Thành phố Đà Nẵng thông qua Đồ án Quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn
Đây là căn cứ pháp lý để quản lý, bảo vệ, lập thẩm định phê duyệt và triển khai các dự án bảo quản, phục hồi và phát huy giá trị di tích theo quy hoạch; tạo điều kiện cơ chế để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển bền vững danh thắng này.
Tổng diện tích quy hoạch Khu danh thắng Quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn là 104,9 hécta, với hơn 1.000 hộ dân của 14 tổ dân phố thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, trong đó bổ sung Núi Ghềnh và phần phía đông Âm Hỏa Sơn vào khu vực 1 của di tích.
Đồ án tập trung bảo tồn toàn bộ giá trị nổi bật của khu danh thắng, hạn chế tối đa việc xây dựng tại các ngọn núi này, tu bổ phục hồi một số ngọn núi giảm cảnh quan do khai thác đá trước đây; bảo vệ nguyên trạng toàn bộ không gian trong ranh giới khu vực bảo vệ 1 di tích cùng với khu vực mới bổ sung.
Sự phát triển quá nóng về đô thị hóa và du lịch thời gian qua đã khiến Khu danh thắng này phải chịu nhiều tác động tiêu cực, gây khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và làm cho di sản nhanh xuống cấp.
Hệ thống hang động ở Khu danh thắng Quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn
Việc lập Đồ án Quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích, hài hòa với phát triển kinh tế xã hội, dịch vụ du lịch; trở thành không gian văn hóa, tổ chức lễ hội kết hợp điểm vui chơi giải trí đặc sắc của thành phố Đà Nẵng, là điểm đến quan trọng trên hành trình du lịch “Con đường di sản Miền Trung”.
Đồ án cũng là cơ sở khoa học để nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các giá trị đặc trưng hệ sinh thái nguyên gốc của di tích; định hướng tổ chức không gian kiến trúc của di tích, đảm bảo kết nối hài hòa, đồng bộ với quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng. Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng cho biết: Đây là căn cứ pháp lý để quản lý, bảo vệ, lập thẩm định phê duyệt và triển khai các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích theo quy hoạch; tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển bền vững danh thắng.
Theo ông Lương Nguyễn Minh Triết, hiện tại, UBND thành phố đang hoàn thiện bộ tài liệu, hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo qui định của pháp luật. Hội đồng Nhân thành phố đã đề nghị các cơ quan liên quan, UBND thành phố cần lưu ý công khai các nội dung liên quan đến dự án, đảm bảo đánh giá tác động môi trường, khớp nối hạ tầng. Trong đồ án lần này có phương án giải tỏa đền bù, đề nghị hết sức lưu ý phương án phù hợp, tránh tình trạng nợ đất tái định cư. Cân đối đảm bảo sử dụng nguồn vốn trung hạn 2021-2025 để thực hiện./.
Đình Thiệu/VOV Miền Trung
Sau 3 năm gián đoạn do dịch bệnh, UBND thành phố Đà Nẵng vừa quyết định tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà...
Bên cạnh các sản phẩm du lịch hiện có, Đà Nẵng đang tập trung phát triển mảng sản phẩm du lịch cao cấp, trong...
Thời gian gần đây, khái niệm “Kinh tế đêm” dần được các địa phương quan tâm đặc biệt. Nhiều nơi đã tổ chức...
Trước thực trạng thiếu hụt nhân sự ngành du lịch tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, với sự tăng...
Ngành du lịch đang có những bước phục hồi mạnh mẽ sau 2 năm bị “đóng băng” vì dịch Covid-19 nhưng cũng đồng...
Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, du lịch Đà Nẵng đã hồi sinh mạnh mẽ. Đà Nẵng là một trong...
Hiện nay, việc tuyển sinh ngành du lịch của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã...
Sau khi hãng VietJet Air và hãng Korean Air khai thác trở lại đường bay trực tiếp Incheon – Đà Nẵng, khách...
Các sản phẩm du lịch biển đêm mới ra mắt trong vài tháng nay, nhưng thành phố Đà Nẵng đã dần khẳng định nỗ...
Tối 3/7, tại công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ hội “Tận hưởng ẩm thực Đà Nẵng và Không...
Đà Nẵng vẫn chưa có trực thăng cấp cứu, trực thăng du lịch cho giới siêu giàu, tàu biển du lịch, du thuyền...
Tối 22/6, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng...