Điểm đến

Cổ Đạm - Vẻ đẹp mộc mạc của gốm đất nung rồi có lụi tàn?

09:27 - 17/09/2019
Cổ Đạm là làng gốm đất nung truyền thống, mang sắc thái khá đặc thù của một làng nghề thủ công ở Bắc Trung Bộ. Các kĩ thuật như làm đất, dựng lò nung gốm thông minh, linh hoạt. Tuy nhiên, do sự biến đổi của nhu cầu thị trường mà nghề làm gốm đang dần biến mất ở Cổ Đạm.

Làng nghề truyền thống nồi đất Cổ Đạm (xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã có từ cách đây 200 năm. Trước đây, hoạt động sản xuất và buôn bán nồi gốm đất rất nhộn nhịp. Còn nhớ, vào những năm 60-70 của thế kỷ 20, làng nghề nồi đất Cổ Đạm phát triển khá mạnh. Sản phẩm đất nung Cổ Đạm chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt của cư dân nông nghiệp. Nhiều tiểu thương ở các nơi về đây thu mua.

Cổ Đạm - Vẻ đẹp mộc mạc của gốm đất nung rồi có lụi tàn? - ảnh 1Một số sản phẩm tiêu biểu phục vụ sinh hoạt của làng gốm Cổ Đạm. Ảnh: Thái Trọng

Khoảng từ năm 2000 về trước, sau khi thu hoạch mùa vụ xong, dân làng gốm lại bắt tay vào sản xuất. Nhà nào không trực tiếp sản xuất thì đi thu mua lại sản phẩm rồi mang lên chợ bán. Giai đoạn cao điểm, cả xã có tới hơn 500 hộ dân trực tiếp làm và buôn bán gốm đất nung. 

Cổ Đạm - Vẻ đẹp mộc mạc của gốm đất nung rồi có lụi tàn? - ảnh 2Do chủ yếu hướng tới phục vụ sinh hoạt thường ngày nên gốm Cổ Đạm không quá cầu kì trong sản xuất. Ảnh: Thái Trọng

Thế nhưng, hiện nay nghề gốm đất nung ở địa phương đang đối mặt với thực tế là thanh niên ở làng, ở xã lớn lên đều đi học hay đi làm ăn xa, không còn mấy người gắn bó với nghề truyền thống của quê hương. Hiện tại, cả xã chỉ còn hai gia đình làm nghề.


Bà Sinh đang lấy đất để chuẩn bị cho mẻ gốm mới. Ảnh: Thái Trọng

Ông Nguyễn Xuân An, một thợ làm gốm lâu năm, cho biết:" Đất sét để làm nồi gốm ở Cổ Đạm là loại đất sét được lấy ở ngoài ruộng, xưa kia phương tiện vận chuyển đất về nhà để làm gốm duy nhất là đôi quang gánh và đôi chân của người thợ gốm.".

Đất sét làm gốm thường có hai loại, một loại mềm và dễ nhào trộn, loại còn lại thì khô và cứng hơn. Không có một công thức hay tỉ lệ cụ thể, chính xác để pha trộn hai loại đất sét với nhau nhưng bằng kinh nghiệm và cảm nhận, những người thợ làm gốm ở Cổ Đạm vẫn tạo ra được loại đất tốt nhất cho việc làm nồi. 

Không gian sản xuất gốm của gia đình bà Sinh. Ảnh: Thái Trọng

Với những bộ dụng cụ thô sơ, đơn giản chủ yếu từ gỗ và tre cùng đôi bàn tay khéo léo, người dân Cổ Đạm đã gây dựng nên một dòng gốm vang danh khắp vùng. Bà Sinh cho biết thêm, ở thời kỳ hưng thịnh nhất của nghề làm nồi gốm, có những đoàn thợ thủ công của nước bạn Lào sang để học hỏi kinh nghiệm làm nồi. Cùng thời điểm đó, sản phẩm của đất Cổ Đạm phân phối toàn vùng Nghệ An, Thanh Hóa vào tới tận Quảng Trị, Quảng Nam. 

