Đây là một trong 16 lễ hội lớn nhất cả nước, được tổ chức để tưởng nhớ công lao mở mang bờ cõi, cứu nhân độ thế của Đức Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa.
Truyền thuyết về mối lương duyên giữa chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung là một thiên tình ca bất tử. Bây giờ dấu tích vẫn còn lại rất rõ ở vùng đất ngay bên bờ sông Hồng, chỉ cách Hà Nội khoảng 20 km. Vùng đất Khoái Châu ngày nay vẫn còn lại 2 ngôi đền là Đa Hoà (xã Bình Minh) và đền Hóa (xã Dạ Trạch). Tương truyền, đền Đa Hòa là nơi mở đầu của tình yêu giữa công chúa Tiên Dung danh giá và chàng đánh cá nghèo Chử Đồng Tử. Câu chuyện tình yêu vượt lên tất cả không phân biệt ranh giới giàu nghèo, đẳng cấp đã trở thành một mối tình bất tử trong tâm thức người Việt Nam.
Không chỉ là huyền thoại về một tình yêu, Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung còn được nhân dân sùng bái bởi Chử Đồng Tử đã trở thành một vị Thánh – một trong Tứ bất tử trong tâm thức dân gian, được suy tôn là ông tổ nghề thương nghiệp và nghề chế biến thuốc nam. Có thể nói Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung là một lễ hội đặc sắc, mang đậm nét văn hoá của người Việt cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng ngàn năm trước.
Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung năm nay diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống hấp dẫn và độc đáo. Điểm nhấn của phần lễ là lễ rước kiệu của 8 làng thuộc tổng Mễ xưa về đền Đa Hòa, lễ rước nước trên sông Hồng gồm 12 thuyền rước của 9 làng. Ngoài ra, phần hội có các hoạt động: hát ca trù, giao lưu văn nghệ “ tổng Mễ”, thi bơi chải và các trò chơi dân gian...
Mỗi chiếc thuyền rước nước có khoảng 50 người bao gồm các đội tế, múa rồng, khiêng kiệu. Đám rước uy nghi, rồng vàng dẫn đầu; hội rước cờ, trống, phường bát âm, múa sinh tiền, kiệu long đình, kiệu choé nước, kiệu đặt nón gậy, kiệu “Bế ngư thần quan”, 3 kiệu rước Chử Đồng Tử và 2 vị phu nhân là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa đi sau.
Sau khi lấy nước sông Hồng về, các kiệu trở về đền Hóa lễ thánh. Đi đầu là hai bô lão cùng hai nam, hai nữ dâng nước vào đền. Lễ rước nước là một sinh hoạt văn hoá dân gian, biểu hiện tín ngưỡng cầu may của nhà nông. Hoạt động này thể hiện sự mong mỏi của người nông dân về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Được biết, huyện Khoái Châu đang trình UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị Bộ VHTTDL công nhận Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Phạm Dương, theo daidoanket.vn
Chiều 27/11, chương trình "Sắc màu du lịch Hưng Yên" do UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức, đã khai mạc tại khu vực...
Với mục tiêu gia tăng các tiện ích thanh toán cho khách hàng, từ ngày 26/02/2020, Vietcombank chính thức...
Năm nay thuận lợi cho việc trồng hoa nên giá thành không biến động nhiều, người dân làng hoa Xuân Quan (Hưng...
Làng hoa ven sông Hồng (xã Xuân Quan, H.Văn Giang, Hưng Yên) đang tất bật chăm sóc hoa và cây cảnh phục vụ...
Nhiều đại gia sẵn sàng bỏ ra gần tỷ đồng để sở hữu loại hoa giấy ngũ sắc được nhập từ Thái Lan về chơi...
Làm thế nào để khai thác tiềm năng nguồn tài nguyên du lịch, tìm chỗ đứng cho Hưng Yên trong vị trí bản đồ du...
"Cần có giải pháp để thúc đẩy du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định vị trí của Hưng Yên trên bản đồ...
Cầu Hưng Hà có tổng đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng, bắc ngang qua sông Hồng giúp rút ngắn khoảng cách từ Hưng Yên...
Xác định quảng bá, xúc tiến du lịch là khâu quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch, góp phần tích cực...
Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở là hiện vật gốc độc bản, là pho tượng Phật có số lượng tay...
Tối 10/4, tại thành phố Hưng Yên, Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến năm 2019 đã được khai mạc trong không khí...
Trong 3 ngày từ 15 đến 17/3 (10-12/2 âm lịch) đã diễn ra Lễ hội truyền thống Chử Đồng Tử - Tiên Dung năm 2019...