Văn hóa

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Biên giới 1950 và Giải phóng tỉnh Cao Bằng (3/10/1950-3/10/2020)

14:41 - 01/10/2020
Sáng nay 1/10, Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Cao Bằng tổ chức Kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Biên giới 1950 và Giải phóng Cao Bằng (3/10/1950-3/10/2020). Dự lễ kỷ niệm có Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cùng lãnh đạo các bộ, ban ngành trung ương, địa phương, tướng lĩnh quân đội và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng.

Chương trình nghệ thuật đặc sắc Kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Biên giới và Giải phóng Cao Bằng 

Đúng 6h30 sáng ngày 16/9/1950, quân ta nã pháo vào cứ điểm Đông Khê, mở đầu cho Chiến dịch Biên giới 1950. Sau 54 giờ tiến công ác liệt, quân ta đã làm chủ được cứ điểm, buộc quân Pháp phải rút khỏi Cao Bằng và lập tức tổ chức đội quân từ Lạng Sơn lên để cứu vãn tình thế. Như vậy, địch đã rơi vào thế trận quân ta giăng sẵn theo chiến thuật “đánh điểm diệt viện” khi ta có thể đánh địch ngoài công sự kiên cố.

Dấu tích đồn Đông Khê 

Với sự anh dũng, mưu trí, đồng sức đồng lòng của quân và dân ta, cả 2 cánh quân cứu viện của Pháp đều bị đánh tan. Ngày 17/10 chiến dịch kết thúc thắng lợi, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.300 tên địch, tương đương 41% lực lượng cơ động Pháp trên chiến trường Đông Dương, thu hơn 3.000 tấn vũ khí các loại. Quân ta đã đập tan hệ thống phòng thủ của địch trên đường 4, giải phóng 5 thị xã, 13 thị trấn với gần 40 vạn dân. Theo Trung tướng Đàm Đình Trại, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam thắng lợi này đã mở ra bước ngoặt to lớn cho cục diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: "Chiến dịch này kết thúc đã đánh bại đội quân viễn chinh mạnh nhất của Pháp. Mở đường giữa Việt Nam với Trung Quốc, mở ra quan hệ quốc tế, vấn đề viện trợ, giúp đỡ giữa Việt Nam và nước bạn. Chiến dịch thắng lợi cũng mở ra cục diện mới, so sánh tương quan lực lượng có lợi và có thể khẳng định Việt Nam sẽ thắng Pháp".

Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi chiến dịch trên ngọn núi Báo Đông 

Ngày 16/9, trên ngọn núi Báo Đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp theo dõi, chỉ huy đánh cụm cứ điểm Đông Khê. Tại đây vẫn còn lưu bài thơ “Lên núi” của Người:

“Chống gậy lên non xem trận địa

Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây

Quân ta khí mạnh nuốt ngưu đẩu

Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy”.

Người trực tiếp ra mặt trận không chỉ cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của của chiến dịch mà còn giúp cho bộ đội, nhân dân thêm vững tin vào thắng lợi. Cựu chiến binh Nguyễn Quân, một người lính vinh dự có mặt trên đường 4 khi đó chia sẻ: "Bộ đội chúng ta chỉ có một mục tiêu là đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đất nước. Chính vì vậy, nhiệm vụ lúc bấy giờ của bộ đội là luyện tập, chiến đấu cố gắng sao để tạo ra thắng lợi, sẵn sàng hy sinh để giành chiến thắng".

Xe địch bị tiêu diệt trên đường số 4 

Trong thắng lợi này, không thể không thể kể đến những đóng góp của nhân dân các dân tộc vùng Việt Bắc nói chung, nhân dân Cao Bằng nói riêng. Tỉnh Cao Bằng đã có gần 80.000 người tham gia dân công hỏa tuyến, hơn 20.000 người trực tiếp chiến đấu, đóng góp hàng triệu ngày công, cùng hàng chục tấn lương thực, thực phẩm để bộ đội ăn no đánh thắng, Giải phóng Cao Bằng ngày 3/10/1950. 

Thiếu tướng Nông Ngọc Toản, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu I nhớ lại: "Tham gia chiến dịch người dân hăng hái lắm, bom rơi đạn nổ mà họ vẫn quyết tâm. Cả đàn bà, con gái, ai khỏe mạnh đều đi, hầu hết chỉ trẻ con, người già ở nhà thôi. Đi tải thương, gánh gạo này. Hồi ấy dân làng tôi đói, có nhà ăn ngô tới một nửa, người ta vẫn ủng hộ hết mình cho bộ đội".

