Tin tức

Độc đáo nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Mông ở huyện Mù Cang Chải

15:18 - 25/02/2020
Một phụ nữ Mông ở Mù Cang Chải chia sẻ nghề dệt thổ cẩm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang nét văn hóa độc đáo của phụ nữ Mông.

Những sản phẩm thổ cẩm độc đáo được hoàn thiện dưới đường may khéo léo của phụ nữ Mông. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN) 

Người Mông ở Mù Cang Chải có nhiều phong tục tập quán độc đáo, trong đó nghề dệt thổ cẩm là một trong những nét văn hóa hấp dẫn.

Những năm qua, ngoài vận động nhân dân tập trung phát triển kinh tế, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) còn đẩy mạnh tuyên truyền đồng bào Mông bảo tồn, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc mình.

Mù Cang Chải là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó đồng bào Mông chiếm 91%.

Năm 2019, Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái đã cấp bằng công nhận Làng nghề Dệt thổ cẩm ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải.

Làng nghề hiện có 35 hội viên phụ nữ tham gia. Chị Lý Thị Ninh làm tổ trưởng với công việc nhận các đơn hàng, sau đó phân chia nguyên liệu cho thành viên mang về nhà tự làm. Họ tận dụng mọi lúc, mọi nơi khi rảnh rỗi để làm nghề.

Chị Ninh chia sẻ nghề dệt thổ cẩm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của dân tộc Mông nơi đây và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang nét văn hóa độc đáo của phụ nữ Mông.

Để tạo ra những sản phẩm thổ cẩm hay bộ trang phục độc đáo thì phải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay người phụ nữ Mông như trồng lanh, xe sợi, in sáp, nhuộm chàm và thêu thùa.

Những sản phẩm thổ cẩm độc đáo đang được hoàn thiện dưới đường may khéo léo của phụ nữ Mông. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN) 

Hàng năm, cứ đến tháng Ba, tháng Tư, đồng bào Mông nơi đây bắt đầu gieo trồng cây lanh và đến tháng Bảy, tháng Tám mới thu hoạch. Sau khi thu hoạch, người dân đem cây lanh ra phơi nắng cho khô rồi tước thành sợi.

Sợi lanh được đưa vào cối giã mềm rồi nối lại, cuốn thành từng cuộn tròn, mang đi giặt cho mềm.

Sau đó, người dân đem luộc, đến khi thấy sợi lanh mềm và trắng thì mang ra phơi nắng cho khô, rồi dùng guồng chia sợi lanh ra trước khi mắc vào khung cửi để dệt.

Sau công đoạn dệt, phụ nữ Mông sẽ dùng bút vẽ được làm bằng đồng để vẽ. Khi vẽ xong đem vải đã in sáp ong đi nhuộm chàm, lúc nào vải có màu sẫm mang đi nhúng vào nước sôi, sáp ong sẽ chảy ra để lại những hoa văn màu xanh lơ, sau đó, chuyển sang công đoạn thêu theo hoa văn đã được in.

Họa tiết hoa văn trên nền trang phục Mông chủ yếu là các hoa văn hình học như khối hình vuông, chữ nhật, hình thoi… được làm thủ công và mất nhiều thời gian.

Những công việc này đòi hỏi sự khéo tay, chăm chỉ và là tiêu chí đánh giá tài năng, đạo đức, phẩm chất, cách làm ăn của phụ nữ Mông.

Sản phẩm thổ cẩm khi đã hoàn thiện đều được trang trí độc đáo với hoa văn, họa tiết khác nhau, cùng với gam màu chủ đạo như trắng, đỏ, vàng, xanh lá cây, tím… tạo nét độc đáo, riêng có trên những bộ trang phục của đồng bào Mông.

Sản phẩm thổ cẩm khi đã hoàn thiện đều được trang trí độc đáo với hoa văn, họa tiết khác nhau tạo nét độc đáo, riêng có trên những bộ trang phục của đồng bào Mông. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN) 

Để hoàn thiện một bộ trang phục hoàn chỉnh, nếu chăm chỉ mất khoảng 5 tháng, còn không phải gần một năm.

Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho phụ nữ dân tộc thiểu số.

Trung bình mỗi bộ quần áo bán với giá từ 7-8 triệu đồng, bộ nào sắc nét có giá khoảng hơn 10 triệu đồng.

