Văn hóa

Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Pa Cô-Vân Kiều

14:22 - 23/05/2019
Nhờ sự linh hoạt và sự vào cuộc kịp thời của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của Đakrông ngày càng nổi tiếng, được mọi người biết đến bởi nét độc đáo riêng.

Tổ sản xuất dệt vải thổ cẩm tại xã A Bung. (Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN)

Là một nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Pa Cô-Vân Kiều trên địa bàn huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị, nghề dệt thổ cẩm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của bà con nơi đây.

Đã có thời điểm, nghề bị mai một theo năm tháng, khi giới trẻ chạy theo xu hướng thời trang với những bộ trang phục hiện đại, người già không mặn mà khi sản phẩm dệt ra không có người mua.

Hiện nay, mọi chuyện đã thay đổi khi nghề dệt thổ cẩm truyền thống của huyện ngày càng nổi tiếng, được mọi người biết đến bởi nét độc đáo riêng. Điều này có được là nhờ sự linh hoạt, nhạy bén và sự vào cuộc kịp thời của các cấp, ngành, chính quyền địa phương.

Giữ hồn của đồng bào Pa Cô-Vân Kiều

Xã A Bung, huyện Đakrông được biết đến như "cái nôi" của ngành dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Pa Cô. Vào những năm trước, những khung cửi bị mạng nhện phủ đầy. Giờ đây, khung cảnh ấy được thay thế bằng hình ảnh của các chị, các mẹ đang trò chuyện, những cánh tay thoăn thoắt bên những khung dệt.

Những tấm vải thổ cẩm đầy màu sắc được dệt nên bằng sự cần mẫn, chăm chỉ của các mẹ, các chị, góp phần giữ gìn bản sắc riêng của người Pa Cô-Vân Kiều được truyền lại từ bao thế hệ cha ông.

Bà Đoàn Thị Nga (50 tuổi, xã A Bung) chia sẻ, từ xa xưa, ký ức những bé gái người Pa Cô đã gắn liền với tiếng lách cách của khung cửi và những cuộn chỉ đầy sắc màu. Người con gái Pa Cô trước khi lấy chồng phải tự tay dệt được những tấm vải đẹp mới được đánh giá là người con gái giỏi giang.

Đặc biệt, bộ váy cưới chính là kết tinh cao nhất khi người con gái Pa Cô gửi gắm tất cả tình yêu và sự hy vọng về một tương lai tốt đẹp. Chính vì vậy, nghề dệt thổ cẩm không chỉ đơn thuần là dệt ra những mảnh vải đẹp để dùng trong cuộc sống và sinh hoạt, nó còn chứa đựng cả linh hồn của người Pa Cô từ bao đời gửi gắm vào đó.

Để dệt nên một tấm vải đẹp, các chị, các mẹ phải mất từ 3-5 ngày, rồi phải mất thêm 2-3 ngày cắt may mới hoàn thiện được nên một bộ trang phục như ý. Mỗi tấm vải là kết quả của sự chắt chiu biết bao mồ hôi, công sức và tình cảm của người làm ra nó.

Trang phục truyền thống người Pa Cô-Vân Kiều thể hiện sự chất phác, hồn nhiên, bình dị với núi sông như chính bản chất hiền hòa, đáng yêu của những con người sống trên dãy Trường Sơn. Trang phục của người đàn ông có màu sắc sặc sỡ, nhiều hoa văn. Trang phục của người phụ nữ lại có màu đen và được tô điểm bởi những hoa văn điểm xuyết nhẹ nhàng.

Đồng bào Pa Cô-Vân Kiều quan niệm rằng, mỗi bộ trang phục đều mang trên mình ý nghĩa và sinh mệnh riêng thể hiện điều mà người mặc muốn nói. Đó là sự e ấp, thẹn thùng của cô gái đang tuổi thanh xuân muốn chọn chồng, kén rể; là của người phụ nữ địu con lên rẫy, làm nương; của chàng trai trẻ khoác trên người rực rỡ trong mùa lễ hội, hay những tối hẹn hò dưới trăng với tục đi sim; cũng có thể là của những cụ ông, cụ bà đang ngồi bên hũ rượu cần lắc lư theo điệu nhạc của tiếng đàn Ta Lư, hay điệu dân ca Cha Chấp, A Dên, Tà Oải… trong những ngày hội làng.

