Xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định hiện còn lưu giữ một loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng trong và ngoài nước, đó là phường rối nước làng Rạch, hay còn gọi là phường rối nước Nam Chấn. Đây là phường rối nước lâu đời nhất miền Bắc.
Trước đây, phường rối nước Nam Chấn thường biểu diễn ở ao làng. Sau dần, làng đã xây dựng được một ngôi thủy đình rộng hơn 2.000m2 để thuận tiện cho việc biểu diễn. Từ đó, không chỉ dân làng, mà người dân trong nước và du khách quốc tế đến với Nam Chấn nhiều hơn.
Thủy đình ở phường rối nước Nam Chấn
Không phải là những người thợ chuyên nghiệp được đào tạo qua trường lớp, những con rối ở làng rối nước xã Hồng Quang được tạo ra từ đôi bàn tay của những nghệ nhân làng quê. Bởi vậy, những con rối, chú tễu ở đây mang đậm hồn Việt.
Tạo hình cho mỗi con rối đòi hỏi sự tinh tế, tính thẩm mỹ cao
Trong một tiết mục múa rối có rất nhiều nhân vật khác nhau. Để các nhân vật lên sân khấu thật đẹp, thật long lanh, các nghệ nhân sơn mài phải tạo hình rất công phu, theo “bí kíp” có từ hàng trăm năm được cha ông truyền lại. Để một con rối ngâm lâu trong nước mà không hỏng là điều không phải ai cũng có thể làm được. Đây chính là niềm tự hào của các nghệ nhân ở xã Hồng Quang.
Khâu xử lý gỗ, màu sơn đòi hỏi kinh nghiệm và tay nghề cao để con rối giữ được lâu
Những con rối nhỏ giờ thành món quà tặng lưu niệm hấp dẫn du khách
Phường rối nước Nam Chấn, làng Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định từ lâu đã nổi tiếng gần xa. Trải qua thăng trầm, rối nước ở đây vẫn sống động trong mỗi tích trò. Người dân ở đây luôn ý thức được việc phải giữ gìn loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo mà cha ông đã để lại.
Các nghệ nhân chuẩn bị cho một màn biểu diễn múa rối nước
Đến đây, ngoài việc được chiêm ngưỡng hàng trăm con rối nhiều màu sắc, còn được xem các tích xưa như múa công, cáo bắt vịt, dệt vải, xay thóc giã gạo…
Hằng năm, cứ vào dịp rằm tháng Giêng (hay còn gọi là ngày kỵ đức Thành hoàng đệ nhất), dân làng lại mở hội, tổ chức đám rước, trong đó không thể thiếu là những tích trò rối nước.
Những năm trở lại đây, các nghệ nhân còn mở rộng hoạt động biểu diễn phục vụ khách du lịch, làm sản phẩm để du khách mua về làm quà lưu niệm. Tuy hoạt động phục vụ khách du lịch mới được chú ý và phát triển, nhưng cũng từ đó tạo động lực cho người dân trong làng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của nghề rối nước.
Trải qua bao thăng trầm, rối nước làng Rạch vẫn tồn tại. Bằng niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề, các nghệ nhân vẫn không ngừng cải tiến các tích trò, cố gắng truyền lại cho các thế hệ mai sau một di sản đáng tự hào của vùng đất Nam Định./.
Vùng đất Nam Định còn rất nhiều điều để khám phá, hãy cùng tìm hiểu trong chương trình: Độc đáo du lịch Nam Định.
PV
Dù không tổ chức Lễ hội khai ấn Đền Trần, nhưng để đáp ứng nhu cầu về tín ngưỡng, tâm linh của người dân, Ban...
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du...
Sở VH-TT-DL tỉnh Nam Định đã khẩn cấp yêu cầu chính quyền xã Bình Minh (H.Nam Trực, Nam Định) trả lại cổng...
Theo ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng BQL di tích Đền Trần, nhà đền có thể gửi ấn theo đường bưu điện hoặc có cách...
Ủy ban Nhân dân huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định tổ chức lễ khánh thành tượng đài Tổng Bí thư Trường Chinh,...
Đêm nay (31/1), chợ Viềng chính thức khai hội, nhưng ngay từ 15h chiều nay, tất cả các tuyến đường đổ về phía...
Ngày 8/10, tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện, UBND huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định tổ...
Dù việc trùng tu được thực hiện theo phương án nào, đơn vị thực hiện cũng phải là đơn vị có chuyên môn về tu...
Tỉnh Nam Định có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với hơn 1.330 di tích lịch sử văn hóa có kiến trúc độc...
Sáng nay 10/5/2019, Giáo phận nhà thờ Bùi Chu, Ban xây dựng Nhà thờ Chính tòa đã ra thông báo tạm hoãn hạ...
Trước thông tin hạ giải nhà thờ Bùi Chu (Nam Định) đang gây chú ý trong dư luận, Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn...
Hội kéo chữ là một trong những hoạt động trong Lễ hội Phủ Dầy, diễn ra ngày 12/4 (tức mùng 8/3 âm lịch) tại...