Trừ chi phí mỗi tháng chị em có thêm thu nhập từ 5-6 triệu đồng đối với người thường xuyên làm, những người tranh thủ lúc rảnh có thu nhập từ 2-3 triệu đồng.

Trước đây, các sản phẩm thổ cẩm của người Mông Mù Cang Chải chỉ phục vụ nhu cầu bản thân và gia đình, làm của hồi môn cho con gái khi lấy chồng.

Ngày nay, các sản phẩm thổ cẩm như váy, áo, khăn quàng, túi đeo điện thoại đã trở thành hàng hóa được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

Nhằm lưu giữ nghề dệt cho thế hệ mai sau, chị Ninh đã lên ý tưởng kết hợp với các trường học cho học sinh tập thêu. Năm 2019 có gần 50 học sinh tham gia thêu.

Chị Ninh mong muốn thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ phối hợp với các trường học mở lớp tập dệt, thêu cho học sinh ngay tại làng nghề, chị sẽ cùng hội viên trực tiếp dạy cho các em.

Ông Khang A Hù, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Chế Cu Nha, cho biết toàn xã có 99% là đồng bào Mông sinh sống, phụ nữ Mông ai cũng biết dệt và thêu thùa. Những năm qua, xã cũng thường xuyên tuyên truyền người dân tiếp tục giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của người Mông, đặc biệt là nghề thêu dệt thổ cẩm.

Xã cũng động viên các hộ gia đình tham gia làng nghề dệt thổ cẩm để góp phần phát triển kinh tế gia đình, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Mông trên địa bàn xã nói riêng và huyện Mù Cang Chải nói chung.

Xã còn phối hợp với các trường học tuyên truyền cho học sinh mỗi người phải có một bộ trang phục của dân tộc mình để mặc trong hoạt động ngoại khóa…

Ông Sùng A Chua, Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng, huyện Mù Cang Chải, cho biết nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Mông đã có từ lâu đời, gắn liền với văn hóa của người Mông. Đây cũng là một trong những sản phẩm phục vụ du lịch, tạo thu nhập cho một số phụ nữ Mông.

Những năm qua, làng nghề dệt thổ cẩm nhận được nhiều hỗ trợ như: Vốn ngân hàng thế giới WB hỗ trợ mua 22 chiếc máy khâu; Nhà nước hỗ trợ xây dựng một nhà xưởng, trị giá 1 tỉ đồng; Trung tâm nghiên cứu, liên kết và phát triển thủ công Mỹ nghệ Craft Link tại Hà Nội đã mở lớp tập huấn, hướng dẫn cho các thành viên trong tổ về kỹ thuật thêu dệt để tạo thành sản phẩm bán ra thị trường.

Qua đó, tạo điều kiện nâng cao năng suất cũng như tăng thêm mẫu mã chất lượng sản phẩm thổ cẩm của người Mông Mù Cang Chải.

Phụ nữ Mông tranh thủ lúc nhàn rỗi làm các sản phẩm thổ cẩm để kiếm thêm thu nhập. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN) 

Hiện nay, nhiều mặt hàng của Trung Quốc được bày bán trên địa bàn huyện với mẫu mã phong phú và giá thành rẻ, nguy cơ làm mai một nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Bà Lương Thị Xuyến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mù Cang Chải, cho biết huyện đang định hướng nghề dệt thổ cẩm là nghề gắn liền với các sản phẩm phục vụ du lịch trên địa bàn. Nhằm bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, huyện chỉ đạo các đơn vị trường học, cơ quan vào ngày lễ, Tết sẽ mặc trang phục của đồng bào dân tộc mình. Các nhà trường bố trí ngày đầu tuần hoặc một buổi nào đó cho học sinh mặc trang phục truyền thống.

Thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai đề án hỗ trợ máy móc hiện đại để nâng cao tay nghề của người dân; thành lập thêm các hợp tác xã, hộ kinh doanh về nghề này.

Huyện mở rộng diện tích trồng cây lanh xen kẽ trồng ngô tại hộ gia đình, đầu tư thêm các loại khung dệt thủ công của người dân để thu hút khách trải nhiệm, đa dạng mẫu mã sản phẩm để mở rộng thị trường.

