Tàu hũ nước đường với trân châu tự làm, ăn dai dai cực kỳ hấp dẫn. Ảnh: Giang Vũ
Gánh tàu hũ kiểu Hoa của người phụ nữ gốc Quảng
Cô Nguyễn Thị Hường, quê gốc ở Quảng Ngãi, từ năm 18 tuổi đã xa quê vào Sài Gòn làm đủ mọi việc để mưu sinh. Sau những ngày lang thang ở khu Chợ Lớn, cô thấy một hàng tàu hũ nóng của người Hoa cách đây hơn 30 năm ở quận 11 bán rất đắt hàng nên đã xin học nghề mất 5 phân vàng.
Từ đó đến nay, cô tìm cách chế biến ra nhiều món tàu hũ rất thú vị nhờ khách hàng quen thuộc khu chợ Xã Tây, nằm trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5. Sau gần 20 năm gánh đi khắp khu Chợ Lớn, từ 10 năm nay cô mới ngồi cố định một chỗ trên vỉa hè nằm trên đường Trần Hưng Đạo, ngay kế bên chợ Xã Tây.
Nồi tàu hũ của cô Hường đặc biệt ở chất lượng: Đậu hũ trắng, mềm mịn, múc lên sóng sánh đẹp mắt do sử dụng đậu nành sạch từ Campuchia, chỉ pha một ít bột gạo và 1 muỗng nhỏ thạch cao phi mua từ tiệm thuốc Bắc cho nồi đậu hũ lớn làm từ 2 kg đậu nành. Cô Hường cho biết, tàu hũ nào mà không trắng tinh là do lọc không kỹ để lời nhiều hơn, trông đặc chứ không mềm mướt là cho quá nhiều bột gạo mà thôi.
Món tàu hũ nóng không cho đá với nước đường gừng của cô Hường |
Cô Hường chia sẻ: bí quyết làm tàu hũ này cô học của người Hoa và giữ nguyên công thức. Biến tấu làm cho món này thú vị hơn tàu hũ của người Hoa là loại nước đường vàng (đường phên) nấu với gừng sẻ, nhỏ mà thơm nồng, thêm các hạt trân châu dai dai ngon đặc biệt làm từ bột năng nhồi kỹ, luộc lên rồi thả vào.
Trân châu tự làm của cô Hường |
Tàu hũ nóng, chè đậu ngọt thanh, vị tinh tế nơi vỉa hè
Ngoài món tàu hũ truyền thống chỉ gồm tàu hũ, nước đường nóng với gừng thì các món tàu hũ biến tấu rất được thực khách ưa chuộng là tàu hũ nước đường chan cốt dừa, tàu hũ bánh lọt, tàu hũ với đậu đen. Đây là món được nhiều người ưa thích nhất.
Tàu hũ nước đường chan cốt dừa |
Tàu hũ đậu đen |
Tàu hũ bánh lọt |
Món tàu hũ nước đường đã ngon đỉnh cao rồi, các món chè khác của cô cũng được khách hàng ưa chuộng không kém. Các món chè ngon phải kể đến chè đậu nấu từ đậu trắng và nếp, vị ngọt thanh vừa phải, chè đậu đen nấu lẫn với đậu ngự, chè khoai môn, chè đậu ván, chè bắp, chè táo soạn, bánh trôi, chè sương sa hạt lựu bánh lọt.
Chè đậu ván |
Chè bắp |
Sương sa hạt lựu |
Anh Chí Tài, một thực khách quen thuộc của món tàu hũ nước đường chia sẻ: “Là người gốc Hoa, tôi thấy đậu hũ ở đây nấu y như vợ tôi nấu ở nhà. Giờ già rồi ngại làm, khi nào muốn ăn ra đây ăn cho khỏe.” Ngoài món đậu hũ, anh Tài còn mê chè đậu, lần nào ra ăn, anh cũng mua một nửa số chè đậu của cô Hường mang về cho cả nhà cùng ăn.
Chè đậu mềm thơm |
Chị Thu, khách hàng “ruột” của gánh tàu hũ cho biết: “Ăn riết rồi ghiền luôn, ngày nào đi chợ mà không ăn là không chịu được. Bà này nấu thật thà và có tâm lắm”.
