Đồng bào dân tộc thiểu số Khmer đến chùa ngày Tết Nguyên Đán. Ảnh: THANH TIẾN
Từ ngày đồng bào dân tộc thiểu số Khmer biết đến việc “đi công ty” thì cuộc sống nơi phum, sóc đã có nhiều đổi khác. Những người trẻ trong độ tuổi lao động đã đi đến các địa phương như: Bình Dương, Đồng Nai… làm công nhân với mức lương cơ bản nên phum, sóc chỉ còn những cụ già và trẻ con. Bởi thế, Tết đến là lúc họ thấy vui nhất bởi sự trở về của những người thân. Khi ấy, phum, sóc lại rộn lên tiếng hát, tiếng cười.
Là người có đến 8 đứa con đi lao động ngoài tỉnh, ông Chau Sóc Sane (ngụ xã Ô Lâm, Tri Tôn) cứ “trông Tết như trông nước uống”. Có lẽ, ông muốn được thấy các con trở về sum họp dưới mái nhà ấm cúng của mình. “Mấy đứa con đi làm cả năm mới về một lần. Mỗi lần về, chúng ở thăm tui được 4-5 ngày, như vậy đủ vui rồi. Vì những người trẻ họ đi làm có tiền nên đón Tết sung túc hơn. Gia đình nào cũng tổ chức gặp gỡ anh em, tiệc tùng, ca hát. Người Khmer cũng như người Kinh, cũng sửa sang nhà cửa, quét dọn đường sá trong phum, sóc thật sạch đẹp để đón năm mới vui vẻ”.
Những ngày cuối năm, Chau Sóc Sane cùng vợ tất bật nhận gói bánh tét thuê cho người dân địa phương. Lúc rảnh rỗi, ông lại cùng các con đi chùa cầu phước, cầu an trong năm mới. Với đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, đi chùa cuối năm là nét văn hóa không thể lãng quên bởi nó nhắc nhở mọi người về lẽ phải, đạo đức và nguồn gốc quê hương. Vì vậy, những bậc cao niên như Chau Sóc Sane mong muốn các con đừng bao giờ quên nguồn cội và phải trở về phum, sóc trong những ngày cuối năm. Khi ấy, ông lại cùng con ngồi quây quần bên mâm cơm gia đình, lắng nghe câu chuyện của họ bươn chải nơi xứ người. Có lẽ, việc “đi công ty” mang đến cho các con của Chau Sóc Sane cuộc sống căn bản hơn nên ai cũng muốn ra Bình Dương, Đồng Nai để có công việc phù hợp. Tuy nhiên, thời điểm cuối năm là lúc họ trở về với mảnh đất chôn nhau cắt rốn.
Khi những cội mai vàng ngoài ngõ lác đác trổ bông, ông Chau Sóc Sane lại ngày ngày ngóng ra cửa đợi từng đứa con trở về. Các cháu của ông được gặp lại cha mẹ sau thời gian dài xa cách vì chúng phải ở nhà “học cái chữ”. Chau Sóc Sane cho biết, những ngày Tết truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer thì người trẻ không về quê, chỉ đến Tết Nguyên đán họ mới có mặt ở phum, sóc. Vì vậy, những ngày cuối năm nhà nhà trong phum, sóc đều vui như hội bởi sự có mặt đầy đủ của các thành viên.
Điểm đặc biệt trong cách ăn Tết của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer chính là việc họ hay tổ chức đám cưới vào thời điểm đầu năm mới. Lý giải cho vấn đề này, ông Chau Sóc Sane cho biết: “Tết Nguyên đán là thời điểm thanh niên được nghỉ nhiều ngày trong năm, do đó việc tổ chức đám cưới sẽ thuận tiện nhất. Hơn nữa, nhà nào có thêm nàng dâu hay chàng rễ trong năm mới giúp niềm vui nhân lên gấp bội. Vì vậy, thời điểm ăn Tết Nguyên đán cũng chính là mùa cưới của người Khmer”.
Tuy có vui nhưng những ngày cuối năm nơi phum, sóc đặt ra nhiều vấn đề, nhất là tình hình an ninh trật tự. Do đó, các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sinh sống đều chủ động thực hiện nhiều phương án nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Phó Chủ tịch UBMTTQVN xã An Cư (Tịnh Biên) Chau Lâm thông tin: “Là xã có hơn 76% dân tộc thiểu số Khmer sinh sống nên những ngày cuối năm và Tết Nguyên đán ở An Cư vui hơn. Tuy nhiên, chúng tôi phải tích cực tuyên truyền đến từng hộ gia đình về việc không để mất an ninh trật tự. Bởi lẽ, khi bà con tổ chức tiệc tùng nếu không kiểm soát sẽ phát sinh sự việc không hay. Do đó, chúng tôi chủ động đến gặp sãi cả 11 điểm chùa và người có uy tín trong cộng đồng để vận động các vị này góp tiếng nói đến bà con trong việc tự quản lý hoạt động vui chơi của gia đình mình, không ảnh hưởng đến niềm vui chung của phum, sóc”. Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Công an xã An Cư kết hợp với lực lượng dân quân tự vệ tổ chức tuần tra liên tục tại những khu vực được xem là có nguy cơ mất an ninh trật tự, nhằm kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.
Những ngày cuối năm, khắp phum, sóc vui vẻ hơn bởi những dòng người từ khắp mọi nơi sẽ lần lượt quay trở về và không khí mùa xuân mơn man quanh những cánh mai vàng. Đó là lúc những đường làng quanh co rộn tiếng cười của những đứa trẻ khi chúng nắm tay cha mẹ đi chợ hay đến chùa sau thời gian dài xa cách.
Lương Anh, theo TTMT
Tỉnh An Giang hiện đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động chào mừng lễ Sen Đôn Ta của...
Thông tin từ UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh này vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể...
Tối 20/4, tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO...
Sáng 7/9, ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang) cho biết, thực...
Chiều ngày 9/5, ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang cho biết, trước tình...
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam...
Sở GD&ĐT tỉnh An Giang cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh là người Việt Nam theo học ở các...
Từ những khó khăn, tác động của dịch bệnh Covid-19, từ nay đến cuối năm, các địa phương vùng ĐBSCL phải thực...
Dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó thương mại - dịch vụ,...
Sáng nay 14/5, ông Đoàn Bình Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19...
Sau một thời gian tạm dừng đón khách để phòng, chống dịch Covid-19, bắt đầu từ hôm nay (28/4), tất cả các...