Bộ dụng cụ tạo hình cho nồi gốm của những thợ làm gốm ở Cổ Đạm. Phần lớn các dụng cụ được làm từ gỗ và tre. Ảnh: Thái Trọng

Bàn xoay - thứ vật dụng làm nghề quý giá nhất của người thợ làm gốm ở Cổ Đạm. Ảnh: Thái Trọng

Phiến đá được dùng để nhồi đất làm gốm. Những thợ làm gốm chủ yếu chọn loại đá gân có bề mặt trơn, nhẵn, tìm thấy ngay tại địa phương để làm đá nhồi đất. Ảnh: Thái Trọng

Sau công đoạn tạo hình, những chiếc nồi gốm sẽ được đưa ra nắng phơi để tạo độ cứng nhất định tránh việc nồi bị biến dạng trước và trong quá trình nung trong lò. Nếu với nắng mùa hè, sẽ mất khoảng một ngày để những chiếc nồi được ổn định và khô. 

Cổ Đạm - Vẻ đẹp mộc mạc của gốm đất nung rồi có lụi tàn? - ảnh 8Nồi gốm sau khi tạo hình sẽ được đem phơi dưới nắng. Ảnh: Thái Trọng

Những chiếc nồi gốm sau khi phơi khô sẽ tiếp tục được đưa vào lò để nung. Bà Sinh cho biết thêm, để tiết kiệm chất đốt cho lò nung, thường một lò nung gốm sẽ có khoảng 4-5 gia đình chung nhau nung. Sản phẩm của mỗi gia đình sẽ được xếp riêng ra mỗi góc để tránh việc nhầm lẫn của nhau.

Bà Sinh đang xếp những chiếc nồi được phơi khô vào trong lò để tiến hành nung. Ảnh: Thái Trọng

Những thợ làm gốm sẽ bắt đầu đốt lò bằng rơm và lá cây khô, sau đó mới cho củi to vào để tăng dần nhiệt độ. Điều này giúp tránh việc nồi bị vỡ do sốc nhiệt khi đột ngột gặp nhiệt độ lớn trong lò. Trong gia đình, thường thì người đàn ông sẽ đảm nhiệm việc xếp gốm vào lò và đốt lửa nung. 

Thời gian nung trung bình kéo dài khoảng từ 3 đến 4 tiếng, tùy vào số lượng nồi có trong lò. Ảnh: Thái Trọng

Điểm khác biệt giữa gốm đất nung Cổ Đạm với các loại gốm khác là gốm đất nung Cổ Đạm sẽ được nhúng qua “nước men” (nước bột đất sét lọc kỹ cho loãng), sau đó mới mang phơi khô và nung chín.

Thái Trọng/thanhnien.vn

Tỉnh thành Hà Tĩnh

Hà Tĩnh
Hà Tĩnh sở hữu rất nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng nhất là Thiên Cầm, cùng kho tàng di tích, di sản văn hóa.

Điểm đến Hà Tĩnh Xem thêm

Biển Thiên Cầm
Bãi biển đẹp nhất Hà Tĩnh làm say lòng du khách muốn kiếm tìm khoảng lặng giữa đời thường.
Hồ Trại Tiểu
Hồ Trại Tiểu không chỉ là một công trình thủy lợi quan trọng mà còn là một điểm du lịch vô cùng hấp dẫn.
Di tích Ngã ba Đồng Lộc
Ngã ba Đồng Lộc là địa danh đã trở thành huyền thoại trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Khu lưu niệm Nguyễn Du
Khu di tích lưu niệm Nguyễn Du là nơi du khách có thể tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào dân tộc.
Hồ Kẻ Gỗ
Hồ Kẻ Gỗ là địa danh nổi tiếng của Hà Tĩnh, gắn với niềm tự hào, tinh thần đoàn kết của một thời dựng xây đất nước...
Thành cổ Hà Tĩnh
Thành cổ Hà Tĩnh, thường gọi là Thành Sen, suốt một thời gian dài là thành trì kiên cố của tỉnh lỵ Hà Tĩnh. Ngày nay, dấu tích...
Mây giăng kín như bồng lai tiên cảnh trên đỉnh Giăng Màn
Sáng sớm tinh mơ, dưới cái tiết trời se se lạnh, đỉnh Giăng Màn ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh), nơi đồng bào người Chứt...
Khám phá biển Hoành Sơn
Bãi biển Hoành Sơn nằm dưới chân đèo Ngang về phía Hà Tĩnh, ngay ngã ba từ tuyến quốc lộ 1A theo sát biển rồi phân nhánh, một...
Đèo Ngang - những thăng trầm thiên lý
Hình ảnh đèo Ngang từng được Bà huyện Thanh Quan khắc họa từ thế kỷ XIX với những nét hoang sơ, u buồn và lãng mạn nay là một địa...

