Ẩm thực

Đậm đà vị mắm quê hương

19:49 - 10/08/2019
Đối với người Nam bộ, từ người giàu đến người nghèo, trí thức lẫn bình dân, mắm là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm thường ngày.

Từ xưa, ông bà ta đã biết chế biến hàng chục loại mắm khác nhau từ nguồn động vật hết sức phong phú ở sông, rạch mênh mông của vùng đất Nam bộ trù phú như tôm, cá, tép, còng…

Ngoài ra, mắm còn là loại thức ăn dự trữ rất đỗi quý giá của người dân miệt vườn hay miệt ruộng lúc giao mùa, khan hiếm thức ăn hoặc do bận việc đồng áng không có nhiều thời gian để nấu ăn. Ở miền Nam thì có mắm cá lóc, cá trê, cá trèn, cá sặc, cá linh… Riêng vùng đất Tiền Giang thì có các loại mắm từ đặc sản đến bình dân như: Mắm tôm chà, mắm tép bạc, mắm biển, mắm còng… Từ nguyên liệu mắm, các bà nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã mà rất ngon. 

Trước đây, nhiều gia đình có thể tự làm mắm để ăn hay tự làm nước mắm để chấm thì được gọi là mắm đồng, để phân biệt với loại mắm biển được sản xuất từ cá cơm. Ở vùng đất Gò Công có 2 loại mắm được xem là đặc sản, có hương vị đặc biệt là mắm tôm chà và mắm còng. Đặc sản mắm tôm chà từng là món ăn được tiến vua từ thời nhà Nguyễn.

Còn nhớ, từ khi còn là một đứa trẻ, món ăn đơn giản nhất của gia đình tôi là mắm sống. Mắm sống được làm từ cá lóc, cá sặc, cá linh. Tất cả các loại mắm này đều được làm rất mặn, khi ăn phải pha thêm tỏi, ớt, đường, bột ngọt trộn đều, thế là cả nhà đã có một món ăn ngon miệng. Mà đã ăn mắm sống thì không thể thiếu rau sống, khế, chuối chát, dưa leo. Chỉ cần vậy thôi mà nồi cơm hao đến bất ngờ.

Một biến tấu khác của mắm sống là món mắm ruột, đã có từ rất lâu. Mắm ruột được làm từ mắm sống được bằm nhuyễn, ướp gia vị gồm tỏi, ớt, đường, bột ngọt trộn đều với đu đủ xắt nhỏ. Món mắm ruột có thể ăn với rau sống kèm với thịt luộc sẽ ngon hơn. Ngày nay, món mắm ruột ít xuất hiện trong bữa cơm của người thành thị, nhưng ở các vùng nông thôn thì món mắm ruột vẫn xuất hiện trong các ngày giỗ, bữa ăn thường ngày của người dân.

Một biến tấu của mắm sống nữa là mắm chưng. Vẫn là mắm sống bằm nhuyễn, cho thêm thịt ba chỉ băm nhỏ, trộn thêm trứng gà hay trứng vịt, một ít củ hành tím, hành tươi, nêm chút gia vị là đã có một tô mắm chưng đúng điệu. Khi ăn mắm chưng không thể thiếu cà nâu, dưa leo, rau sống, chuối chát…

Thật lạ, có thể nói, người dân miền Tây không thể tách rời các món mắm trong bữa cơm thường ngày trong gia đình. Hôm nào trong bữa ăn có món mắm thì cơm sẽ hao hơn, bữa ăn sẽ hao hơn nhờ hương vị đậm đà, quen thuộc.

Một món mắm quen thuộc của giới bình dân ở Gò Công là mắm biển, nếu ai đã một lần ăn thì không thể nào quên được. Mắm biển mang hương vị đậm đà của biển, vị chua chua, cay cay, thêm chút sả tươi, ớt hiểm ăn kèm với rau sống hay rau luộc là làm nên một bữa cơm ngon thiệt là ngon.

