Ảnh: Trần Thanh Phong
Một thế kỷ say đắm bản tình ca bất hủ
Đặt tên đường Ông Thái Quốc Lưu, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao - Du lịch Bạc Liêu, cho biết để bảo tồn và phát huy giá trị của bản Dạ cổ hoài lang, tỉnh đã đề nghị Bộ VH-TT-DL xem xét công nhận bản Dạ cổ hoài lang là một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Bên cạnh đó, tỉnh Bạc Liêu đã quyết định đặt tên một tuyến đường mang tên Nhạc Khị (là hậu tổ của cổ nhạc và là thầy của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu). Đặt tên một con đường, một rạp hát và một đoàn cải lương mang tên Cao Văn Lầu. Hằng năm tỉnh còn tổ chức Hội thi giọng ca cải lương giải Cao Văn Lầu. Tỉnh cũng đã đầu tư trên 70 tỉ đồng để xây dựng Khu lưu niệm nghệ thuật ĐCTT Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu với quy mô hơn 12 ha ở P.2, TP.Bạc Liêu. |
Vợ chồng chung sống được 3 năm nhưng không có con, bị ràng buộc bởi tư tưởng phong kiến “Tam niên vô tử bất thành thê” nên ông phải chia tay vợ. Chính từ niềm thương nhớ người vợ hiền thục, vào một đêm rằm tháng 8.1919, tại làng Vĩnh Hương, tổng Thạnh Hòa, tỉnh Bạc Liêu (nay là P.2, TP.Bạc Liêu) ông viết nên bản nhạc lòng mà khi ra đời đã trở thành tuyệt tác bất hủ. Đó là bản Dạ cổ hoài lang.Cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh ngày 22.12.1892, ở xóm Cây Cui, thôn Thuận Lễ, tổng Thạnh Hội Hạ, H.Tân Thạnh, phủ Tân An (nay là xã Thuận Mỹ, H.Châu Thành, Long An). Năm 4 tuổi, ông theo cha mẹ đến Bạc Liêu sinh sống và mất ngày 13.8.1976. Năm 1908, ông học đàn do thầy Nhạc Khị dạy và trở thành học trò giỏi của thầy. Năm 1915, ông cưới vợ là bà Trần Thị Tấn - một người con gái ngoan hiền.
Ông Vưu Long Vỹ, Giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Bạc Liêu, người đoạt trên 50 giải thưởng lớn nhỏ về sáng tác sân khấu cải lương, chia sẻ: Trải qua 1 thế kỷ, qua bao thăng trầm, bản Dạ cổ hoài lang vẫn lớn lên không ngờ, từ nhịp đôi được các thế hệ nghệ sĩ phát triển thành nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32 và nhịp 64. Từ 20 câu rút gọn còn 6 câu, rồi 4 câu cho đến ngày nay. Đặc biệt, bản vọng cổ ra đời đã nhanh chóng được khẳng định và trở thành “bài ca vua” trên sân khấu cải lương Nam bộ.
Câu lạc bộ đờn ca tài tử ở vùng nông thôn Bạc Liêu. Ảnh: Phan Thanh Cường |
Mỗi giai đoạn phát triển, bản Dạ cổ hoài lang lại tự hoàn thiện mình, không ngừng thâm nhập sâu rộng trong lòng khán thính giả và người hâm mộ. Chính bản Dạ cổ hoài lang đã góp phần vinh danh cho nhiều thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ, danh ca, danh cầm, tác giả, soạn giả sân khấu cải lương.
Ông Vỹ cho rằng, bản Dạ cổ hoài lang trở thành hiện tượng “vô tiền khoáng hậu”. Từ một sáng tác cá nhân đã biến thành sáng tác tập thể. Sau đó, mấy thập niên, các bậc nghệ nhân trong giới tài tử Nam bộ đã góp phần cải tiến, biến hóa muôn hình vạn trạng trở thành vọng cổ cho đến ngày nay.
Điển hình là nghệ sĩ Năm Nghĩa (quê Bạc Liêu, cha của NSƯT Bảo Quốc), là người soạn lời và ca thành danh bài vọng cổ nhịp 8 văng vẳng tiếng chuông chùa. Từ bài Dạ cổ hoài lang phát triển thành vọng cổ nhịp 32, đó là niềm cảm hứng, cảm xúc dào dạt để các soạn giả Bạc Liêu sáng tác các vở cải lương nổi tiếng như: Máu nhuộm sân chùa (soạn giả Yên Lang); Rừng thần (cố soạn giả Trọng Nguyễn) và một số vở tuồng kinh điển của nhiều soạn giả khác ở các tỉnh, thành Nam bộ như: Hà Triều, Hoa Phượng, Viễn Châu, Thu An, Loan Thảo...
