Khu này trước đây rất rộng lớn gồm cả khu Bàn Cờ và Vườn Chuối. Toàn vùng được nối liên hoàn từ nhà này sang nhà khác, rồi nối với các khu như những ô bàn cờ. Dân ở đây đa số là lao động nghèo, buôn gánh bán bưng, nhưng lại là nơi có đông đồng bào tích cực tham gia hoạt động, vừa là chỗ dựa cho phong trào, vừa là cơ sở nuôi giấu, bảo vệ cách mạng, góp phần vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chợ Bàn Cờ, quận 3
Nơi xuất phát các cuộc biểu tình chống Mỹ và tay sai
Bà Từ Thanh Mỹ, nguyên là cán bộ Trí vận Sài Gòn, sống ở khu vực Bàn Cờ, quận 3 từ những năm 60 nên lịch sử đấu tranh của dân Bàn Cờ bà như thuộc lòng. Hồi đó, các phong trào đấu tranh, những cuộc biểu tình, tuần hành của sinh viên, học sinh, người lao động ở Sài Gòn đều xuất phát từ vùng Bàn Cờ. “Hồi đó Trần Văn Hương cho quân đội cảnh sát đàn áp tại Bàn Cờ, học sinh Lê Văn Ngọc 16 tuổi bị bắn chết. Ngày 25/11/1964 Tổng đoàn học sinh Sài Gòn tổ chức lễ an táng và tuần hành biểu tình. Xuất phát từ viện Hóa Đạo, đoàn biểu tình đi qua đường Hiền Vương, đi ngang Bàn Cờ này đã huy động lực lượng phụ huynh học sinh, những người buôn gánh bán bưng đi theo đoàn biểu tình lên cầu Bông, đến Lê Văn Duyệt. Đoàn biểu tình đó lên đến mười ngàn người”.
Dưới vỏ bọc là học sinh tú tài trường Huỳnh Khương Ninh, bà Từ Thanh Mỹ lúc ấy vừa đi học, vừa tham gia in ấn, phát hành bí mật các tờ báo “Tri thức mới”, “Quyết Thắng” rồi “Sài Gòn vùng lên” để cung cấp tin tức cho các cơ sở cách mang và đồng bào về tình hình chính trị của đô thị Sài Gòn... Nơi bà ở trọ và hoạt động là ngôi nhà số 51/10/12, Cao Thắng. Phía trước ngôi nhà là tiệm may của bà Lê Thị Ba (vợ liệt sĩ Đoàn Văn Bơ). Việc lấy tin, in ấn báo ngay trong lòng địch rất khó khăn và vô cùng nguy hiểm, thế nhưng nhờ sự đùm bọc, chở che của bà con ở khu Bàn Cờ mà tổ Trí vận của bà Mỹ hoàn thành nhiệm vụ một cách trọn vẹn.
Xuất hiện địa chỉ đỏ 51/10/14 Cao Thắng
Xung quanh khu vực bà Mỹ ở trọ có đủ mọi thành phần. Nguyên dãy nhà 51/10 gồm các nhà từ 12 đến 16, 18, 20... Nhiều gia đình có người làm cho chính quyền Sài Gòn biết nhà của bà Trần Thị Ngọc Sương, ở số 51/10/14, Cao Thắng, Quận 3 là cơ sở cách mạng (Ban Tuyên huấn xứ ủy Nam bộ), nhưng họ không đi tố giác mà còn âm thầm ủng hộ, che giấu. Chính vì vậy những cán bộ cách mạng như chị Lê Thị Riêng và nhiều người khác nương náu ở đây đều không bị lộ. Nhiều lần họ còn cứu nguy cho các vụ rải truyền đơn của bà Đoàn Lê Phong (con liệt sĩ Đoàn Văn Bơ) - đội viên của đội võ trang tuyên truyền thuộc Ban Tuyên Huấn của Khu ủy khu Sài Gòn - Gia Định.
Hẻm 51/10
Di tích lịch sử cấp quốc gia Cơ sở Ban Tuyên huấn xứ ủy Nam bộ
Bà Trần Thị Ngọc Sương kể: “Nhiều người lạ đến (cán bộ cách mạng) nhưng các gia đình ở lại rất thân tình và tìm cách bảo vệ. Phía trước có một gia đình bà giáo là người di cư có con làm ở tòa tên Hoàng cùng bảo vệ mọi người. Sát bên có nhà bà Tám làm ở thư viện, nhưng chồng làm ở bộ nội vụ cũng bảo vệ mình”.
