Trận địa pháo Núi Lớn – Vũng Tàu
Trận địa pháo Núi Lớn – Vũng Tàu được coi là trận địa pháo cổ lớn nhất Đông Dương; ghi đậm dấu ấn lịch sử, lao động khổ sai của tù nhân, dân phu thời thuộc địa Pháp. Di tích đã được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia.
Trận địa pháo nằm trên đỉnh Núi Lớn
Công trình quân sự này được xây từ cuối thế kỷ 19 và hoàn thành năm 1905, nằm trên đỉnh Núi Lớn, cao 100m so với mặt nước biển. Việc xây dựng, vận chuyển, lắp dựng được thực hiện hoàn toàn bằng phương thức thủ công, trong đó huy động phần lớn nhân công của tù nhân, dân phu người Việt.
Toàn cảnh chiếc pháo
Các khẩu pháo được làm bằng thép, có ba phần: Nòng pháo, giá đỡ và mâm xoay. Nòng pháo dài hơn 4m, giá đỡ cho phép nâng cao hay hạ thấp tầm bắn, mâm xoay cho phép pháo có thể xoay các hướng, phần đế mâm xoay được liên kết cố định với nền bê tông.
Nòng pháo to khoảng 240mm
Nơi đây đặt 06 khẩu đại pháo, bố trí theo hình vòng cung hướng ra Biển Đông, Các khẩu pháo được đặt trên các bệ pháo được xây âm xuống so với mặt bằng chung, cách nhau 17,5m. Cỡ nòng (đường kính trong) các khẩu pháo này là 240mm.
Phía sau nòng pháo, nơi tác xạ của các pháo thủ
Thông tin của pháo được khắc ở chuôi nòng pháo
Ở chuôi nòng pháo có ghi rõ thông tin sản xuất (mẫu, trọng lượng) và thông số kỹ thuật của khẩu pháo. Theo đó, 6 khẩu pháo này được sản xuất từ năm 1872 - 1876, trọng lượng từ 15.390kg - 15.764kg.
Hình ảnh tương quan cho thấy những khẩu pháo có kích thước rất lớn Hầm chứa đạn
Phía sau mỗi bệ pháo là hầm chứa đạn và hầm pháo thủ, liên kết với nhau bằng một hệ thống giao thông hào. Vật liệu xây dựng được sử dụng là bê tông và đá khối.
Cận cảnh một hầm chứa đạn
Phía sau dàn pháo khoảng 20m là hầm chỉ huy pháo binh, được xây dựng như một lô cốt nổi trên mặt đất
Hầm thủy lôi
Cách trận địa pháo khoảng 200m về phía tây có kho đạn pháo, hay còn gọi là hầm thủy lôi. Đây là 2 đường hầm được đào xuyên vào trong lòng núi. Năm 1944 quân đội Nhật đã dùng hầm này để chứa thủy lôi để phong tỏa vịnh Gành Rái và cửa biển Vũng Tàu.
Bên trong hầm thủy lôi
Bên trong hầm thủy lôi, mỗi hầm có diện tích khoảng hơn 100m2. Thời chống Pháp (1945 - 1954), quân và dân Vũng Tàu đã bí mật lấy hàng chục trái thủy lôi (mỗi trái nặng trên 100kg) để chế bom mìn tự tạo, tiêu diệt địch./.
Theo VOV.VN
Hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam 2021 và kỷ niệm 111 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2021), sáng 6/3...
Sáng nay (11/9), UBND TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) tổ chức khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam. Sự...
Ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự báo, tháng 7 và tháng 8 năm 2022 sẽ là 2 tháng cao điểm của du lịch...
Nhiều doanh nghiệp du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, hiện nay hoạt động ngành du lịch đang nảy sinh...
Trong 2 ngày (30/4 và 1/5), do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa nhiều nên lượng khách đến nghỉ lễ tại Bà...
Hiện nay, khách đặt phòng lưu trú, đăng ký điểm vui chơi trong dịp lễ 30/4, 1/5 tại Bà Rịa – Vũng Tàu tăng...
Ngày 10/4 (ngày thứ 2 của kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương) tình hình ùn ứ cục bộ tại trung tâm TP. Vũng Tàu, tỉnh...
Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết từ mùng 1 đến hết mùng 6 Tết, địa phương đón và phục vụ gần...
Ba thành phố của Việt Nam vừa vinh dự nhận được nhận giải thưởng 'Thành phố Du lịch sạch' tại Diễn...
Trong 3 ngày nghỉ Tết dương lịch 2022, Bà Rịa Vũng Tàu đón hơn 61 ngàn lượt khách đến tắm biển. Đây là con số...
Từ chỗ lượng khách du lịch hàng năm chỉ vài chục nghìn người, đến nay du khách đến với Bà Rịa – Vũng Tàu mỗi...
Từ nay đến 15/2/2022, huyện Côn Đảo khôi phục các hoạt động du lịch, đón khách và trước mắt là du khách đến...