Mắm tép bạc cũng là một món ăn dân dã, thường xuất hiện ở các bữa tiệc, là món ngon đãi khách phương xa. Mắm tép bạc trộn với đu đủ xắt nhỏ và trộn thêm ít tỏi, gừng, chút gia vị nêm nếm sao cho vừa ăn.

Mùi thơm nồng của mắm dường như lan tỏa khắp nhà, kích thích vị giác. Mắm tép thường ăn kèm bún, thịt ba chỉ cắt mỏng, rau sống, dưa leo. Một món ăn chỉ đơn giản vậy thôi mà đã trở thành món ăn không thể thiếu trên vùng đất Tiền Giang từ xưa đến nay. 

Với mắm tôm chà, thuộc hàng đặc sản của Tiền Giang từ xưa đến nay. Theo các bậc cao niên tại TX. Gò Công, trước đây, vùng này, con tôm bạc biển ở xứ Gò nhiều lắm, ăn không hết, nên người ta đem phơi khô hoặc làm mắm tôm chua, mắm ruốc; đặc biệt là mắm tôm chà, là món ăn đòi hỏi quá trình chế biến công phu, khéo léo, để dành ăn trong một thời gian dài.

Tính đến nay món mắm tôm chà đã có tuổi đời hơn 200 năm, và nghề làm mắm tôm chà cũng đã xuất hiện từ thời đó, được các thế hệ con cháu giữ gìn, phát triển. Hương vị đặc trưng của mắm tôm chà là thơm lừng vị tôm, vị mắm, vừa ngọt vừa cay, được nhiều người sử dụng, ăn kèm với thịt luộc, bún.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng thành món nước chấm trong các món ăn khác, như gỏi cuốn chấm mắm tôm chà cũng rất ngon. Phần đông khách du lịch đến xứ Gò đều tìm mua món mắm tôm chà đem về làm quà biếu và thưởng thức để biết hương vị món đặc sản tiến vua ngày xưa.

Một biến tấu khác của mắm nữa, đó là món mắm kho trứ danh Nam bộ. Đi làm đồng về, trời mưa rả rích, vào nhà gặp nồi mắm kho đang sôi sùng sục mùi mắm kích thích vị giác “trỗi lên”, bụng đói cồn cào… Món mắm kho thường được làm từ mắm cá linh và mắm cá sặc.

Hai loại mắm này nấu sôi lên, bỏ xương đi, chỉ lấy phần nước. Ngày xưa, thường thì mắm kho được kho với cá tra, cá trê hay cá lóc; thêm một ít khổ qua, cà nâu là đã thành một nồi mắm kho đậm đà. Ngày nay, cuộc sống khá giả hơn, nồi mắm kho có thể thêm vào thịt ba chỉ, tôm, mực tươi, vài khoanh cá hú, vài miếng khóm, khổ qua, cà nâu, đậu bắp để nồi mắm thêm thơm ngon và đậm đà hơn.

Đã ăn mắm kho thì không thể thiếu rau sống để tăng độ thơm ngon của món ăn. Ở quê thì có chi dùng nấy, hái vài loại rau vườn: Bông súng, kèo nèo, bắp chuối xắt nhỏ, đọt lá cách… Ở thành thị thì có nhiều loại rau để chọn hơn, như rau sống, giá, đậu rồng, hẹ nước, bông điên điển… ăn kèm.

Ngày nay, bên cạnh mắm kho thì lẩu mắm trong các quán ăn, nhà hàng rất được thực khách ưa chuộng. Tất cả các nguyên liệu để nấu lẩu mắm cũng giống như mắm kho, nhưng nồi nước dùng được nấu nhạt hơn để ăn với bún. Rau ăn lẩu mắm cũng khác hơn: Rau muống bào nhỏ, bông súng, các loại cải, đậu rồng, rau nhút, kèo nèo, bông so đũa; đến mùa nước nổi thì không thể thiếu bông điên điển trong nồi lẩu mắm.

