Trên khắp thế giới, ở mỗi châu lục, đất nước lại có nền văn hóa khác nhau, vì thế họ cũng có truyền thống đón năm mới độc đáo của riêng mình.
NHẬT BẢN
Đất nước Nhật Bản có nền văn hóa nhiều màu sắc. Với họ, năm mới là một dịp lễ quan trọng, vì thế có rất nhiều phong tục và truyền thống khác nhau.
Một ngôi chùa ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản những ngày cuối năm. Ảnh: Reuters
Chẳng hạn trong đêm Giao thừa (Omisoka), để bắt đầu một năm mới với tâm hồn tươi mới, cả gia đình, từ người lớn đến trẻ nhỏ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa. Người Nhật tận dụng những ngày cuối cùng của năm để chuẩn bị, trang trí cho nghi lễ đầu năm mới. Năm mới là khoảng thời gian nhiều người về quê, vì thế bạn sẽ thấy thủ đô Tokyo bỗng thật vắng vẻ và yên tĩnh.
HÀN QUỐC
Ở Hàn Quốc, người ta gọi ngày đầu tiên của năm mới Âm lịch là “Seollal”. Dù đã có nhiều thay đổi nhưng người dân nước này vẫn coi đây là một trong những ngày lễ quan trọng.
Cũng giống như ở Việt Nam, vào ngày Tết, trẻ em Hàn Quốc thường được người lớn mừng tuổi. Ảnh: Korea Tourism Organization
Họ bắt đầu buổi sáng của ngày “Seollal” bằng việc các thành viên trong gia đình cùng nhau mặc trang phục truyền thống “Seolbim” và thực hiện nghi lễ bày tỏ sự kính trọng và biết ơn với tổ tiên. Sau đó, cả gia đình cùng nhau ăn bữa ăn với những món theo đúng truyền thống của Hàn Quốc.
TÂY BAN NHA
Ở Tây Ban Nha, người dân có truyền thống ăn 12 quả nho, lần lượt từng quả một vào đêm Giao thừa. Theo quan niệm của người Tây Ban Nha, mỗi quả nho tượng trung cho sự may mắn của mỗi tháng trong năm mới.
Nho và rượu vang là 2 thứ không thể thiếu mỗi dịp năm mới ở Tây Ban Nha. Ảnh: Pixabay
Ở những thành phố lớn như Madrid hay Barcelona, mọi người tụ tập ở những quảng trường chính để cùng thưởng thức nho, và dĩ nhiên, khoảnh khắc chuyển giao năm cũ và năm mới không thể thiếu chút rượu vang.
ĐAN MẠCH
Đất nước Đan Mạch chào đón năm mới bằng việc người dân ném đĩa và cốc cũ vào cửa nhà mình hoặc nhà bạn bè. Họ tin rằng, đó là cách giúp xua đuổi những linh hồn xấu. Nửa đêm, họ cùng nhau đứng trên ghế và nhảy xuống, như một cách để “nhảy” sang năm mới thật may mắn.
Thành phố Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: Pixabay
PHẦN LAN
Ở Phần Lan, mọi người dự đoán những việc sẽ xảy ra trong năm mới bằng cách ném thiếc nóng chảy vào thùng nước. Hình dáng của miếng thiếc sau khi cứng lại sẽ cho kết quả của những việc xảy ra trong năm đó. Chẳng hạn, hình trái tim hay chiếc nhẫn báo hiệu một đám cưới sẽ đến, trong khi hình một con tàu sẽ “đưa” bạn đi du lịch khắp nơi, còn nếu đó là mình một con lợn, hãy yên tâm nhé, năm mới bạn sẽ luôn “ấm cái bụng”.
SCOTLAND
Trong đêm giao thừa, người dân Scotland rất quan trọng việc “Ai là người đầu tiên bước chân vào nhà mình”. Người Scotland tin rằng, người đầu tiên bước qua cửa nhà trong năm mới nên cầm theo một món quà cầu may mắn.
"Ai sẽ là người đầu tiên bước chân vào nhà mình năm mới này?" - Đó là câu hỏi của nhiều gia đình tại Scotland khi năm mới sắp tới. Ảnh: Pixabay
COLOMBIA
Người dân Colombia lại hy vọng về một năm mới được đi du lịch khắp nơi, vậy nên họ có cách đón năm mới vô cùng độc đáo: Xách vali rỗng đi khắp khu nhà họ ở.
HY LẠP
Theo truyền thống, ở đất nước Hy Lạp, một củ hành treo trước cửa nhà dịp năm mới là biểu tượng của sự tái sinh. Vào năm mới, bố mẹ đánh thức con cái bằng cách dùng hành tây đập nhẹ vào đầu chúng.
Ở Hy Lạp, dịp năm mới, hành tây tượng trưng cho sự tái sinh. Ảnh: Pixabay
PANAMA
Ở Panama, để xua đuổi tà ma, cầu mong một năm mới tươi sáng, người dân có truyền thống đốt hình nộm (tiếng địa phương là muñecos) của những người nổi tiếng như nhân vật hoạt hình hay chính trị gia... Với họ, những hình nộm này đại diện cho một năm cũ đã qua.
BRAZIL
Ở Brazil hay một số quốc gia Trung và Nam Mỹ như Ecuador, Bolivia, Venezuela… người ta tin rằng, mặc đồ lót vào đêm giao thừa sẽ mang lại may mắn. Màu sắc phổ biến nhất là đỏ tượng trưng cho tình yêu, màu vàng tượng trưng cho tiền bạc.
PHILIPPINES
Dịp năm mới, tiền xu ở Philippines là biểu tượng cho sự thịnh vượng. Ảnh: Pixabay
Vào đêm giao thừa ở Philippines, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy hình đồng xu ở khắp nơi. Với họ, đây là biểu tượng cho sự thịnh vượng trong năm mới. Vào nửa đêm, nhiều gia đình bày hoa quả trên bàn ăn, nhiều gia đình bày đúng 12 quả hình tròn, phổ biến nhất là nho để cầu may. Có người thì mặc đồ chấm bi để cầu may.
VIỆT NAM
Còn ở Việt Nam, bao nhiêu dân tộc là lại có bấy nhiêu phong tục đón năm mới khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại đều là mong một năm mới may mắn, thịnh vượng…
Người Việt Nam thường đi xin chữ đầu năm
Trong những ngày Tết, các thành viên đi làm ăn xa thường trở về sum họp cùng gia đình, cùng nhau cúng ông Công ông Táo, đi đón Giao thừa, đi chùa cầu may hay xin chữ ngày đầu năm… Đặc biệt, vào ngày Mùng 1 Tết, người Việt thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp với tuổi để xuất hành với mong muốn thuận lợi cho cả năm.
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Lương Trang (t/h)
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...