Về làng Lai Triều những ngày này, có thể dễ dàng ngửi thấy mùi thơm của hương từ xa. Đâu đâu cũng bắt gặp cảnh người dân tất bật sàng hương, bó hương… để phục vụ nhu cầu tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán. Nhiều cơ sở phải thuê thêm công nhân, trả lương theo sản phẩm để có đủ hàng trả khách.
Bà Phan Thị Khoan (58 tuổi) người có thâm niên làm hương lâu năm cho biết, làm hương không nặng nhọc nhưng công việc lại tùy thuộc rất nhiều vào thời tiết. Nắng hanh được xem là thời tiết “vàng” của nghề làm hương. Hương được hong khô ngoài nắng và gió sẽ giữ được mùi thơm trầm dịu.
Mỗi khi có nắng, người dân sẽ tranh thủ đưa hương ra để phơi ngay. Mọi chỗ trống đều được tận dụng hết mức. Những bó hương đã đạt chuẩn sẽ được người dây xếp gọn, cho vào bao để cất giữ, sẵn sàng cung cấp cho thị trường dịp Tết.
“Ở đây chúng tôi làm hương quanh năm nhưng dịp Tết Nguyên đán là mùa tiêu thụ hương lớn nhất. Nguồn hàng ngày Tết gấp đôi so với những tháng thường ngày. Dịp này, gia đình phải thuê 10 nhân công làm việc cả ngày, đêm để kịp các đơn hàng cho khách”, bà Khoan nói.
Tương tự, bà Đào Thị Đương (58 tuổi) - chủ một cơ sở sản xuất hương cho biết, những dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tăng cao. Để kịp sản phẩm cho khách, cơ sở của bà phải thuê lượng công nhân gấp đôi ngày thường và trả công theo sản phẩm, theo giờ.
Theo những người làm hương ở đây, để cho ra một mẻ hương đạt chất lượng, khâu chọn nguyên liệu là quan trọng nhất. Hương liệu là rễ cây trầm, cây trám trộn lẫn với những cây cỏ thiên nhiên, trong đó có cây hương bài, mía ngọt…tạo mùi thơm rất dễ chịu.
Hầu hết các cơ sở đều sản xuất nhiều loại hương, tùy theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là hương bài và hương đen với độ dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Giá cả vì thế cũng có sự chênh lệch, dao động từ 20.000 - 40.000 đồng/bó.
Riêng loại hương sào được bán với giá đắt nhất là 50.000-100.000/10 cây. Loại này có ưu điểm cây to, rất thơm và lâu tàn, cháy từ 8 - 10 tiếng.
Được biết, một nén hương thành phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ trộn nhựa trám với bột than, chẻ vầu, vót tăm, lột tăm, phơi tăm cho đến vê bột rồi lại tiếp tục phơi khô que hương…
Trong đó, công đoạn sàng hương rất quan trọng, bởi phải sàng đều tay thì bột hương mới bám đều và cây hương mới tròn, đầy đặn và đẹp mắt.
Những người thợ làm hương ở Lai Triều tâm niệm, hương liên quan đến thế giới tâm linh, nên các công đoạn làm hương không được cẩu thả và các nguyên liệu làm hương luôn phải sạch.
Hiện nay, làng Lai Triều có gần 100 hộ làm hương thơm. Trung bình mỗi năm làng Lai Triều cung cấp ra thị trường 100 triệu nén hương với doanh thu từ 25 - 30 tỷ đồng.
NGUYỄN THÚY - TÙNG LÂM
Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, làng hương Lai Triều (xã Dương Phúc, huyện Thái Thụy, Thái Bình)...
Trước những diễn biến mới, phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tỉnh Thái Bình tiếp tục triển khai nhiều giải...
Vừa qua, du khách đến tham quan, nghỉ mát ở Khu du lịch sinh thái Cồn Vành, xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh...
Hiện tại, công tác chuẩn bị cho Lễ hội ánh sáng lớn nhất từ trước tới nay ở Khu du lịch sinh thái Cồn Đen...
Vào lúc 20 giờ ngày 14/3, tại Khu di tích lịch sử văn hóa Đình, đền, bến Tượng (xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ,...