Giáo dục cho thế hệ trẻ
Cụm dinh thự Công tử Bạc Liêu Ảnh: Phan Thanh Cường | Theo Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao - Du lịch Bạc Liêu, trong khuôn khổ Tuần VH-DL Bạc Liêu 2019 nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 100 năm ra đời bản Dạ cổ hoài lang và 100 năm hình thành di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà công tử Bạc Liêu sẽ có chương trình Đêm Công tử Bạc Liêu. Mục đích chương trình nhằm tái hiện cuộc đời của một con người có thật, với sinh hoạt có thật để du khách xem, trải nghiệm, cảm nhận cuộc sống nhà giàu thời điểm xưa. Nhà công tử Bạc Liêu bề thế với vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa sang trọng mang đậm dấu ấn Tây Âu được xây dựng năm 1919 do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Căn nhà cổ, trước đây thuộc sở hữu của ông Trần Trinh Huy, còn gọi là Ba Huy hay Hắc công tử giàu có, nổi tiếng ăn chơi bậc nhất xứ Nam kỳ lục tỉnh. |
Cụm Nhà công tử Bạc Liêu bề thế với vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa sang trọng mang đậm dấu ấn Tây Âu được xây dựng năm 1919 do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Căn nhà cổ, trước đây thuộc sở hữu của ông Trần Trinh Huy, còn gọi là Ba Huy hay Hắc công tử giàu có, nổi tiếng ăn chơi bậc nhất xứ Nam kỳ lục tỉnh.Theo Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao - Du lịch Bạc Liêu, trong khuôn khổ Tuần VH-DL Bạc Liêu 2019 nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 100 năm ra đời bản Dạ cổ hoài lang và 100 năm hình thành di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà công tử Bạc Liêu sẽ có chương trình Đêm Công tử Bạc Liêu. Mục đích chương trình nhằm tái hiện cuộc đời của một con người có thật, với sinh hoạt có thật để du khách xem, trải nghiệm, cảm nhận cuộc sống nhà giàu thời điểm xưa.
Theo ông Vỹ, ngày nay bản Dạ cổ hoài lang và phong trào Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ có sức sống vô cùng mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống văn hóa cơ sở. Các trung tâm văn hóa, các trường ĐH, CĐ trong tỉnh thường xuyên mở các lớp truyền đạt, giảng dạy các bài ca cổ và bản Dạ cổ hoài lang cho học sinh, sinh viên. Ở các huyện nông thôn mới, tại các nhà văn hóa xã hằng đêm còn tổ chức giao lưu, phát triển, nhân rộng phong trào ĐCTT. Từ đó, các ấp, khóm trong tỉnh Bạc Liêu đều có câu lạc bộ ĐCTT. Thông qua các hoạt động thực tiễn, ĐCTT đã khẳng định được vị trí của mình không chỉ trong đời sống người dân Nam bộ, mà còn lan tỏa tới nhiều vùng, miền khác trên cả nước.
Ông Ngô Quốc Khánh, Phó giám đốc phụ trách Nhà hát Cao Văn Lầu, cho biết để phát huy tối đa về giá trị nghệ thuật của bản Dạ cổ hoài lang, thu hút du khách thập phương đến với vùng đất Bạc Liêu, tại Nhà hát Cao Văn Lầu thường xuyên tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật bằng các loại hình sân khấu hóa như: dựng múa, hát đơn, hát tốp, ca cảnh, cải lương. Như tối thứ bảy hằng tuần, tại đây có chương trình biểu diễn cải lương, đồng thời gắn một tiết mục bằng các loại hình Dạ cổ hoài lang.
Ông Lê Trung Dũng, Giám đốc Khu du lịch sinh thái Hồ Nam (Bạc Liêu), thông tin rằng để phục vụ du khách thưởng thức “đặc sản” ĐCTT, Khu du lịch Hồ Nam đã đầu tư nhiều hệ thống âm thanh, dụng cụ ĐCTT; xây dựng các căn chòi lá có không gian thoáng mát quanh bờ hồ. Đồng thời, kết hợp với các nghệ nhân, nghệ sĩ ở Đoàn hát Cao Văn Lầu, các câu lạc bộ ĐCTT trong tỉnh sẵn sàng phục vụ du khách có nhu cầu thưởng thức món ăn tinh thần của người dân Nam bộ.
Trần Thanh Phong/ thanhnien.vn
Tại tỉnh Bạc Liêu, lượng khách cũng như doanh thu từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ - du lịch trong dịp lễ...
Ngày 15/4, UBND tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Địa điểm trận Giồng Bốm...
Ngày 10/4, Lễ hội Nghinh Ông Đông Hải đã diễn ra tưng bừng tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc...
Hôm nay (27/9), ông Bùi Quốc Nam - Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19...
Tại xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, nhiều hộ nông dân đang phát triển mô hình trồng rau má...
Hôm nay (13/8), Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu trao giấy xuất viện cho bé gái 5 tuổi đã được điều...
Hôm nay (10/8), Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, vừa phối hợp với Phòng Quản lý xuất...
Hôm nay (25/05), Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bạc Liêu tổ chức cuộc họp đánh giá công tác...
Chiều nay (24/05), ông Bùi Quốc Nam - Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh...
Sau vụ việc người bán hàng rong tiếp xúc với người mắc Covid-19, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bạc...
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu vừa có báo cáo về một trường...
Ngày 13/4, tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu có 1 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh bố khỏi...