Bánh trứng kiến, món ăn độc đáo của người Tày vùng núi Đông Bắc là thứ bạn nên nếm thử nếu đến Cao Bằng vào khoảng từ tháng 4 - tháng 5. Đây là thời điểm sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng, cho trứng non làm nhân. Bánh được bọc bởi một lớp bột nếp nương và lá cây vả non, đem hấp cách thủy khoảng 45 - 50 phút là chín.
Thịt vịt ướp bằng 7 loại gia vị gồm gừng, tỏi, hành khô, hạt tiêu, mật ong, đậu hũ, lá mắc mật khô trước khi đem quay cho lớp da vàng bóng, dậy mùi thơm. Vịt quay 7 vị chín có lớp da giòn, thấm vị còn phần thịt thì mềm, ngọt.
Du khách đã một lần thưởng thức hạt dẻ Trùng Khánh, chắc chắn sẽ khó có thể quên được vị thơm bùi. Hạt có màu nâu đều, tròn, chế biến bằng nhiều cách như luộc, rang, sấy hay thậm chí ninh với chân giò, thịt gà... Hạt dẻ ngon nhất vào mùa thu hoạch tháng 9 và 10 hằng năm.
Đến Cao Bằng vào mùa đông, chiếc bánh áp chao sẽ giúp bạn xua đi cái lạnh. Vỏ bánh làm bằng gạo nếp trộn với gạo tẻ, xay nhuyễn. Nhân bánh làm từ thịt vịt hoặc thịt lợn ướp gia vị, chiên ngập dầu cho phồng. Vỏ bánh giòn, bên trong dẻo cộng với nhân đậm đà, ăn kèm nước chấm chua ngọt là chuẩn vị.
Xôi trám có vị thơm dịu dàng của nếp nương hòa với mùi thơm ngai ngái của trám rừng, loại cây mọc nhiều ở miền núi phía Bắc nhưng chỉ cho quả vào mùa thu. Bạn cũng có thể mua trám về làm quà hoặc đem kho với thịt, làm mứt...
Loài rau dại có tên dạ hến được nhiều thực khách lựa chọn khi vào các quán ăn ở Cao Bằng. Thân dây giòn, xào chung với thịt bò, lòng lợn, lòng gà, ăn rất tốn cơm. Không ít du khách đến đây còn tranh thủ ra chợ sớm, mua rau trước khi về thành phố, để dành ăn dần.
Miến làm từ củ dong riềng trồng trên dãy phia bắc thuộc cánh cung núi Ngân Sơn cho màu đen lạ mắt. Miến dong đen không sử dụng chất bảo quản hay chất tẩy, nấu với thịt gà ăn kèm với nấm hương, mộc nhĩ, trở thành món ăn sáng lý tưởng.
Bên cạnh đó, bánh cuốn Cao Bằng ăn cùng chén nước súp có chả, trứng gà chần, cũng là món ăn sáng ấm bụng. Vì cách ăn lạ nên nhiều người gọi đây là bánh cuốn canh để dễ phân biệt với bánh cuốn chấm nước mắm ngọt thường thấy ở những nơi khác.
Bánh khảo là lương khô của người Tày, Nùng, thường được dùng trong những ngày lễ, Tết vì có thể để lâu mà không bị hỏng. Bánh làm từ gạo nếp thơm, phần nhân bên trong thì làm bằng đường phèn hoặc đường kính kèm với vừng, lạc và mỡ lợn, thích hợp nhâm nhi cùng trà nóng, đãi khách.
Theo Ngoisao.net
Tuần lễ Văn hóa - Chợ tình phong lưu Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng năm 2022 diễn ra từ ngày 7-10/9 thu hút đông đảo...
Tại tỉnh Cao Bằng, nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ đã được nối lại sau thời gian dài phải...
Ngày 4/3, UBND huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể...
Từ sớm nay (20/2), khu vực đỉnh Phja Oắc, thuộc Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén tại xã Thành Công, huyện...
Rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân dãy núi Slam Cao, thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Nơi...
Từ ngày 5/11 tới nay, sau khi Cao Bằng phát hiện ca mắc đầu tiên, số người mắc COVID-19 liên tục tăng cao và...
Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả...
Những năm gần đây, cùng với chủ trương phát triển kinh tế du lịch, tỉnh Cao Bằng đang đẩy mạnh công tác bảo...
Sáng nay (3/10), tại thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng diễn ra Lễ động thổ tuyến cao tốc Đồng...
Sáng nay (3/9), lực lượng Biên phòng Cao Bằng tiếp tục phát hiện, tạm giữ 15 đối tượng là người Việt Nam nhập...
Bắt đầu từ hôm nay (18/8), tỉnh Cao Bằng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang tại những nơi...
Lực lượng biên phòng các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng liên tiếp phát hiện các vụ xuất nhập cảnh trái phép qua...