Ngoài ra, huyện tiếp tục chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hoạt động ngoại khóa với chủ đề giữ gìn giá trị văn hóa của dân tộc như biểu diễn trang phục dân tộc, nhạc cụ, múa khèn…

Cùng với đó là tăng cường công tác xúc tiến thương mại bằng các hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên trang thông tin của huyện, trên mạng xã hội để phát triển nghề truyền thống này./.

Việt Dũng-Đinh Thùy/ TTXVN/Vietnam+

Tin tức liên quan

Ngôi đình nhỏ là trạm dừng chân của bộ đội, dân công thời chống Pháp được xếp di tích cấp tỉnh
Ngôi đình nhỏ là trạm dừng chân của bộ đội, dân công thời chống Pháp được xếp di tích cấp tỉnh

16/11/2022

Đình Làng Than ở xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vừa được đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp...

Gặt 'mùa vàng' nơi lưng chừng trời
Gặt 'mùa vàng' nơi lưng chừng trời

01/11/2022

Thời điểm này, lúa chín vàng trên những triền ruộng là lúc cảnh sắc ở huyện vùng cao Mù Cang Chải đẹp nhất...

Mù Cang Chải khởi động du lịch với đêm nghệ thuật 'Vang mãi bài ca ngày hội thống nhất'
Mù Cang Chải khởi động du lịch với đêm nghệ thuật 'Vang mãi bài ca ngày hội thống nhất'

02/05/2022

Tối 30/4, huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi bài ca thống...

Nhiều hoạt động tham quan, trải nghiệm tại Yên Bái dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
Nhiều hoạt động tham quan, trải nghiệm tại Yên Bái dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

22/04/2022

Bà Lê Thị Thanh Bình, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái cho biết: Trong dịp nghỉ lễ...

Yên Bái khai thác triệt để lợi thế, kích cầu phát triển du lịch
Yên Bái khai thác triệt để lợi thế, kích cầu phát triển du lịch

19/04/2022

Ngày 19/4, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Ủy ban nhân dân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị kích cầu phát triển...

Tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội văn hóa, du lịch trong năm 2022
Tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội văn hóa, du lịch trong năm 2022

15/03/2022

Trong năm 2022, tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội văn hóa, du lịch. Đây là những điểm nhấn trong...

Hé lộ bí ẩn ruộng bậc thang trên đá ở Mù Cang Chải
Hé lộ bí ẩn ruộng bậc thang trên đá ở Mù Cang Chải

11/02/2022

Từ năm 2015 đến nay, tỉnh Yên Bái liên tục ghi nhận và phát hiện các khối đá khắc cổ trên địa bàn xã Lao...

Bảo tàng Yên Bái tiếp nhận gần 100 hiện vật giai đoạn cách mạng và thời kỳ bao cấp
Bảo tàng Yên Bái tiếp nhận gần 100 hiện vật giai đoạn cách mạng và thời kỳ bao cấp

05/11/2021

Hôm nay 5/11, Bảo tàng Yên Bái tổ chức Lễ tiếp nhận 96 hiện vật từ Ban Liên lạc Giải phóng Chiến khu Vần tỉnh...

Yên Bái từng bước khôi phục lại du lịch
Yên Bái từng bước khôi phục lại du lịch

29/10/2021

Năm nay là năm thứ 2 liên tiếp ngành du lịch Yên Bái chịu tác động mạnh bởi đại dịch COVID-19. Trong 9 tháng...

Trải nghiệm Suối Giàng
Trải nghiệm Suối Giàng

11/10/2021

Vượt qua cung đường quanh co, uốn lượn ôm trọn lấy những sườn núi, hít một hơi căng đầy lồng ngực để tận...

Yên Bái: Phát hiện di tích khảo cổ học tiền sử tại thôn Ngòi Sen, xã Văn Phú
Yên Bái: Phát hiện di tích khảo cổ học tiền sử tại thôn Ngòi Sen, xã Văn Phú

24/08/2021

Thạc sỹ Lý Kim Khoa, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết, trong đợt khảo sát sưu tầm chuyên đề các...

Khởi công xây dựng đường Lục Yên (Yên Bái) đi Bảo Yên (Lào Cai)
Khởi công xây dựng đường Lục Yên (Yên Bái) đi Bảo Yên (Lào Cai)

27/06/2021

Ngày 27/6, tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình đường...

Tỉnh thành Yên Bái

Yên Bái
Yên Bái sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh nguyên sơ và nhiều đặc sản quý.