Lẩu mắm luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người dân miền Tây tiếp đãi thực khách phương xa. Không chỉ độc đáo ở mùi vị đặc trưng gây tò mò, mà nồi lẩu mắm “đầy đạm” thơm lừng và “tô điểm” nhiều loại rau đầy màu sắc miền sông nước là biểu tượng ẩm thực nơi đây. Để rồi những người con xa quê, những thực khách phương xa lại phải vấn vương hương vị, nhớ mãi nồi lẩu mắm đậm đà.

Đối với người dân miền Tây nói chung, người dân Tiền Giang nói riêng, mắm là một món ăn dân dã, gắn bó từ thế hệ này sang thế hệ khác, thấm chặt, bền sâu đến mức khi đi đâu xa vài ngày là đã thèm món mắm.

Hương vị mắm là vậy, mộc mạc, bình dị, lại thấm rất sâu vào tâm trí của người dân miền Tây.

Theo Báo Ấp Bắc

Tỉnh thành Tiền Giang

Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Điểm đến Tiền Giang Xem thêm

Chùa Vĩnh Tràng
Ngôi chùa “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa".
Làng cổ Đông Hòa Hiệp
Làng cổ Đông Hòa Hiệp nằm ẩn mình bên những dòng sông, giữa vườn cây trái xanh tươi.
Êm đềm với cù lao Thới Sơn
Cù lao Thới Sơn (xã Thới Sơn, TP Mỹ Tho, Tiền Giang) còn gọi là cù lao Lân nằm trong nhóm tứ linh: Long, Lân (tỉnh Tiền Giang) và...
Chùa Vĩnh Tràng - Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của tỉnh Tiền Giang
Tiền Giang là mảnh đất của lịch sử, văn hóa Nam Bộ. Đến đây, du khách không thể bỏ qua điểm du lịch tâm linh Chùa Vĩnh Tràng, một...
Chiêm ngưỡng bốn mô hình thánh tích Phật giáo ở thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác tọa lạc tại ấp 1 xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Đây là ngôi chùa được xây dựng...
Đến cầu Rạch Miễu, thưởng ngoạn hai ốc đảo xanh mướt trên sông Tiền
Nằm dưới cầu Rạch Miễu, cồn Lân và cồn Quy nổi lên như là hai ốc đảo xanh mướt trên dòng sông Tiền trù phú. Đây là điểm tham quan...
Ngôi chùa cổ đặc sắc với nhiều phong cách kiến trúc ở Tiền Giang
Chùa Vĩnh Tràng là một công trình kiến trúc đặc sắc, là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi tới Tiền Giang.
Tiền Giang: Đìu hiu làng cổ Đông Hòa Hiệp
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh du lịch của Làng cổ Đông Hoa Hiệp, tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang bị ế...

Ẩm thực Tiền Giang Xem thêm

Chuối ăn kèm nước mắm và rau sống, nghe lạ đời nhưng lại là món đặc sản có 1-0-2
Trong các món chuối miền Tây thì chuối quết dừa là đặc sản độc đáo từ cái tên cho đến cách thưởng thức mà chỉ Tiền Giang mới...
Về miền Tây thưởng thức món lẩu rắn hổ hành, ăn một lần là ghiền tới già
Món ăn từ rắn là đặc sản của người dân xứ miệt vườn, cũng là món khoái khẩu của những ai trót mê hương vị của miền Tây sông...
Cà cuống, món ăn nhớ mãi
Hàng chục năm qua, cà cuống, một loại đặc sản khu vực ĐBSCL tưởng đã bị “tuyệt chủng”, nhưng 3 năm trở lại đây bỗng dưng có mặt ở...
"Phê" với mâm cháo lòng Tân Hiệp
Vào một buổi sáng trên hành trình du lịch miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tấp xe vào một quán cháo bình dân ở thị trấn Tân Hiệp, huyện...
"Tương tư" hủ tiếu sa tế Mỹ Tho
Về Tiền Giang, người ta thường nhớ ngay đến hủ tiếu Mỹ Tho với sợi nhỏ, nước lèo trong, ngọt lịm. Nhưng ở đây còn có một món...
Đậm đà vị mắm quê hương
Đối với người Nam bộ, từ người giàu đến người nghèo, trí thức lẫn bình dân, mắm là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm thường...
Chuối quết dừa - Món ăn dân dã đậm đà hương vị miền quê
Chuối là một loại quả cực kỳ phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng, bởi gắn liền với văn hóa...
Khám phá ốc ngựa "người đẹp đồng quê" ở Việt Nam
Ốc ngựa là loài ốc thơm ngon của vùng biển Việt Nam. Với hình dáng nhỏ nhắn và giá cả phải chăng, loài ốc này được xem như một...
Đặc sản miền Tây không thể thiếu trong mâm cỗ Tết
Tung lò mò, khô nhái An Giang, chả hoa Năm Thụy.... là một vài trong số những đặc sản khiến mâm cỗ Tết miền Tây khác hẳn với...

