Bún prohoc còn được người dân TP. Hồ Chí Minh gọi là bún num-bo-chóc, hay đơn giản là bún cá Campuchia. Món đặc sản của xứ sở chùa tháp xuất hiện ở đây từ những năm 1970. Một trong những địa chỉ lâu đời bán món này là quán nhỏ trong chợ Lê Hồng Phong, quận 10.
Bún num-bo-chóc là đặc sản của Campuchia. Ảnh: Ái My
Ông Ngô Văn Hoa (63 tuổi) cho biết, quán do thân sinh của ông gây dựng. Ông cho biết: "Sau hai năm quay về Việt Nam từ Campuchia, tức 1972, gia đình chúng tôi bắt đầu ổn định hơn nhờ kinh doanh các món đặc sản Campuchia. Từ ông bà, đến mẹ tôi là bà Tư Xê, giờ đến tôi là đời thứ ba".
Tư Xê là cái tên mà người sành ăn ở Sài Gòn thường ghi nhớ mỗi khi thèm hương vị bún cá lạ miệng từ xứ sở chùa tháp. Theo chủ quán, hầu hết nguyên liệu để chế biến đều được lấy từ Campuchia, chủ yếu là gia vị.
Đối với thực khách lần đầu thử món ăn, đây là một "thử thách" vì mùi mắm prohoc rất nặng. Món có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi người nấu phải rất khéo tay. Ngoài bún tươi, thành phần chính của món ăn là thịt cá lóc đồng và nước lèo được nấu theo công thức riêng.
Rau sống tươi ngon được phục vụ liên tục. Ảnh: Ái My
Cá phải là loại cá lóc đồng có thịt chắc. Nước lèo của món ăn cũng được nấu từ từ cá. Điều làm nên sự thành công cho nước lèo là các loại gia vị được kết hợp một cách khéo léo, nghệ tươi tạo nên màu sắc đặc trưng của món này.
Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được nước lèo có được độ ngọt nhờ nấu từ cá lóc tươi nguyên con. Bạn đừng quên cho thêm các loại rau thơm, rau muống, rau chuối bào, ít cọng giá, bông điên điển, bông súng để tăng mùi vị của món ăn. Rau ăn kèm phải là loại ăn sống mới ngon. Khách cũng có thể gọi phần đầu cá ăn thêm với giá khoảng 75.000 đồng.
Đều đặn mỗi ngày, hơn 4h sáng, ông Hoa cùng các thành viên trong gia đình thức dậy để chuẩn bị. Bếp lửa nổi lên, nồi nước lèo sôi sùng sục dậy mùi thơm phức níu chân khách từ hơn 6h. Quán nhỏ nằm lọt thỏm trong khu chợ đông đúc. Khách ngồi ăn trên bàn ghế bình dân như bao hàng quán khác trên đường phố Sài Gòn.
Mỗi tô đầy đủ có giá từ 45.000 đồng. Ảnh: Ái My
Chủ quán cho biết công thức nấu nướng vẫn được giữ y nguyên trong suốt gần nửa thế kỷ. Nhờ vậy, quán ăn luôn đông khách vào những buổi sớm, đến khoảng 10h là không còn đồ để phục vụ khách.
Theo vnexpress.net
Tối 7/9, UBND TP.HCM tổ chức gala “Tinh hoa gạo Việt” để chào để chào đón các đoàn khách trong nước và quốc...
Sở Du lịch TP.HCM vừa tổ chức hội thảo “Tiềm năng du lịch kinh doanh tại TP.HCM và Việt Nam”. Hội thảo có hơn...
Sáng nay (8/9), TP.HCM khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM 2022 (ITE HCMC 2022). Tham dự lễ khai mạc có...
TP. Hồ Chí Minh bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế từ giữa tháng 3/2022 đến nay, các hoạt động du lịch kèm theo...
Vào ngày 23/7 tới đây, tại Quảng trường The Garden Mall (Quận 5), chương trình “Về Chợ Lớn xem múa Lân” do...
Tối 16/7, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ chào đón đoàn khách du lịch MICE (tức du lịch kết hợp hội...
Mùa hè này được kỳ vọng là thời điểm để ngành du lịch trong nước phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Vì...
Tối 14/5, TP.HCM khai mạc Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1. Ngày hội năm...
Tối ngày 12/5, hàng ngàn người dân và Phật tử đã đổ về chùa Pháp Hoa (Quận 3, TP.HCM) để tham gia lễ hội thả...
Sở Du lịch TP.HCM cho biết, Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 sẽ diễn ra tại Công viên Lê Văn Tám (Quận 1)...
Tối ngày 28/4, tại khuôn viên tòa nhà Landmark 81 ở TP.HCM, lần đầu tiên một lễ hội dành riêng cho gia vị...
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 4 ngày nên các khu vui chơi, giải trí ở TP.HCM đang ráo riết lên các...