Cẩm nang du lịch Hà Tĩnh Xem thêm

10 danh lam thắng cảnh phải ghé thăm ở Hà Tĩnh
Hà Tĩnh hấp dẫn du khách nhờ phong cảnh hữu tình và nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng.
Những điểm du lịch không thể bỏ qua thuộc địa phận Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh
Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh, 3 tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, nằm gọn trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam nhưng lại là những điểm đến du...

Ẩm thực Hà Tĩnh Xem thêm

Mâm cỗ gà bay lạ mắt cúng Rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh
Đã thành thông lệ, Rằm tháng Giêng, một số dòng họ ở xã Thạch Châu, xã Bình Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại làm mâm cúng với những thế...
5 món ăn nhất định phải thử khi đến Hà Tĩnh
Hà Tĩnh từ lâu nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt, là quê hương của nhiều danh nhân, thi hào nổi tiếng. Tuy nhiên, sẽ thật...
Mực nhảy Vũng Áng
Gọi là “mực nháy” vì khi đánh bắt lên, con mực còn tươi óng, lấp lánh trông rất bắt mắt.
Nức tiếng bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn
Bưởi Phúc Trạch và cam Bù Hương Sơn là những loại trái cây làm nên nét đặc sắc và niềm tự hào của người dân Hà Tĩnh.
Cá nướng Thạch Kim thơm lừng làng biển
Đi qua vùng biển Thạch Kim, Hà Tĩnh, khó ai có thể bỏ qua một món ăn dân dã đầy hấp dẫn.

Văn hóa Hà Tĩnh Xem thêm

Đại thi hào Nguyễn Du - Kiệt tác Truyện Kiều với quê hương Hà Tĩnh
Triển lãm trưng bày 40 bức tranh Truyện Kiều dưới góc nhìn Minh triết Việt, 150 bức tranh sơn dầu khổ lớn, 500 ấn phẩm về Truyện...
Hà Tĩnh sẵn sàng tuần lễ kỷ niệm 200 năm ngày mất Nguyễn Du
Thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến nay các hoạt động chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất Đại...
Hà Tĩnh: Tiếp nhận quả chuông cổ quý hiếm từ thời nhà Trần
Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh vừa tiếp nhận một quả chuông đồng cổ quý hiếm vẫn còn nguyên vẹn từ thời nhà Trần.

Nhà hàng Hà Tĩnh Xem thêm

Thưởng thức các món đặc sản bình dân Hà Tĩnh ở đâu?
Ngoài những thắng cảnh đẹp, Hà Tĩnh níu chân du khách bằng nền ẩm thực độc đáo với nhiều món ăn đặc sản lừng danh.

Khách sạn Hà Tĩnh Xem thêm

Đến Hà Tĩnh phải ghé thăm những homestay này
Quê hương của đại thi hào Nguyễn Du đang thay đổi diện mạo nhờ phát triển mô hình homestay.