Trên đà thắng lợi của Chiến dịch Biên giới, ta đã tiếp tục mở hàng loạt chiến dịch ở khắp các mặt trận và các chiến trường, để chỉ 4 năm sau đó đã làm nên một Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Nêu những đóng góp của quân, dân Cao Bằng cho thắng lợi của Chiến dịch Biên giới 1950, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng đánh giá cao những kết quả Cao Bằng đã được trong thời gian qua, đồng thời mong muốn địa phương tiếp tục phát huy truyền thống quê hương cách mạng, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển mong muốn Cao Bằng hương tiếp tục phát huy truyền thống quê hương cách mạng, xây dựng quê hương ngày càng phát triển 

 Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói: "Tôi đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh  hãy tận dụng sáng tạo những bài học lịch sử trong Chiến thắng Biên giới 1950, Giải phóng Cao Bằng. Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương cội nguồn cách mạng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung và của Cao Bằng nói riêng. Sớm đưa Cao Bằng trở thành tỉnh phát triển trong các tỉnh miền núi phía Bắc, cùng cả nước bứt phá đi lên trong công cuộc đổi mới, hội nhập, phát triển và là tỉnh phên dậu vững chắc nơi biên giới phía Bắc tổ quốc.

Thành phố Cao Bằng hôm nay 

70 năm sau ngày giải phóng, Cao Bằng hôm nay đã đổi thay trên mọi phương diện kinh tế, đời sống. Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân đạt trên 7% năm, địa phương đã xác định 3 đột phá chiến lược kinh tế đó là phát triển du lịch dịch vụ theo hướng bền vững; chú trọng đầu tư nông nghiệp thông minh và tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế cửa khẩu. Cao Bằng không chỉ có vai trò quan trọng về an ninh, quốc phòng mà còn dần khẳng định vị thế trong phát triển kinh tế, xứng đáng với truyền thống quê hương, nơi cội nguồn cách mạng./.

Công Luận/VOV Đông Bắc

Tỉnh thành Cao Bằng

Cao Bằng
Cao Bằng nổi tiếng có địa hình đa dạng và sông suối dày đặc.

Điểm đến Cao Bằng Xem thêm

Động Ngườm Ngao
Khám phá hang động 300 triệu năm tuổi với những khối thạch nhũ và cột đá muôn hình vạn trạng.
Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, được ví như “tiên cảnh giữa núi rừng” Cao Bằng.
Theo chân “phượt thủ” khám phá đèo 14 tầng nổi tiếng bậc nhất ở Cao Bằng
Đèo nằm trên quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc, dài khoảng 2,5 km. Đây là cung đường...
Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo – Địa chỉ đỏ trên hành trình về nguồn
Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân núi Slam Cao thuộc địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám (huyện Nguyên...
Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc – Chốn linh tự thiêng liêng nơi núi rừng biên cương Tổ quốc
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc tọa lạc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây...
Mùa gặt bên dòng Quây Sơn
Cảnh sắc non cao nước biếc ở nhiều vùng đất của Cao Bằng hòa quyện cùng những cánh đồng lúa chín vàng tạo nên bức tranh thiên...
Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén - vùng núi của những đổi thay
Nằm trong Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén (hay còn gọi là Phia Oắc - Phia...
Con đèo 14 khúc cua tay áo hùng vỹ bậc nhất vùng núi Đông Bắc
Dài khoảng 2,5 km, cung đường qua đèo Mẻ Pja (Cao Bằng) là một trong những tuyến giao thông quanh co hùng vỹ bậc nhất khu vực...
“Kiệt tác” động Ngườm Ngao
Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, trong lòng núi đá ở bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách thác Bản...

Ẩm thực Cao Bằng Xem thêm

Bánh dày - lễ vật trong cưới hỏi của người Tày
Tại Việt Nam, nghi thức cưới hỏi ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những nét riêng, mang bản sắc văn hóa độc đáo. Đối với người...
Mác kham - Món ăn vặt vừa có vị độc đáo vừa có lợi cho sức khỏe
Mác kham (còn gọi là me rừng) - loại cây mọc tự nhiên ở các vùng rừng núi phía Bắc ở nước ta, trong đó có Cao Bằng. Quả mác kham...
Các món bánh dân dã ở Cao Bằng
Bánh coóng phù, bánh ngô non, bánh cao chằng, bánh khẩu sli Nà Giàng là những món bánh dân dã ở Cao Bằng.
Hấp dẫn đặc sản bún ngũ sắc tại Cao Bằng
Những sắc màu rực rỡ và không khí rộn ràng biến những xưởng sản xuất bún ngũ sắc thành một điểm tham quan độc đáo tại thành phố...
Thứ xôi từ quả rừng gây 'sốt' giữa thủ đô
Xôi trám ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy. Vào mùa trám, món xôi trám đen thường được lựa chọn trong thực đơn của cỗ cưới, đám...
Ngọt thơm bánh cuốn canh "nước non Cao Bằng"
Thay vì nước chấm pha mắm, bánh cuốn Cao Bằng ăn với nước xương ninh thơm thơm vị ớt cùng măng ngâm mắc mật nên còn gọi là “bánh...
9 đặc sản phải thử ở quê hương Hoa hậu Lương Thùy Linh
Tân Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019 đến từ Cao Bằng, nơi có nhiều món ăn ngon, lạ mà bạn nên thử một lần trong đời.
Bánh cuốn Cao Bằng có gì hấp dẫn?
Bánh cuốn là một trong những món ăn nổi tiếng của ẩm thực Việt Nam, nhất là khu vực phía Bắc. Nếu như người dân, du khách trong...
“Pẻng đổng” - Món ăn của người Tày ở chợ vùng biên
Tại chợ phiên miền biên viễn xóm Bản Rạ, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh) có nhiều món ăn mang đặc trưng của vùng đất này. Trong đó có...

