Cách trung tâm TP. Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) chưa tới 5km, núi Đá Chồng không cao nhưng du khách có thể thấy từ rất xa vì ngọn núi nổi bật giữa cánh đồng lúa xanh bao la vây quanh.
Núi Đá Chồng nổi bật giữa cánh đồng bao la với những mái chùa cổ kính kéo dài từ chân núi lên đến đỉnh núi (Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa)
Khi đến đây, du khách sẽ được tận mắt thấy những tảng đá khổng lồ xếp chất chồng từ chân núi lên đến đỉnh. Nhiều tảng đá hình dáng như viên đá cuội, nằm chênh vênh giữa lưng chừng núi nhưng thật ra rất vững chãi.
Leo lên đến đỉnh, du khách được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cảnh đồng lúa bao la, xa xa là những mái nhà nhấp nhô của khu thị tứ kéo dài đến tận bờ biển Bình Sơn - Ninh Chữ và bầu trời xanh ngắt.
Đặc biệt hơn, kéo dài từ chân núi đến đỉnh núi Đá Chồng là từng tòa kiến trúc cổ kính với tường gạch, mái ngói cong vút của 3 ngôi chùa nổi tiếng ở Ninh Thuận.
Leo đến đỉnh, du khách có thể thưởng ngoạn cánh đồng lúa bao la (Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa)
Dưới chân núi là chùa Trùng Khánh được xây dựng bằng gạch thô nên đến nay vẫn còn giữ được nét đẹp cổ kính. Trước chùa có hồ sen lớn, giữa hồ bài trí một tôn tượng Bồ tát Quan Thế Âm để du khách đến đây chiêm bái, tịnh tâm cầu nguyện.
Dưới chân núi là chùa Trùng Khánh (Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa)
Trước chùa có hồ sen lớn, giữa hồ bài trí một tôn tượng Bồ tát Quan Thế Âm (Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa)
Cạnh bên là Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ chia thành 2 phần riêng biệt gồm Tăng viện ở chân núi và Ni viện ở lưng chừng núi. Đây cũng là thiền viện lớn nhất tỉnh Ninh Thuận.
Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ được xây dựng chủ yếu bằng đá và gỗ quý. Những tòa kiến trúc nơi đây đều được xây dựng dựa lưng vào núi, mặt cửa hướng về phía biển tạo cho du khách tầm nhìn bao la bát ngát, tâm trí thoáng đãng.
Kiến trúc cổ kính của Thiền viện Trúc Lâm được nhiều du khách chọn làm bối cảnh để chụp những bộ ảnh cổ trang (Ảnh: Đá)
Nằm trên đỉnh núi là ngôi chùa lớn nhất trong ba ngôi, đó là Trùng Sơn Cổ Tự. Ngôi chùa được xây dựng bằng đá xanh tự nhiên, cao hơn mực nước biển tầm 60m, đường dẫn lên chùa là 300 bậc thang xây bằng những tảng đá xanh được đục đẽo tỉ mỉ.
Ngôi chùa này được xây dựng từ năm 1973, ban đầu chỉ có một ngôi nhà dùng để thờ phật giản dị. Sau hơn 40 năm mở rộng của 3 đời trụ trì, ngôi chùa này mới có hiện trạng bề thế như hiện nay.
Khi leo đến đây, du khách có thể chiêm ngưỡng cánh đồng bao la xanh mát vây quanh núi, phóng tầm mắt ra xa là biển Ninh Chữ với đường cong tuyệt đẹp, có thể nhìn thấy cả cầu Ninh Chữ ẩn hiện xa xa, cạnh đó là những cánh quạt điện gió Đầm Nại…
Ngự trên đỉnh núi là Trùng Sơn Cổ Tự, ngôi chùa lớn nhất ở đây (Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa)
Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng hết cảnh sắc biển Bình Sơn - Ninh Chữ (Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa)
Theo người dân địa phương, những tảng đá xanh dùng để xây dựng chùa có sự góp sức rất nhiều của phật tử và du khách. Vì những ngày đầu xây dựng, lối dẫn vào chùa có biển thông báo "Quan khách hoan hỉ mang 1 - 2 viên đá lên phía trên tích công đức xây dựng chùa" và được rất nhiều phật tử hưởng ứng.
Mỗi du khách đến viếng cảnh chùa đều mang giúp 1 - 2 viên đá lên đỉnh núi, góp nhặt lại xây dựng nên ngôi chùa bề thế này.
Ngôi chùa bề thế này được đông đảo du khách và phật tử mang từng viên đá từ dưới chân núi lên đỉnh để xây dựng (Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa)
Với phật tử, núi Đá Chồng không chỉ là một danh lam thắng cảnh mà còn là điểm đến tâm linh (Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa)
Anh Trịnh Đình Nghĩa (33 tuổi, sống tại TP Phan Rang - Tháp Chàm) là người yêu thích cảnh đẹp và thường đi khắp nơi để chụp các danh lam thắng cảnh của địa phương.
Anh Nghĩa chia sẻ: "Tôi thường hay đến núi Đá Chồng để săn những bức ảnh đẹp vào lúc hoàng hôn hoặc buổi sáng trước 9h. Ba ngôi chùa trên cùng một ngọn núi là một điểm rất độc đáo, mình có thể khai thác để có những bức ảnh với nhiều view đẹp khác nhau".
Theo anh, với du khách thuần túy đến tham quan thì kiến trúc của cả 3 ngôi chùa đều đẹp, dễ có những góc ảnh đẹp để check-in hay chụp hình lưu niệm.
Theo Dân trí
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Sáng 15/5, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Thuận tại TP.HCM năm 2022...
Ngày 14/4, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa...
Trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia- Quảng Nam 2022, hôm nay (27/3), tại thành phố Hội An, UBND tỉnh Ninh...
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có công văn về việc tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, giải trí trong...
Du lịch cộng đồng hiện nay đã không còn xa lạ với các địa phương có đông đồng bào Chăm sinh sống ở Ninh...
Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch Ninh Thuận vừa công bố Đề án phát triển Du lịch Ninh Thuận giai đoạn...
Hoạt động du lịch tại Ninh Thuận đang được tái khởi động với các chương trình đón khách trên cơ sở bảo đảm...
Ngày 7/11, ông Lê Diệp Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Ninh Thuận cho biết, ngành du lịch Ninh...
Lễ hội Katê năm 2021 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ diễn ra từ...
Ngày 27/6, tỉnh Ninh Thuận kích hoạt lại một số chốt giao thông, tạm dừng các hoạt động tập trung đông người,...
Ngày 18/6/2021, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có thông báo cho phép hoạt động trở lại một số dịch vụ, trong đó có...
Sáng ngày 12/5, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận có văn bản gửi các sở, ban, ngành và địa phương về việc đẩy...