Những bộ trang phục ấy luôn có mặt trong những thời khắc quan trọng của cuộc đời mỗi người dân tộc Pa Cô-Vân Kiều và theo họ suốt cuộc đời.

Chị Kăn Mèo, thôn Ti Nê, xã A Bung tâm sự: "Mấy năm trước, những khung cửi bị gác lên chái bếp bởi không tìm được đầu ra cho những tấm vải dệt kỳ công. Chúng tôi đã rất buồn và cứ nghĩ rằng sau này có lẽ sẽ không còn thấy thế hệ trẻ mang trên người những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình nữa. Rất may, được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, nghề dệt truyền thống của đồng bào được khôi phục, phát triển."

"Nhờ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của cha ông để lại, chúng tôi không chỉ tạo ra được thu nhập cho gia đình mà còn thỏa mãn đam mê và gìn giữ, truyền dạy cho thế hệ sau. Chúng tôi mong rằng, thời gian tới, nghề dệt thổ cẩm truyền thống sẽ được cấp trên quan tâm, tạo điều kiện quảng bá hơn nữa để nghề ngày càng phát triển...," chị Kăn Mèo cho biết.

Phát triển nghề dệt truyền thống

Trong Lễ hội Văn hóa-Thể thao-Du lịch các dân tộc huyện Đakrông vừa được tổ chức, các gian hàng trưng bày nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Pa Cô-Vân Kiều đã thu hút đông đảo người dân đến chiêm ngưỡng, mua sắm.

Hiện nay, những bộ trang phục thổ cẩm truyền thống ngày càng xuất hiện nhiều trong các hội chợ khắp nơi không chỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, còn xuất hiện cả trong và ngoài nước. Thành công trên có được chính là sự quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương.

Những tấm vải dệt thổ cẩm truyền thống với hoa văn độc đáo. (Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN)

Huyện Đakrông hiện có ba xã chuyên dệt nghề thổ cẩm, trong đó hai xã chuyên dệt trang phục truyền thống người Pa Cô và một xã chuyên dệt trang phục truyền thống người đồng bào Vân Kiều. Xã A Bung là địa phương có nghề dệt thổ cẩm phát triển nhất huyện. Xã đã tập hợp, thành lập được bốn tổ sản xuất chuyên dệt vải thổ cẩm của người Pa Cô với sự tham gia của 25 phụ nữ ở các thôn Cu Tài 1, Cu Tài 2 và Ti Nê…

Đặc biệt, tại Đại hội Đảng bộ xã A Bung nhiệm kỳ 2015-2020, nghề dệt thổ cẩm đã được đề cập trong Nghị quyết với quyết tâm giữ gìn, phát huy nghề truyền thống.

Từ năm 2018, toàn bộ công chức xã A Bung đã may đồng phục thổ cẩm để mặc vào mỗi ngày thứ Hai đầu tuần trong giờ hành chính và các dịp lễ, Tết. Nam giới mang áo, phụ nữ mang áo, váy dài. Cách làm này đã góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy ngành dệt truyền thống phát triển.

Ông Hồ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã A Bung, cho biết từ khi khôi phục, phát triển ngành dệt truyền thống của đồng bào, bà con rất phấn khởi khi những bộ trang phục truyền thống không chỉ nằm trong phạm vi của xã, còn ngày càng vươn xa được mọi người biết đến.