Trải nghiệm Cao Bằng Xem thêm

Ngắm vẻ đẹp Di tích quốc gia Mắt Thần núi (Cao Bằng)
“Mắt Thần núi”, "Núi Thủng" hay "Núi Mắt Rồng" là những tên gọi khác nhau của một danh thắng độc đáo, hứa hẹn là điểm đến lý...
Bay dù lượn chiêm ngưỡng di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng
Từ ngày 13-14/11/2021, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng phối hợp với Hội Dù lượn thành phố Hà Nội khảo sát điểm bay...
Theo chân người Dao Tiền thu hoạch tổ ong rừng khổng lồ
Những tổ ong rừng khổng lồ là nguồn cung cấp sáp, dùng trang trí trang phục truyền thống. Đây là nét văn hóa độc đáo của người...
Pác Bó vào xuân
Những mô hình kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, những con đường thảm bê tông sạch sẽ, những ngôi nhà khang trang, những...
Khám phá nghề làm hương truyền thống của người Nùng ở Cao Bằng
Hàng năm, cứ dịp cận Tết Nguyên đán, người Nùng ở xóm Phia Thắp (xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) dọn sạch gốc rạ,...
Non nước Cao Bằng - Điểm hẹn mùa thu
Mùa thu, đến với Cao Bằng bạn sẽ được ngắm Thác Bản Giốc ào ạt nước, động Ngườm Ngao lấp lánh ánh vàng và đi dạo trong khu du...
Du Xuân non nước Cao Bằng
Cao Bằng, tỉnh miền núi biên giới Đông Bắc có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2, diện tích núi rừng chiếm hơn 90%, là cao nguyên đá...
Trải nghiệm du lịch cộng đồng xóm Hoài Khao
Nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Phja Oắc, Phja Đén, huyện Nguyên Bình, xóm Hoài Khao có 100% dân tộc Dao Tiền sinh sống....
Nhộn nhịp phố đi bộ và chợ ẩm thực phố núi Cao Bằng
Theo đoàn khách du lịch từ Hà Nội, chúng tôi được hòa mình vào không khí nhộn nhịp của phố đi bộ Kim Đồng và...

Cẩm nang du lịch Cao Bằng Xem thêm

8 con đèo miền Bắc hút hồn dân du lịch bụi
Những con đèo miền Bắc gây ấn tượng bằng những khúc tay áo liên tục cùng cảnh quan hùng vỹ.
Những danh thắng nổi tiếng nhất Cao Bằng
“Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trảy nước non Cao Bằng”. Chỉ một câu ca dao mà đã nói lên vẻ đẹp mê đắm của Cao...
Ngao du vùng nước non Cao Bằng
Ở Cao Bằng, mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng và mùa thu, đường lên Cao Bằng dường như xanh nhất trong năm. Trải từ những ngọn núi...
Lên Cao Bằng, nhất định không thể bỏ qua những điểm du lịch này
Cao Bằng nổi tiếng với những điểm du lịch hoang sơ nhưng cũng không kém phần hùng vĩ. Có dịp đến Cao Bằng, du khách không nên bỏ...
Những "Tuyệt tình cốc" hút hồn giới trẻ Việt
Không chỉ Đà Lạt, Lâm Đồng có Tuyệt tình cốc, mà Việt Nam còn rất nhiều nơi có hồ nước xanh lung linh, phù hợp cho các bạn trẻ...

Khách sạn Cao Bằng Xem thêm

Những khách sạn “ngon - bổ - rẻ” ở Cao Bằng
Hành trình khám phá Cao Bằng sẽ trọn vẹn hơn nếu tìm được những khách sạn “ngon-bổ-rẻ”.