Cuộc sống trên các đảo Sinh Tồn, Trường Sa lớn, Song Tử Tây giờ đây đã rút ngắn khoảng cách với đất liền. Dưới những tán cây bàng vuông, phong ba là những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, tổ ấm của nhiều gia đình trẻ ra đây lập nghiệp. Trước mỗi căn nhà đều có mảnh vườn nhỏ trồng rau xanh, cây ăn quả, phía sau có chuồng nuôi gà, vịt. Những khó khăn về nước sạch, rau xanh, thông tin liên lạc đã được khắc phục.
“Em ra đây điều kiện rất tốt, ở đây có bộ đội giúp đỡ. Chồng em hằng ngày thì đi biển đánh cá, còn em ở nhà trồng rau, tăng gia sản xuất. Mùa bão ngư dân đi vào tránh bão, dân trên đảo lấy rau tặng lại ngư dân”, chị Phan Nguyễn Xuân Thùy, người dân xã đảo Sinh Tồn tâm sự.
Thầy Nguyễn Công Qua, giáo viên Trường Tiểu học Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, chia sẻ: “Trước đây tôi nghĩ rằng nơi đây vẫn chưa có gì, vẫn hoang sơ, nhưng khi ra rồi mới biết điều kiện ở nơi này rất ổn. Ngày 20/11 cũng như không khí ở đất liền, học sinh nhớ đến thầy, phụ huynh và bộ đội, chỉ huy đảo rất quan tâm”.
Để Trường Sa có một cuộc sống yên bình như “thành phố giữa ngàn khơi” hôm nay, các thế hệ quân dân trên đảo, đặc biệt là Đoàn Trường Sa đã đổ không biết bao nhiêu máu xương kể từ ngày giải phóng huyện đảo. 46 năm trước, với quyết định táo bạo, đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đối với vấn đề chủ quyền biển đảo lúc bấy giờ, Quân chủng Hải quân đã phối hợp với Quân khu V bất ngờ đổ bộ giải phóng các đảo như: Song Tử Tây, Trường Sa lớn, Sơn Ca, Nam Yết…
46 năm qua, quân dân huyện đảo Trường Sa luôn nhận được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, sự chung tay giúp sức của các địa phương, các doanh nghiệp, nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài.
Đại tá Thái Đàm Sáu, Nguyên Đoàn trưởng Đoàn Trường Sa cho biết: “Mỗi thế hệ có một nhìn nhận khác nhau, thế nhưng tôi thấy truyền thống của quân đội ta, của dân tộc ta từ xa xưa đến nay đều không có gì cản trở đến bước tiến. Luôn luôn rèn luyện, phấn đấu giữ vững phẩm chất đạo đức của quân nhân cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao, để không phụ lòng đến công lao của những người đi trước, để không phụ lòng mong đợi của nhân dân cả nước đối với Trường Sa”.
46 năm qua, những người lính thuộc đoàn Trường Sa - Lữ đoàn 146 của Vùng 4 Hải quân luôn giữ vững đảo tiền tiêu, giữ bình yên trên biển. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đoàn Trường Sa tổ chức huấn luyện gắn liền với thực hiện nhiệm vụ, gắn huấn luyện quân sự chuyên môn nghiệp vụ với xây dựng nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật, tích cực làm chủ vũ khí kỹ thuật mới hiện đại. Đồng thời, tăng cường huấn luyện khả năng cơ động, hiệp đồng và huấn luyện trong điều kiện thời tiết phức tạp.
Đại tá Lương Xuân Giáp, Chính ủy Đoàn Trường Sa cho biết, những bài học kinh nghiệm giải phóng đảo 46 năm trước vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, chủ động, không bị bất ngờ trong mọi tình huống, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Đại tá Lương Xuân Giáp cho hay: “Chúng tôi tổ chức giáo dục cho bộ đội thông qua các thước phim tư liệu, hình ảnh tư liệu, bằng các hiện vật của các thế hệ cán bộ đi trước, để cho bộ đội tái hiện được những cuộc sống khó khăn, vất vả cũng hết sức tự hào của cha anh mình để mọi người nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là người chiến sỹ Hải quân, chiến sỹ Trường Sa”.
Bây giờ, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà đã xanh hơn, người dân cùng nhau phát triển kinh tế biển với những âu tàu làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển.
Ông Hồ Văn Mừng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, phụ trách theo dõi công tác xây dựng Đảng huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đặt vấn đề phát triển toàn diện huyện đảo Trường Sa cả về chính trị, quốc phòng- an ninh, kinh tế. Theo ông Hồ Văn Mừng, trước mắt, tỉnh Khánh Hoà phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hệ thống chính trị, tiếp tục phát triển đảng viên, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức; tạo điều kiện cho người dân học tập, sinh hoạt tôn giáo…
“Tỉnh rất mong muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế và hoạt động du lịch ở Trường Sa. Sắp tới, tỉnh sẽ có phối hợp, đề nghị với Bộ Quốc phòng làm sao các hoạt động phát triển kinh tế của Trường Sa mạnh mẽ hơn. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân Khánh Hòa sinh sống, làm việc phát triển kinh tế tại huyện Trường Sa tốt nhất. Tập trung phát triển các ngành nghề như nuôi biển, đánh bắt hải sản, rồi các hoạt động du lịch”, ông Mừng nói.
Thái Bình - Thanh Hiếu/VOV miền Trung
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang đến năm 2030. Mục tiêu...
Mùa hè năm nay, bùng nổ lượng khách du lịch du lịch nội địa đến với Nha Trang- Khánh Hòa. Tuy nhiên, đây là...
Gần 50 ngàn mét vuông bờ biển ở phía Đông đường Trần Phú, thành phố Nha Trang đang được tỉnh Khánh Hòa thu...
Tối 16/6, Liên hoan Du lịch biển Nha Trang chủ đề “Nha Trang, Khánh Hòa - Chạm đến trái tim” đã khai mạc tại...
Trong bối cảnh thị trường khách quốc tế truyền thống quy mô lớn bị đứt gãy, việc tìm kiếm thị trường mới thay...
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa đồng ý tổ chức Chương trình Festival Biển Nha Trang- Khánh Hòa 2023 theo đề xuất của...
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản đồng ý với đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh về việc...
Ngày 9/5, UBND tỉnh Khánh Hòa công bố các hoạt động trong Chương trình văn hóa, du lịch, thể thao “Nha Trang...
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, dù thời tiết không thuận lợi, có mưa nhưng lượng du khách đến tỉnh Khánh Hòa...
UBND thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa vừa đề nghị các doanh nghiệp du lịch gỡ bỏ nội dung thông tin trên...
Từ ngày 15/3, nước ta mở cửa đón khách quốc tế, phục hồi du lịch. Tại tỉnh Khánh Hòa, lâu nay thị trường...
Xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraine, các nước phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nên đồng...