Trải nghiệm Tiền Giang Xem thêm

“Giếng nước siêu to khổng lồ” trăm tuổi ở thành phố cổ xưa nhất Miền Tây
Được đào cách đây hàng trăm năm, một “giếng nước” ở TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang có kích cỡ khủng với chiều rộng miệng giếng lên...
Tiền Giang: Nhiều mô hình du lịch độc, lạ hấp dẫn khách tham quan
Từ sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang dần phục hồi và phát triển theo hướng linh hoạt, thích...
Tiền Giang: Làng cổ Đông Hòa Hiệp nơi giao thoa văn hóa kiến trúc phương Đông và phương Tây
Làng cổ Đông Hòa Hiệp nay thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, điều đặc biệt nơi đây đang lưu giữa 36 ngôi nhà...
Ở homestay nhà cổ 200 năm tuổi khi về miền Tây
Tham quan nhà cổ là một hoạt động không thể thiếu trong các tour du lịch miền Tây, nhưng ít người biết đến hình thức homestay tại...
'Con đường siro' Gò Công đỏ mọng đến không chịu nổi
Tầm tháng 6, tháng 7, về vùng đất Gò Công, tỉnh Tiền Giang, ngoài cây sơri đỏ trĩu cành, khách lãng du càng không thể quên những...
Ngỡ ngàng vẻ đẹp vườn hoa Mãn Đình Hồng dịp Tết
Những ngày cận Tết, du khách đến vườn hoa Mãn Đình Hồng không chỉ được đắm chìm trong khung cảnh nên thơ của cách đồng hoa mà còn...

Cẩm nang du lịch Tiền Giang Xem thêm

Đến Mỹ Tho thưởng thức trái cây và nghe đờn ca tài tử
Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang, và cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng, mang vẻ đẹp sông nước đặc...
Xứ sở Gò Công với những điểm đến đẹp quên lối về
Xứ sở Gò Công, có lẽ nhiều du khách chưa từng nghĩ địa danh này sẽ hiện hữu trong list các điểm phải đến trong những chuyến đi...
Những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Tiền Giang
Được thiên nhiên ưu đãi nhiều sản vật và danh thắng đặc trưng miền sông nước, Tiền Giang có nhiều điểm du lịch sinh thái hấp...
Đi tìm “tứ linh” cồn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Long – Lân – Quy – Phụng tạo nên bức tranh sông nước quyến rũ ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Khách sạn Tiền Giang Xem thêm

5 địa chỉ lưu trú để tận hưởng trọn vẹn Tiền Giang
Nếu đến Tiền Giang, bạn có thể tham khảo một trong năm địa chỉ lưu trú sau đây để có thể tận hưởng trọn vẹn cuộc sống ở miền Tây...
Mekong Lodge Resort: Hòa mình với cuộc sống miền Tây
Mekong Lodge resort là một trong những khu nghỉ dưỡng đáng trải nghiệm ở Tiền Giang, nơi bạn được cảm nhận rõ nhịp sống ở miền...

Nhà hàng Tiền Giang Xem thêm

Quán cà phê được xây từ những viên gạch cũ
Từ hơn 3000 viên gạch cũ, quán cà phê được tạo dựng thành những không gian ấn tượng trong một không gian xanh thoáng...