Du khách trải nghiệm rèn nông cụ tại điểm du lịch cộng đồng Pác Rằng |
Mới bước chân vào bản, bạn đã nghe rộn ràng tiếng quai búa nện nhịp nhàng, tiếng xì xèo của những thanh sắt nóng đỏ khi nhúng vào nước lạnh. Nhịp sống Pác Rằng là âm thanh rèn từ những đôi bàn tay rắn chắc, khéo léo, ngày ngày giữ “hồn” nghề rèn truyền thống dưới những mái nhà sàn cổ đã tồn tại hàng trăm năm…
Đến đây, nắng nóng oi bức mùa hè dường như tan đi bởi bên đường vào bản là cánh đồng xanh mướt dập dờn lượn sóng trong gió núi thổi từng đợt mát rượi. Cùng với lưu giữ được những nét đẹp từ nghề rèn truyền thống, Pác Rằng còn lưu giữ những mái nhà cổ tường đá, vách đất sét trộn với rơm, mái ngói âm dương. Kiến trúc nhà sàn truyền thống có 2 tầng. Tầng một là công trình vệ sinh, lò rèn. Tầng 2 là không gian sinh hoạt gia đình có phòng khách, phòng ngủ và bếp được bố trí khoa học và hợp vệ sinh. Tầng giáp mái là kho chứa nông sản.
Cuộc sống, hồn quê nơi đây đơn giản là nụ cười của thanh niên nam, nữ và các cụ già bên bếp lò rèn đỏ lửa. Mỗi lớp thanh niên của bản khi lớn lên đều học nghề rèn, nếu không biết làm nghề rèn coi như chưa phải là đàn ông của bản. Cứ thế, vốn quý cha ông để lại là nghề rèn được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác nên bà con tự hào nói rằng nghề rèn nơi đây sẽ không bao giờ mất đi. Bên bếp rèn đỏ lửa ngày đêm, bạn có thể trải nghiệm cùng làm rèn với bà con thực hiện từng quy trình công phu rèn dao, nông cụ sản xuất. Chọn loại thép tốt nhất là những thanh nhíp ô tô cũ, nung lửa vừa độ, gõ búa đều tay để dàn lưỡi dao mỏng đều, dàn - tôi - nhúng nước - dàn liên tục dưới đe búa để có được con dao bóng đen, đẹp, sắc...
Một góc tại điểm du lịch cộng đồng Pác Rằng |
Người dân nơi đây rất cởi mở, mến khách. Du khách sẽ được những người làm rèn dày dạn kinh nghiệp tự hào, say sưa chỉ cho những bí quyết rèn con dao, nông cụ sắc lẹm dùng mấy chục năm vẫn không hỏng. Các bà, cô, chị phụ nữ kể về nghề nhuộm vải chàm truyền thống từ công đoạn trồng bông, cán bông, se sợi, dệt, nhuộm vải quanh năm rồi phơi, khâu, thêu nhiều tháng để làm ra một bộ thổ cẩm bền, đẹp sử dụng hàng chục năm. Bà con sẽ dẫn du khách đi tham quan bờ kè ruộng xếp tay bằng đá nhưng rất vững chãi, dãi nắng dầm mưa cả trăm năm chống lở đất, giữ nước ruộng bậc thang tạo nên cảnh quan văn hóa độc đáo của ngôi làng cổ miền núi.
Du khách thăm nơi đây sẽ được bà con chuẩn bị những món ăn truyền thống đặc sắc bản địa thơm ngon như: Rau dạ hiến xào thịt bò, khau nhục, thịt lợn, thịt vịt quay lá mác mật… Thưởng thức các làn điệu dân ca cổ Hà lều, Sli, Lượn, Hèo phươn… làm say đắm lòng người.
Trường Hà/baocaobang.vn
Tuần lễ Văn hóa - Chợ tình phong lưu Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng năm 2022 diễn ra từ ngày 7-10/9 thu hút đông đảo...
Tại tỉnh Cao Bằng, nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ đã được nối lại sau thời gian dài phải...
Ngày 4/3, UBND huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể...
Từ sớm nay (20/2), khu vực đỉnh Phja Oắc, thuộc Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén tại xã Thành Công, huyện...
Rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân dãy núi Slam Cao, thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Nơi...
Từ ngày 5/11 tới nay, sau khi Cao Bằng phát hiện ca mắc đầu tiên, số người mắc COVID-19 liên tục tăng cao và...
Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả...
Những năm gần đây, cùng với chủ trương phát triển kinh tế du lịch, tỉnh Cao Bằng đang đẩy mạnh công tác bảo...
Sáng nay (3/10), tại thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng diễn ra Lễ động thổ tuyến cao tốc Đồng...
Sáng nay (3/9), lực lượng Biên phòng Cao Bằng tiếp tục phát hiện, tạm giữ 15 đối tượng là người Việt Nam nhập...
Bắt đầu từ hôm nay (18/8), tỉnh Cao Bằng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang tại những nơi...
Lực lượng biên phòng các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng liên tiếp phát hiện các vụ xuất nhập cảnh trái phép qua...