do nhà trai mang đến làm mâm cỗ xin phép tổ tiên cho con cháu về nhà chồng. Thứ 2 là để cảm tạ bậc sinh thành đã có công dưỡng dục con cháu trưởng thành.
Trong các lễ nghi xên bản, xên mường, khánh thành nhà mới, thờ cúng tổ tiên ngày tết và đặc biệt là trong việc làm vía ( panh khuân ) của đồng bào Thái đều phải thịt con lợn. Nếu làm vía cho trẻ nhỏ bà con thường thịt con gà, nhưng người lớn đều phải thịt con lợn ( panh khuân mu ). Theo các ông mo, thịt con lợn làm vía gọi vía ở nơi trần gian xong mới lên thiên đàng tìm đến bà mụ (Me bảu, me nang ) nơi đúc ra con người và cầu xin bà mụ và các đấng thần linh phù hộ độ trì cho người được làm vía luôn khoẻ mạnh, may mắn trong cuộc sống. Bà Cà Thị Hồng, ở bản Bó, phường Chiềng An, thành phố Sơn La cho biết: “Theo phong tục tập quán của đồng bào Thái, thường chăn nuôi lợn để đến tết thịt lợn gói bánh chưng, thịt lợn để thờ cúng tổ tiên và làm nhiều nghi lễ khác. Con lợn không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào Thái.”
Chăn nuôi lợn đã góp phần cải thiện kinh tế cho nhiều gia đình ở Tuần Giáo, Điện Biên
Lợn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của đồng bào Thái là vậy, nên bà con rất coi trọng con lợn. Tại các bản làng đồng bào Thái bây giờ, đa số bà con vẫn duy trì nuôi lợn, nhiều nhà đã nuôi để phát triển kinh tế gia đình ngày một khấm khá hơn.
Lường Hạnh/ VOV Tây Bắc
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đang đặt tại tầng 2 của Bảo tàng là một trong...
Hang động Chua Ta ở bản Na Côm, xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là hang động hội tụ nhiều vẻ...
Cụ thể, trong 6 tháng đầu của năm nay, tỉnh Điện Biên đã đón hơn 331.000 lượt khách du lịch, đạt xấp xỉ cả...
Sáng nay (13/6), Ủy ban Nhân dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tổ chức lễ công bố và trao Chứng nhận di sản...
Học và trải nghiệm lịch sử thời kỳ bao cấp, tem phiếu. Đây là một hoạt động rất độc đáo và bổ ích đang diễn...
Trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, lượng du khách đổ về các điểm di tích thành phần của Quần...
Sáng 12/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và thông tin du lịch thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã...
Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, Lễ hội Hoa Ban từ lâu cũng đã trở...
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội hoa Ban năm 2022 đang được tỉnh Điện Biên gấp rút triển khai, sẵn sàng cho Lễ...
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Điện Biên vừa ban hành công văn điều chỉnh lại quy mô tổ chức Lễ...