Lễ cúng ruộng cùng với nhiều nghi lễ độc đáo khác đã được đồng bào Mông ở Mù Cang Chải lưu truyền từ nhiều đời nay
Lễ cúng ruộng thường được đồng bào tổ chức khi bắt đầu một vụ sản xuất mới
Với ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn với đất mẹ, thổ công, thổ địa và mong muốn thổ công, thổ địa bảo vệ để có một vụ lúa tươi tốt, không sâu bệnh hại, ruộng bậc thang không bị sạt bờ...
Trước khi vào lễ, chủ nhà cắm 4 cọc tre rồi đan các thanh tre kết lại thành một đàn lễ, ngay trên đầu đám ruộng bậc thang của gia đình
Ngoài ra, tùy vào số lượng những thửa ruộng mà chọn đủ số lượng cây lau già để cắm xuống mỗi thửa ruộng
Theo đồng bào nơi đây, cây lau có thể sống ở mọi nơi, mọi loại đất (kể cả trên đá) và với khí hậu khác nhau, việc người dân chọn cây lau để làm lễ là hi vọng cây lúa trên ruộng sẽ có sức sống mãnh liệt như cây lau
Lễ vật dâng cúng gồm: 1 con gà trống, 1 chai rượu, hương và giấy bạc mã
Bắt đầu lễ cúng, gia chủ sẽ đốt 6 que hương cắm vào các ống tre, rót 3 chén rượu lên đàn cúng, rồi cầm con gà trống khấn và cúng
Nội dung của bài cúng khá đơn giản, chủ yếu là mời thổ công, thổ địa đón nhận lễ vật và giúp gia đình bảo vệ để có một vụ lúa tươi tốt; sang năm gia đình sẽ lại chuẩn bị đầy đủ lễ vật để cúng
Sau khi cúng, gia chủ mang con gà về mổ và chọn những sợi lông cánh mượt, dài nhất của con gà cắm lên những cây lau đã được cuộn sẵn
Đồng thời chủ nhà sẽ luộc gà, đến khi chín lại tiếp tục mang lên đàn cúng
Khi đó, chủ nhà sẽ khấn: “Gà đã chín, xin mời các vị về nhận gà chín, rượu và giấy bạc; mong muốn các vị sau khi nhận sẽ giúp gia đình tôi bảo vệ mùa màng, đuổi côn trùng, chim chóc để có 1 mùa vụ tươi tốt như bao gia đình khác, để gia đình tôi có của ăn, của để, cuộc sống ấm no, hạnh phúc”
Kết thúc nghi lễ, chủ hộ hoặc một người trong gia đình sẽ mang những cây lau trước đó đã được cắm lông gà đi cắm vào bờ các thửa ruộng
Các cây lau đã được cắm lông gà
Đến thửa cuối cùng, cây lau phải quay ngược lại thể hiện ruộng của gia đình chỉ đến đó và thổ công, thổ địa hãy bảo vệ những thửa ruộng của gia đình
Kết thúc lễ cúng, gia đình làm lễ cúng có thể thụ lộc ngay tại ruộng, hoặc đem về nhà ăn uống cùng với anh em, bạn bè, hàng xóm láng giềng ở thôn, bản của mình
Đinh Tuấn / VOV Tây Bắc
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Đình Làng Than ở xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vừa được đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp...
Thời điểm này, lúa chín vàng trên những triền ruộng là lúc cảnh sắc ở huyện vùng cao Mù Cang Chải đẹp nhất...
Tối 30/4, huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi bài ca thống...
Bà Lê Thị Thanh Bình, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái cho biết: Trong dịp nghỉ lễ...
Ngày 19/4, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Ủy ban nhân dân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị kích cầu phát triển...
Trong năm 2022, tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội văn hóa, du lịch. Đây là những điểm nhấn trong...
Từ năm 2015 đến nay, tỉnh Yên Bái liên tục ghi nhận và phát hiện các khối đá khắc cổ trên địa bàn xã Lao...
Hôm nay 5/11, Bảo tàng Yên Bái tổ chức Lễ tiếp nhận 96 hiện vật từ Ban Liên lạc Giải phóng Chiến khu Vần tỉnh...
Năm nay là năm thứ 2 liên tiếp ngành du lịch Yên Bái chịu tác động mạnh bởi đại dịch COVID-19. Trong 9 tháng...
Vượt qua cung đường quanh co, uốn lượn ôm trọn lấy những sườn núi, hít một hơi căng đầy lồng ngực để tận...
Thạc sỹ Lý Kim Khoa, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết, trong đợt khảo sát sưu tầm chuyên đề các...
Ngày 27/6, tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình đường...