Gánh tàu hũ nuôi cả gia đình và con học đại học
Để có được một nồi to đậu hũ và vài món chè mỗi ngày, cô Hường đi ngủ từ 7 giờ tối, sau đó 1 giờ sáng đã dậy để chuẩn bị: xay đậu, lọc đậu và nấu tàu hũ, các loại đậu nấu chè được ngâm từ lúc đi ngủ cho mềm, tới lúc đó nấu nhanh nhừ. Bí quyết nấu chè mềm của cô trước hết là chọn đậu loại 1, đậu mới thu hoạch và khi sôi, cho vào một cục nước đá. Đã nhiều năm lấy mối quen nên chất lượng đậu không bao giờ bị sai lầm.
Cô Hường tần tảo dậy sớm và lao động vất vả để gửi tiền về quê cho chồng con |
Người phụ nữ này thật phi thường khi tất cả các công đoạn cô đều tự làm một mình mà không có ai phụ. Hỏi tại sao không thuê người giúp, cô cho biết, nếu thuê thì hết cả tiền lời nên đành tự làm sẽ dành dụm được nhiều hơn. Ngày trước khi chưa có xe đẩy, cô phải oằn vai gánh gánh tàu hũ nặng vài chục ký từ nhà trọ ra chỗ bán, giờ có xe đẩy thì cô cũng tự làm một mình. Tới giờ bán, cũng một mình một tay múc tàu hũ, múc chè cho người ăn tại chỗ, người mang đi đến khi hết cũng vài trăm suất.
Động lực để vượt lên sự vất vả ấy là kiếm tiền trả tiền nhà trọ, ăn uống cho mình cô ở Sài Gòn, còn lại gửi hết về quê cho chồng ở Quảng Ngãi nuôi con ăn học. Giờ đây, đứa con lớn của cô đã vào đại học, có đi làm thêm để thuê nhà và ăn uống nhưng thỉnh thoảng cô vẫn phải giúp tiền mua máy tính, tiền học phí khoản lớn.
Đôi khi mệt mỏi, người ta có thể nấu không ngon, nhưng với cô Hường, “nấu không ngon thì chắc chắn sẽ ế, lúc đó còn khổ gấp nhiều lần, vì phải bán hết mới có lời”. Vậy nên, bao nhiêu năm qua, các món tàu hũ và chè của cô “ngày nào cũng ngon như thế”.
Nồi nước đường gừng hấp dẫn |
Giang Vũ/thanhnien.vn
Tối 7/9, UBND TP.HCM tổ chức gala “Tinh hoa gạo Việt” để chào để chào đón các đoàn khách trong nước và quốc...
Sở Du lịch TP.HCM vừa tổ chức hội thảo “Tiềm năng du lịch kinh doanh tại TP.HCM và Việt Nam”. Hội thảo có hơn...
Sáng nay (8/9), TP.HCM khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM 2022 (ITE HCMC 2022). Tham dự lễ khai mạc có...
TP. Hồ Chí Minh bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế từ giữa tháng 3/2022 đến nay, các hoạt động du lịch kèm theo...
Vào ngày 23/7 tới đây, tại Quảng trường The Garden Mall (Quận 5), chương trình “Về Chợ Lớn xem múa Lân” do...
Tối 16/7, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ chào đón đoàn khách du lịch MICE (tức du lịch kết hợp hội...
Mùa hè này được kỳ vọng là thời điểm để ngành du lịch trong nước phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Vì...
Tối 14/5, TP.HCM khai mạc Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1. Ngày hội năm...
Tối ngày 12/5, hàng ngàn người dân và Phật tử đã đổ về chùa Pháp Hoa (Quận 3, TP.HCM) để tham gia lễ hội thả...
Sở Du lịch TP.HCM cho biết, Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 sẽ diễn ra tại Công viên Lê Văn Tám (Quận 1)...
Tối ngày 28/4, tại khuôn viên tòa nhà Landmark 81 ở TP.HCM, lần đầu tiên một lễ hội dành riêng cho gia vị...
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 4 ngày nên các khu vui chơi, giải trí ở TP.HCM đang ráo riết lên các...