Trải nghiệm Hà Tĩnh Xem thêm

Bí ẩn về những cái giếng ở Hà Tĩnh
Không biết những cái giếng làng này có từ bao đời nhưng người dân cứ gọi đó là những cái “giếng thần”. Hàng trăm năm qua, dù trời...
Bến hến dòng La
Sông La là hợp lưu của 2 sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, gặp sông Lam ở khu vực núi Hồng. Bến Hến nằm bên dòng sông La đoạn chảy qua...
Độc đáo nghề thả trúm lươn đồng ở Hà Tĩnh
Tuy nghề thả trúm lươn đồng ở Hà Tĩnh không rầm rộ như ở Nghệ An nhưng nhờ theo nghề này mà một số hộ nông dân nơi này có thu...
Mát dịu với vẻ trong xanh, tĩnh lặng của hồ Kẻ Gỗ
Giữa những ngày nắng nóng như thiêu của đầu tháng 7, du khách bỗng cảm thấy như đất trời dịu lại khi dừng chân bên hồ Kẻ Gỗ...
Chợ cá họp trước bình minh nơi làng chài Cửa Nhượng
Sáng sớm, khi trời còn chưa tỏ mặt người, từng tốp phụ nữ í ới gọi nhau ngước biển Cồn Gò. Phiên chợ nơi làng chài chỉ kết thúc...
Thành phố Hà Tĩnh từ trên cao - Quen mà lạ
Một thành phố Hà Tĩnh từ cái nhìn toàn cảnh mới thấy được sự sinh sôi, sự đổi thay từng ngày. Những tòa nhà cao tầng, những góc...
Hồ Kẻ Gỗ - điểm du lịch xanh hấp dẫn du khách
Không chỉ là công trình thủy lợi phục vụ đời sống của con người, Hồ Kẻ Gỗ ngày nay còn trở thành điểm du lịch xanh thu hút du...
Rực rỡ những mùa hoa chạc quạch xứ núi Hà Tĩnh
Chạc quạch – cái từ nghe ra chẳng chút mĩ miều lại cứ như dằn dỗi một điều gì. Ấy thế mà lại là tên của một loài hoa của miền núi...
Làng hương Báo Ân - nơi lưu giữ giá trị tâm linh Việt
30 năm không phải là quãng thời gian dài đối với một làng nghề, nhưng chừng ấy thời gian đã đủ để làng hương Báo Ân (Hà Tĩnh) ghi...

Tin tức Hà Tĩnh Xem thêm

Đề cử 'Hoàng Hoa sứ trình đồ' là di sản tư liệu thế giới
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới tại Việt Nam về việc đề cử "Hoàng Hoa sứ trình đồ" là di...
7 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, Hà Tĩnh kết thúc áp dụng Chỉ thị 15
7 ngày qua toàn tỉnh Hà Tĩnh không ghi nhận thêm ca mắc mới trong cộng đồng. Thành phố Hà Tĩnh cũng đã kết thúc thời gian áp dụng...
Phát hiện mộ Hán cổ niên đại 1.400 năm, hé lộ cách mai táng người chết
Trong lúc thi công kênh tiêu nước, người dân Nghi Xuân, Hà Tĩnh phát hiện một ngôi mộ Hán cổ có niên đại cách đây khoảng hơn...
Đường dây nóng ứng phó mưa lũ tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế
Theo Trung tâm DBKTTVQG, mưa kéo dài đang gây nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình,...
Hà Tĩnh cấm biển từ 15h chiều nay
Từ 15h chiều nay, Hà Tĩnh bắt đầu cấm biển. Đây là thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn...
Xử lý vụ tụ tập đông người cầu nguyện ở Hà Tĩnh: Linh mục không hợp tác
Một số giáo xứ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tổ chức cho hàng trăm giáo dân cầu nguyện những ngày qua, bất chấp Chỉ thị của Thủ tướng...
Bị phạt 10 triệu đồng vì loan tin sai sự thật “Corona về Hà Tĩnh”
Không biết thực tế tình hình dịch bệnh, nhưng Huy vội lên mạng đăng thông tin “Corona về Hà Tĩnh rồi…” khiến dư luận hoang...
Cách ly phượt thủ người Trung Quốc vào thuê khách sạn ở Hà Tĩnh
Nam phượt thủ người Trung Quốc đến Hà Tĩnh thuê khách sạn lưu trú qua đêm thì bị phát hiện và được đưa vào cách ly tại bệnh...
Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc tạm dừng đón khách tham quan
Bắt đầu từ ngày (7/2), Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) sẽ tạm dừng việc đón khách.