Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi, tạo ra sự khác biệt rất lớn về tài nguyên du lịch là Công viên Địa chất toàn cầu Unesco - Cao nguyên đá Đồng Văn với sự đa dạng, phong phú về cảnh quan, địa chất, đa dạng sinh học, văn hóa tộc người... Điều đó tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong phát triển du lịch với các địa phương khác.
Phát huy thế mạnh này, những năm qua, tỉnh Hà Giang đã tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông, chất lượng sản phẩm du lịch, mở và khai thác hiệu quả nhiều tuyến du lịch, điểm tham quan hấp dẫn trên Cao nguyên đá, như: “Hành trình lên khởi nguồn của sự sống”, “Giai điệu cuộc sống trên miền đá”, “Hành trình tới tự hào và hạnh phúc”.
Phát triển các làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, Dao, Lô Lô; khôi phục và phát triển các lễ hội đặc trưng, như: Lễ hội Chợ tình Khâu Vai, Lễ hội Hoa Tam giác mạch, Lễ hội Khèn Mông; giải Marathon Quốc tế chạy trên cung đường Hạnh phúc; đua thuyền kayak trên sông Nho Quế; dù lượn trên thảm hoa... tạo nên sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, thu hút đông đảo du khách.
Hoa tam giác mạch - "đặc sản" Hà Giang. Ảnh: Trước Lâm
Cao nguyên đá Đồng Văn thực sự trở thành “địa chỉ đỏ” trong bản đồ du lịch của du khách. Trong 6 tháng đầu năm, khách du lịch đến Hà Giang đạt trên 700 nghìn lượt người; mục tiêu đến hết năm 2019, sẽ đón trên 1,3 triệu lượt khách. Điều này khẳng định, du lịch Hà Giang bước đầu đã có thương hiệu.
Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu du lịch không thể chỉ dựa vào một điểm đến là Cao nguyên đá Đồng Văn, trong khi Hà Giang còn nhiều điểm đến hấp dẫn khác, như: Di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, bãi đá cổ Nấm Dẩn, thác Tiên, đèo Gió (Xín Mần); du lịch lòng hồ Thủy điện Bắc Mê; Trung tâm Văn hóa du lịch thành phố Hà Giang và hàng loạt các di tích, văn hóa, tâm linh. Hiện nay, tỉnh đã định vị 3 vùng không gian du lịch mang tính đặc thù là: Vùng Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn; vùng cây ăn quả, miệt vườn gắn với chiến trường xưa ở các huyện, thành phố động lực; vùng danh lam thắng cảnh Quốc gia Ruộng bậc thang ở phía Tây.
Di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Ảnh: Hà Thành
Bên cạnh lợi thế về tài nguyên, để xây dựng thương hiệu mạnh cho ngành du lịch, điều quan trọng nhất chính là sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch Hà Giang đã tạo được sự đa dạng trong phát triển sản phẩm du lịch dựa trên tiềm năng, thế mạnh vùng; nhưng chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu: Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hạn chế khiến phát triển du lịch trong mùa cao điểm khó khăn; các dịch vụ đi kèm như ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí còn ít; chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch thiếu và yếu; đặc biệt là thiếu về kỹ năng phục vụ, giao tiếp, ngoại ngữ, quảng bá và tìm kiếm thị trường…
Hiện, tỉnh Hà Giang đang phát huy sức mạnh liên kết giữa các địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn. 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình đã xây dựng, liên kết tuyến du lịch vòng cung Tây Bắc; ký kết hợp tác phát triển du lịch với Cục du lịch châu Văn Sơn (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc); tham gia các hội chợ du lịch quốc tế; tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến, quảng bá, giới thiệu du lịch; ký kết hợp tác với nhiều công ty du lịch trong các nước.
Trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: Trước Lâm
Để đạt mục tiêu đến năm 2020, du lịch Hà Giang cơ bản trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ; tạo tiền đề đến năm 2030 là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế chung, đồng thời là một trong những địa bàn du lịch trọng điểm của vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và của cả nước; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Du lịch Hà Giang cần có những bước tiến vững chắc để khẳng định thương hiệu; trong đó, tập trung vào một số giải pháp quan trọng: Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận điểm đến; thu hút đầu tư, phát triển các dự án du lịch trọng điểm để khai thác lợi thế; xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng mang tính đặc thù của từng địa phương; đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức; tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy quản lý phục vụ phát triển du lịch; tuyên truyền nâng cao ý thức du lịch trong cộng đồng dân cư và đặc biệt là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
An Giang, Báo Hà Giang
Sau 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19, Lễ hội Chợ tình Phong lưu Khâu Vai năm nay sẽ được tổ chức từ ngày 25/4...
Sau 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19, Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2022 sẽ được tổ chức từ ngày 25/4 đến...
Nhiều du khách đã trực tiếp hoặc thông qua các công ty du lịch để đăng ký với các cơ sở dịch vụ, điểm du...
Mặc cho giá rét kèm theo những cơn mưa phùn của Cao nguyên đá Đồng Văn, những ngày nghỉ lễ, hàng ngàn khách...
Trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19, để giữ vững vị trí là điểm đến du lịch hấp dẫn trong bối cảnh...
Lễ hội Hoa tam giác mạch tỉnh Hà Giang đã trở thành một trong những sự kiện du lịch thu hút đông đảo du khách...
Bắt đầu từ ngày 23/11, Hà Giang mở cửa đón khách du lịch đến tất cả các khu, điểm du lịch, làng du lịch trên...
Tháng 11 vẫn được nhiều người biết với mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang. Dịch Covid 19 lại đang có những tác...
Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả...
Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát...
Thống kê 9 tháng năm 2021, khách du lịch đến Hà Giang ước đạt 678.268 lượt người với tổng thu từ khách du...
Những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 trước đó 6 tháng đến Hà Giang phải tự theo dõi sức...