Xã đang tiếp tục tuyên truyền, động viên, khuyến khích các cán bộ, nhân dân, học sinh may, mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ, Tết và thứ Hai hàng tuần. Qua đó, góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm, khuyến khích chị em hăng hái phát triển nghề dệt thổ cẩm. Mặt khác, xã đã phối hợp với huyện tăng cường tuyên truyền, quảng bá bằng việc giới thiệu, trưng bày tại các hội chợ thương mại của huyện, tỉnh…

Về Đakrông hôm nay, những bộ trang phục thổ cẩm truyền thống được người lớn, trẻ nhỏ mặc bất cứ nơi đâu. Đó có thể là hình ảnh thấp thoáng xa xa bên những mái nhà sàn hay trên nương, trên rẫy; là màu áo đồng phục rực rỡ được khoác trên mình học sinh trong trường học hay màu áo trầm tối nghiêm túc được khoác trên mình của các cán bộ công chức xã… Trang phục thổ cẩm ngày càng phổ biến, đi vào cuộc sống trong cộng đồng, chứ không chỉ xuất hiện trong các lễ hội của dân tộc như A Riêu Ping, lễ mừng lúa mới, cưới hỏi.

Theo bà Hồ Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đakrông, để bảo vệ, giữ gìn nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, huyện Đakrông đã kêu gọi các tổ chức, dự án nước ngoài quan tâm, hỗ trợ để phát huy, khai thác lại các tiềm năng, lợi thế có sẵn của nghề. Nhờ vậy, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của địa phương ngày càng phát triển.

Hiện nay, nhiều cơ quan đoàn thể của huyện Đakrông đã sử dụng các sản phẩm dệt để may đồ trang phục công sở, lễ hội và phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.

Với sự đồng sức, đồng lòng của chính quyền và bà con, nghề dệt thổ cẩm truyền thống sẽ hồi sinh, ngày càng phát triển./.

Thanh Thủy (TTXVN/Vietnam+) 





Tỉnh thành Quảng Trị

Quảng Trị
Quảng Trị thuộc miền Trung, sở hữu những điểm tham quan du lịch rất đáng khám phá.

Điểm đến Quảng Trị Xem thêm

Thành cổ Quảng Trị
Thành cổ Quảng Trị là nhân chứng lịch sử, điểm đến nổi tiếng ở mảnh đất nhuốm màu bom đạn một thời.
Thánh địa La Vang
Miền đất lửa Quảng Trị không chỉ có nhiều di tích gắn với lịch sử giải phóng dân tộc, mà còn nổi tiếng với Thánh địa La Vang linh...
Nhà Tù Lao Bảo
Di tích lịch sử Nhà tù Lao Bảo là bằng chứng về tội ác của thực dân Pháp, và minh chứng cho ý chí cách mạng quật cường của quân...
Biển Cửa Tùng
Bãi tắm Cửa Tùng từng được người Pháp mệnh danh là “Nữ hoàng của các bãi biển” vì bãi cát mịn với những ngầm đá nhô ra biển tuyệt...
Biển Cửa Việt
Biển Cửa Việt trải dài với bãi tắm rộng, cát trắng mịn, sạch sẽ bên những rừng dương liễu xanh rì rào.
Trằm Trà Lộc
Trằm Trà Lộc, một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thuộc huyện Hải Lăng, cách thị xã Quảng Trị khoảng 6km về phía Ðông...
Mũi Trèo
Thời gian gần đây, Mũi Trèo (thôn Hương Bắc, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã trở thành một địa danh thu hút du...
Về Quảng Trị ngắm làng sen Phương Sơn nở bừng trong nắng hạ
Những bông sen bung nở khoe sắc hồng tươi, tỏa hương thơm ngát giữa tiết trời oi bức của mùa hạ, đẹp dịu dàng giữa ngôi làng nhỏ...
Di tích Quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương - Bến Hải
Cụm Di tích Quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương – Bến Hải nằm ở điểm giao nhau giữa đường Quốc lộ 1A và sông Bến Hải; phía Bắc...

