Đồng bào Cơ Tu sống ở khu vực miền núi các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế và phía tây thành phố Đà Nẵng. Khi công việc nương rẫy tạm xong, ngô thóc đã được phơi khô cất vào nhà kho, mọi người lục tục rời ngôi nhà rẫy trong rừng xa trở về làng chuẩn bị đón Tết.
R’dáo là một tục thăm hỏi giữa cha mẹ hoặc anh, em trai với con gái hoặc chị, em gái đã đi lấy chồng; đặc biệt là con gái, hoặc chị, em gái lấy chồng xa. Bà con Cơ Tu thường tổ chức đi R’dáo vào những ngày Tết….Khi mọi thứ đã chuẩn bị xong, cha mẹ hoặc anh, em trai đi đến nhà con gái hoặc chị, em gái nếu gần thì đi vào buổi chiều, còn xa thì đi vào sáng sớm.
Gói bánh cuốc chuẩn bị đi R'dáo
R'dáo của dân tộc Cơ Tu có từ lâu đời, thể hiện tình cảm sâu đậm của đồng bào đối với họ hàng thân thuộc. R'dáo thường đi kèm với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Nhà có điều kiện thì một năm đi hai lần, nhà nghèo thì đi một lần. Mỗi lần đi R'dáo, nhà gái phải chuẩn bị lễ vật như một lễ cưới của người Cơ Tu, nhưng R'dáo không lớn và không phô trương như đám cưới. Trước khi đi, nhà gái phải chuẩn bị xôi, cơm lam, gà, vịt, chim chóc, cá, ếch…, ngoài ra còn có váy áo, tấm tút (trang phục thổ cẩm) cho con hoặc chị, em gái.
Sau khi nhà gái đến nhà trai thì nhà trai mời họ hàng thân thích về nhà mình quây quần bên mâm rượu, đồ ăn do nhà gái đem qua và đôi bên cùng hát lý. Đối với người Cơ Tu, các hoạt động đều gắn với nghệ thuật nói lý và hát lý. Có những câu nói lý, hát lý cũng được bắt nguồn từ mâm rượu ấy, mọi người đối đáp với nhau, ai hiểu được thì trả lời, còn không thì ngồi nghe hát….
Đi R'dáo, nhà gái chuẩn bị lễ vật như một lễ cưới
Trong lúc tiếp đãi khách nhà trai, nhà gái không bao giờ lấy hết những thứ mình đem đến mà để lại nửa phần cho con gái hoặc chị, em gái để chia cho cha mẹ chồng.
Đêm đã về khuya, khi cái giá lạnh của núi rừng bắt đầu len lỏi vào da thịt thì cũng là lúc mọi người đứng dậy ra về với lời chào thân thiết. Những người thân ruột thịt, như mẹ, cha của con dâu ở lại ngủ qua đêm, còn anh, em trai, chú bác ngủ cũng được, không ngủ lại cũng không sao. Thường thì nhà gái đi R'dáo chỉ ở qua một đêm, sáng sớm nhà trai đem phần thịt heo còn lại và các thứ đồ cần cho thì bỏ vào chiếc gùi của phụ nữ. Như vậy, mùa R'dáo (thăm hỏi) của một năm đã hoàn tất, mọi người như nhẹ nhàng trong lòng và tình cảm nhà trai, nhà gái càng thêm thân thiết, không bị phai mờ.
R'dáo là một tập tục đẹp của dân tộc Cơ Tu. R'dáo không mang tính chất lãng phí hoặc mê tín dị đoan, mà đó là một cầu nối tình cảm thân thiết của con người Cơ Tu. Năm nay mùa xuân lại về, mùa R'dáo cũng đang trong không khí nhộn nhịp, tất bật. Khắp nơi trên núi rừng xa thẳm này, nơi đâu cũng nghe tiếng vui cười sau những ngày đi R'dáo xa mới về.
Alăng Lợi/VOV Miền Trung
Sáng nay (2/11), tại thành phố Tam Kỳ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo “Mỳ...
Lễ hội văn hóa các dân tộc huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, chủ đề “Âm vang đại ngàn năm 2022" vừa khai mạc...
Khu vực miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam được đánh giá có tiềm năng để phát triển du lịch xanh, du lịch cộng...
Tối 22/7, tại đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam khai mạc Festival miền biển "Cù Lao Chàm -...
Trong 10 năm qua, tình trạng sạt lở bờ biển Hội An diễn biến rất phức tạp, gia tăng về quy mô, nhiều khu nghỉ...
Tỉnh Quảng Nam là nơi được đông đảo du khách trong và ngoài nước chọn là điểm đến từ khi Chính phủ mở cửa...
Không chỉ có 2 Di sản văn hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, những sản phẩm du lịch gắn...
Là 1 trong 6 chủ đề đặc sắc trong Năm Du lịch quốc gia – Quảng Nam 2022, Chương trình “Quảng Nam – Cảm xúc...
Trong khuôn khổ các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022, từ ngày 19 đến 22/5 tới, sẽ diễn ra...
Trên vùng biển Hội An hiện nay có sóng mạnh cấp 6, giật cấp 7 nên UBND thành phố Hội An tiếp tục tạm dừng...
Tiếp nối các hoạt động Năm Du lịch Quốc gia 2022 với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”, sáng 22/4,...
Lễ hội Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2022 tại làng Hương Trà, phường Hoà Hương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam...