Tương Bần hay tương làng Bần là tên gọi một loại tương được sản xuất tại phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên. Đây được đánh giá là một trong những loại tương ngon nhất Việt Nam, đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tương Bần được dùng trong chế biến món ăn hay sử dụng như một loại nước chấm với hương vị đặc trưng. Có một số món ăn khi nấu nhất định phải dùng tương Bần mới ngon.
Cá diếc kho tương
Gừng, riềng, ớt và tương Bần là các gia vị phải có khi kho cá diếc. Để làm món ăn dân dã mà vô cùng đưa cơm này, cá diếc phải được đun liu diu trên bếp lửa nhỏ trong nhiều giờ, cho đến khi cá có thể ăn được cả thịt và xương. Nồi cá diếc kho trong niêu đất kín khi mở thơm lừng cả nhà. Thịt cá ngấm gia vị, ngấm tương thơm mềm béo ngậy. Xương cá tan trong miệng. Cá nhấc cả con chứ không bở mủn. Nồi cá diếc kho vào những ngày mưa thì nhất vị. Có thêm ít tóp mỡ nữa càng tuyệt.
Rau muống chấm tương
Rau muống xanh vớt khỏi nồi canh, chấm nóng với bát tương Bần khiến người ăn khó quên được hương vị. Tương Bần lên men từ đỗ tương, gạo nếp và muối, nhiều chất dinh dưỡng và thơm vị. Tương Bần với vài lát ớt cay cay, chấm cùng rau muống luộc vừa chín tới giòn giòn, cùng bát canh sấu dầm chua thanh. Bữa cơm đạm bạc mà ngon và ấm áp.
Cà dầm tương
Cà để làm món dầm tương thường là món cà bát được thái mỏng, dầm cùng tương và ớt. Món cà bát không còn nhiều nơi muối nhưng những người đã ăn cà bát một lần sẽ có ấn tượng vì cà giòn, dễ ăn. Cà dầm tương không còn xa lạ với các gia đình ở vùng quê Bắc Bộ. Có nhiều nhà sẽ tự muối cà, tự làm tương để ăn dần và để dành cho những ngày mưa gió sụt sùi.
Bánh đúc chấm tương
Được làm từ gạo tẻ ngâm với nước vôi trong, nghiền nhỏ thành bột cho vào nồi nấu cùng lạc, bánh đúc là món ăn dân dã được nhiều các mẹ và các chị yêu thích. Bánh đúc lạc ngon không nát mà mềm, dẻo, giòn giòn, cầm không hề dính tay. Vị gạo thanh thanh, vị lạc béo bùi, đậm đà chấm với tương Bần, quyện vào nhau vừa dung dị, vừa gợi nhiều cảm xúc về một vùng đất rất đỗi bình yên.
Thịt dê chấm tương
Dê núi Ninh Bình và tương Bần là bộ đôi không thể tách rời. Không phải miếng thịt dê nào làm tái cũng ngon. Thường thịt hai vách hông (tương tự như ba chỉ ở lợn) là thịt thích hợp nhất với món tái vì có da dai mà mềm, có chút mỡ nhưng không ngấy, có thịt nạc nhưng không khô và xơ. Tái dê ăn kèm với riềng, khế, sả, chuối xanh, sung quả, vừng rang và đặc biệt không thể thiếu tương Bần ngon. Đó là linh hồn, là sự kết hợp khiến món ăn đậm đà và ngon hơn rất nhiều.
Theo ngoisao.net
Chiều 27/11, chương trình "Sắc màu du lịch Hưng Yên" do UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức, đã khai mạc tại khu vực...
Với mục tiêu gia tăng các tiện ích thanh toán cho khách hàng, từ ngày 26/02/2020, Vietcombank chính thức...
Năm nay thuận lợi cho việc trồng hoa nên giá thành không biến động nhiều, người dân làng hoa Xuân Quan (Hưng...
Làng hoa ven sông Hồng (xã Xuân Quan, H.Văn Giang, Hưng Yên) đang tất bật chăm sóc hoa và cây cảnh phục vụ...
Nhiều đại gia sẵn sàng bỏ ra gần tỷ đồng để sở hữu loại hoa giấy ngũ sắc được nhập từ Thái Lan về chơi...
Làm thế nào để khai thác tiềm năng nguồn tài nguyên du lịch, tìm chỗ đứng cho Hưng Yên trong vị trí bản đồ du...
"Cần có giải pháp để thúc đẩy du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định vị trí của Hưng Yên trên bản đồ...
Cầu Hưng Hà có tổng đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng, bắc ngang qua sông Hồng giúp rút ngắn khoảng cách từ Hưng Yên...
Xác định quảng bá, xúc tiến du lịch là khâu quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch, góp phần tích cực...
Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở là hiện vật gốc độc bản, là pho tượng Phật có số lượng tay...
Tối 10/4, tại thành phố Hưng Yên, Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến năm 2019 đã được khai mạc trong không khí...
Trong 3 ngày từ 15 đến 17/3 (10-12/2 âm lịch) đã diễn ra Lễ hội truyền thống Chử Đồng Tử - Tiên Dung năm 2019...