Chính bà Ngô Bá Thành của Phong trào Phụ nữ đòi quyền sống cũng sử dụng căn nhà 51/10/14 Cao Thắng của gia đình bá Sương làm nơi liên lạc của Hội. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968, đây cũng là một trong những điểm tựa của bộ phận Thành Đoàn. Thời điểm đó, lực lượng võ trang của Ban Phụ vận đã dùng chiếc Honda của bà Trần Thị Ngọc Sương chuyển vũ khí để chuẩn bị cho chiến dịch. Sau Mậu Thân 1968, năm khẩu súng K54 cùng với nhiều truyền đơn, tài liệu của chị em trong lực lượng võ trang được bà Sương cất giấu dưới một hầm nhỏ bí mật trong nhà do bà và em trai đào, cho nên dù bị địch nghi ngờ dùng máy rà vũ khí dò tìm nhưng vẫn không phát hiện được.
Bàn Cờ - Căn cứ của nhân dân trong lòng địch
Hồi đó, sinh viên, học sinh hay cán bộ cách mạng bị địch vây bắt, cứ chạy vào khu Bàn Cờ là thoát. Ở đây đường hẻm từng ô như bàn cờ, chằng chịt, vào thì được, nhưng ra thì không biết lối. Vì vậy Bàn Cờ được xem như một căn cứ của lòng dân trong vùng địch. Địa danh này đã đi vào lòng người dân Sài Gòn và đồng bào Nam bộ qua ca khúc “Người mẹ Bàn Cờ”. Chính tác giả bài thơ ấy là nhà thơ Nguyễn Kim Ngân, lúc đó là sinh viên Đại học Văn Khoa Sài Gòn, đã cùng bạn bè tham gia biểu tình chống chiến tranh xâm lược. Và cũng nhờ những người mẹ, người chị, người em ở Bàn Cờ chở che, nhận là con cháu, là chồng mà ông và bạn bè đã thoát khỏi sự truy bắt của địch.
Chợ Vườn Chuối
Khi nhắc đến địa danh Bàn Cờ, ông Nguyễn Trọng Xuất, Tổng thư ký Hội đồng biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến của TP Hồ Chí Minh khẳng định: “Phạm vi của Bàn Cờ hồi đó nó là Vườn Chuối lẫn Bàn Cờ . Vì lúc đó ngày xưa toàn những nhà thấp tự phát của những người công nhân lao động tự phát trong khu vực chưa được phân lô rồi dựng nhà lên lên mà ở. Sống nheo nhóc ở trong này là những người lao động. Nhưng đồng thời những người lao động đó là chỗ dựa, chỗ bảo vệ những lực lượng cách mạng”.
Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng, ở Sài Gòn không có các căn cứ rừng, núi, nhưng lại có căn cứ nhân tâm như Bàn Cờ, bao bọc cho những người hoạt động cách mạng mà địch không làm gì được.
Những căn cứ nhân tâm ấy cùng sự nổi dậy của các lực lượng yêu nước ngay trong lòng Sài Gòn - Chợ Lớn, phối hợp với các mũi tiến công chủ lực của quân giải phóng đã góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc vào ngày 30/4/1975 lich sử./.
Cao Thoa - Hà Khánh/VOV TPHCM
Tối 7/9, UBND TP.HCM tổ chức gala “Tinh hoa gạo Việt” để chào để chào đón các đoàn khách trong nước và quốc...
Sở Du lịch TP.HCM vừa tổ chức hội thảo “Tiềm năng du lịch kinh doanh tại TP.HCM và Việt Nam”. Hội thảo có hơn...
Sáng nay (8/9), TP.HCM khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM 2022 (ITE HCMC 2022). Tham dự lễ khai mạc có...
TP. Hồ Chí Minh bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế từ giữa tháng 3/2022 đến nay, các hoạt động du lịch kèm theo...
Vào ngày 23/7 tới đây, tại Quảng trường The Garden Mall (Quận 5), chương trình “Về Chợ Lớn xem múa Lân” do...
Tối 16/7, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ chào đón đoàn khách du lịch MICE (tức du lịch kết hợp hội...
Mùa hè này được kỳ vọng là thời điểm để ngành du lịch trong nước phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Vì...
Tối 14/5, TP.HCM khai mạc Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1. Ngày hội năm...
Tối ngày 12/5, hàng ngàn người dân và Phật tử đã đổ về chùa Pháp Hoa (Quận 3, TP.HCM) để tham gia lễ hội thả...
Sở Du lịch TP.HCM cho biết, Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 sẽ diễn ra tại Công viên Lê Văn Tám (Quận 1)...
Tối ngày 28/4, tại khuôn viên tòa nhà Landmark 81 ở TP.HCM, lần đầu tiên một lễ hội dành riêng cho gia vị...
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 4 ngày nên các khu vui chơi, giải trí ở TP.HCM đang ráo riết lên các...