Làng Tuấn Dị có khoảng 500 hộ dân thì có khoảng 300 hộ làm nghề trồng lá dong, với tổng diện tích gần 6 ha. Ngôi làng được biết đến là một trong những vùng trồng lá dong lớn ở miền Bắc. Những vườn lá dong xanh bạt ngàn đã gắn bó với người dân nơi đây hàng chục năm nay.
Những ngày này, khắp đường làng ngõ xóm, chỗ nào cũng rợp màu xanh của lá dong
Nghề trồng lá dong là nghề truyền thống, mang về nguồn thu nhập chính của người dân Tuấn Dị. Lá dong ở đây chủ yếu là lá dong nếp, lá dài và rộng với màu xanh ngắt bắt mắt. Bánh được gói bằng loại lá này, khi luộc chín, có màu xanh và ngấm mùi thơm tự nhiên của lá.
Những vườn lá dong bạt ngàn, cao hơn đầu người
Ông Khương Xuân Vinh - người dân làng Tuấn Dị chia sẻ: “Cây lá dong không mất quá nhiều công chăm sóc, nhưng đòi hỏi người trồng phải thường xuyên dọn sạch lá gốc cho cây ra nhiều mầm, lá xanh, to, đều, đẹp”
Cây lá dong cho thu hoạch quanh năm, những ngày bình thường một hộ dân thu hoạch được khoảng 1 vạn lá/ngày, nhưng vào mùa cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán thì số lượng lá tăng lên khoảng 5-6 vạn lá/ngày. Mùa cao điểm của lá dong thường bắt đầu từ ngày 15/12 (âm lịch). Dịp này, người trồng lá dong bắt đầu hối hả thu hoạch để phục vụ cho thương lái các tỉnh khu vực phía Bắc tới thu mua.
Lá dong sau khi thu hoạch sẽ được phân loại và xếp thành từng bó
Những bó lá dong quê theo những chuyến xe xuôi ngược được tỏa đi khắp mọi nơi, đem hương xuân tới mọi nhà
Đặc biệt, lá dong Tuấn Dị không những nổi tiếng trong nước mà còn được biết tới ở nước ngoài.
Theo ông Vinh, lá dong “xuất ngoại” chủ yếu được đưa sang những nước như Nga, Đức và một số nước Đông Âu phục vụ bà con Việt kiều gói bánh Tết, với hàng vạn lá mỗi vụ.
Lá dong "xuất ngoại" được tuyển chọn kỹ càng từ trước Tết Nguyên đán khoảng một tháng, để kịp gửi tới tay những người con xa xứ đón Tết cổ truyền của quê hương./.
Mạnh Cường/VOV.VN
Chiều 27/11, chương trình "Sắc màu du lịch Hưng Yên" do UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức, đã khai mạc tại khu vực...
Với mục tiêu gia tăng các tiện ích thanh toán cho khách hàng, từ ngày 26/02/2020, Vietcombank chính thức...
Năm nay thuận lợi cho việc trồng hoa nên giá thành không biến động nhiều, người dân làng hoa Xuân Quan (Hưng...
Làng hoa ven sông Hồng (xã Xuân Quan, H.Văn Giang, Hưng Yên) đang tất bật chăm sóc hoa và cây cảnh phục vụ...
Nhiều đại gia sẵn sàng bỏ ra gần tỷ đồng để sở hữu loại hoa giấy ngũ sắc được nhập từ Thái Lan về chơi...
Làm thế nào để khai thác tiềm năng nguồn tài nguyên du lịch, tìm chỗ đứng cho Hưng Yên trong vị trí bản đồ du...
"Cần có giải pháp để thúc đẩy du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định vị trí của Hưng Yên trên bản đồ...
Cầu Hưng Hà có tổng đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng, bắc ngang qua sông Hồng giúp rút ngắn khoảng cách từ Hưng Yên...
Xác định quảng bá, xúc tiến du lịch là khâu quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch, góp phần tích cực...
Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở là hiện vật gốc độc bản, là pho tượng Phật có số lượng tay...
Tối 10/4, tại thành phố Hưng Yên, Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến năm 2019 đã được khai mạc trong không khí...
Trong 3 ngày từ 15 đến 17/3 (10-12/2 âm lịch) đã diễn ra Lễ hội truyền thống Chử Đồng Tử - Tiên Dung năm 2019...