Ẩm thực Quảng Trị Xem thêm

Món cháo Quảng Trị có tên gọi lạ, khách thưởng thức không cần thìa
Không giống với các món cháo nổi tiếng khác, cháo vạt giường của vùng đất Quảng Trị khiến thực khách nhớ mãi bởi nguyên liệu đặc...
Về Quảng Trị thưởng thức món ăn dân dã mít thấu
Đến Quảng Trị, du khách có dịp được nghe nhắc đến món ăn tên mít thấu. Cái tên mít thấu nghe là lạ nhưng với ai thưởng thức một...
Bánh cuốn Quảng Trị sao thiếu được vị cay nồng nước chấm
Bánh cuốn thì nơi nào cũng có. Nhưng làm nên cái đặc biệt cho bánh cuốn hẻm Quảng Trị vẫn là hương vị cay nồng, thấm tháp trong...
10 món ngon Quảng Trị không nên bỏ qua
Mảnh đất Quảng Trị từng hứng chịu nhiều bom đạn thời chiến tranh có rất nhiều những món ngon đặc trưng mà du khách không nên bỏ...
Bánh Đúc rau câu
Bánh đúc rau câu là món ăn ngon, bổ, rẻ, vừa mang giá trị dinh dưỡng cao, lại rất dễ làm.
Bánh lọc Mỹ Chánh
Bánh lọc Mỹ Chánh là món bánh rất dân dã, không cầu kỳ, nhưng ai đã một lần thưởng thức sẽ không quên được mùi vị rất đặc...
Bún hến Mai Xá
Bún hến Mai Xá là món ăn dân dã, dễ gây ghiền vì ngon - bổ - rẻ của Quảng Trị, nằm trong Top 100 món ăn ẩm thực, đặc sản tiêu...
Thịt trâu lá trơng
Trâu lá trơng (trơơng) là một trong những món ngon nổi tiếng ở Quảng Trị, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam lựa chọn vào top “20 món...
Cháo bột vịt
Trong các món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Quảng Trị, cháo bột vịt khiến du khách gần xa không thể quên nếu đã một lần được thưởng...

Trải nghiệm Quảng Trị Xem thêm

Du lịch tâm linh đêm tháng 7 tại tỉnh Quảng Trị
Từ tháng 7 này, tỉnh Quảng Trị thí điểm đón khách viếng, tri ân các anh hùng liệt sĩ về đêm. Các di tích lịch sử như Thành Cổ...
Thác Tà Puồng - điểm đến của những du khách thích khám phá
Thác Tà Puồng ở thôn Trăng Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện miền núi Hướng Hóa, là một trong những điểm đến được khách du lịch lựa...
Sâm Bố Chính khoe sắc miền giếng cổ, hứa hẹn tạo nên tour du lịch độc đáo
Sâm Bố Chính cùng với hệ thống giếng cổ Gio An đang được kỳ vọng sẽ tạo nên một trong những tour du lịch độc đáo trên vùng “đất...
Ký sự chinh phục Voi Mẹp - Tá Linh Sơn, Quảng Trị
Voi Mẹp - Tá Linh Sơn - “vua” của những ngọn núi ở miền tây Quảng Trị, đường lên đỉnh khó khăn, hiểm trở, nhưng hấp dẫn với nhiều...
Hành trình khám phá đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị
Đảo Cồn Cỏ không chỉ nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà còn là một hòn đảo đẹp hoang sơ thu hút nhiều du khách đến...
Những điểm đến mới trên đất Quảng Trị
Những điểm đến mới sẽ đưa bạn đi sâu vào lòng Quảng Trị để bạn được sống gần hơn với con người và cảnh đẹp nơi đây.

Cẩm nang du lịch Quảng Trị Xem thêm

Du khách nườm nượp về miền Tây Quảng Trị thưởng thức vẻ đẹp hoa dã quỳ
Từ vài cây hoa dã quỳ trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, nhiều tổ chức, cá nhân tại Quảng Trị đã xây dựng thành những con đường...
 Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, nơi hội tụ của những di sản
Với mật độ dày đặc các điểm đến hấp dẫn, cùng nhiều sản phẩm du lịch đa dạng như: du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch khám...