Điểm đến Yên Bái Xem thêm

Mù Cang Chải
Mù Cang Chải nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ.
Nghĩa Lộ
Nghĩa Lộ từ lâu được nhiều người biết đến với những điểm du lịch hấp dẫn bởi nét đặc sắc trong văn hóa và cảnh vật.
Suối Giàng
Suối Giàng có vẻ đẹp tiềm ẩn, phù hợp cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hóa bản địa.
Hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam.
Bản Ngòi Tu
Ngòi Tu là một địa điểm du lịch cộng đồng rất hấp dẫn ven vùng Hồ Thác Bà.
Thác Pú Nhu
Thác Pú Nhu bắt nguồn từ các con suối trên các cánh rừng đầu nguồn đổ về.
Thác Háng Tề Chơ
Háng Tề Chơ là con thác hoang sơ tuyệt đẹp chỉ dành cho những bước chân nào bạo gan khám phá.
Suối khoáng nóng khu 5
Suối khoáng nóng khu 5 nằm ngay sát dưới chân những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu
Nà Hẩu xinh đẹp, quyến rũ trước ưu đãi của thiên nhiên nằm gọn giữa chốn thâm nghiêm của rừng nguyên sinh.

Ẩm thực Yên Bái Xem thêm

Mờ sán sui - rau sắn muối chua dân dã mà lạ miệng của đồng bào Dao đỏ
Mờ sán sui là cách gọi của đồng bào Dao đỏ Yên Bái về món rau sắn muối chua. Từ nguyên liệu ngọn sắn non, bà con đã đem muối chua...
Người Dao đỏ Yên Bái có món ngon dân dã chế biến từ củ tao
Tao - theo cách gọi của đồng bào Dao đỏ Yên Bái là một loại cây mọc tự nhiên ở đồi rừng. Tao không chỉ được bà con dùng để chưng...
Cá Bỗng – Nét văn hóa ẩm thực ngày Tết của đồng bào Tày Lục Yên
Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái, huyện Lục Yên là mảnh đất mang nhiều màu sắc văn hóa của các dân tộc anh em như Tày, Nùng,...
Về Yên Bái thưởng thức đặc sản Vịt bầu Lục Yên
Chất đất và nguồn nước vùng Ngọc Lục Yên, Yên Bái đã tạo nên nhiều sản vật ngon, được cả nước biết đến trong đó phải kể đến vịt...
5 món ngon "nhắc tới là thèm" của mảnh đất vùng cao Yên Bái
Khi nhớ tới mảnh đất vùng cao Tây Bắc - Yên Bái, người ta sẽ nhớ về những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải nhuộm vàng óng ả vào...
Những sản vật khó cưỡng khi đến với miền Tây Yên Bái
Đến miền Tây Yên Bái mùa Lễ hội Mường Lò, khám phá ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Du khách được thưởng thức những sản vật nổi...
Ngắm đồi Táo mèo ở Mù Cang Chải vào mùa thu hái
Mùa Táo mèo kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10, cũng chính thời điểm mùa vàng ở Mù Cang Chải.
Độc đáo món bánh chim gâu của người dân tộc tỉnh Yên Bái
Bánh chim gâu là bánh của người dân tộc Cao Lan. Để làm được chiếc bánh này, người Cao Lan phải lên rừng hay đồi cao để tìm lá...

Trải nghiệm Yên Bái Xem thêm

Trải nghiệm Mù Cang Chải trên xe ATV
Nhằm cung ứng các dịch vụ du lịch trải nghiệm cho du khách khi đến với Mù Cang Chải, mới đây Công ty du lịch Đồng Mô Discovery đã...
Người “vẽ mâm xôi " nơi lưng trời
Nằm trong vùng lõi của Di tích Quốc gia đặc biệt Danh thắng Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, đồi Mâm Xôi ở xã La Pán...
Sắc trắng tinh khôi trước mùa quả ngọt
Vào tháng 2 âm lịch hằng năm, khi tiết trời ấm áp, những nụ cam ẩn trong khe lá ở Lục Yên, Yên Bái bắt đầu bung cánh, tạo nên...
Đồng bào Mông giữ gìn, phát huy danh thắng
Hiện nay, để khai thác tốt tiềm năng ruộng bậc thang, đồng bào Mông ở Mù Cang Chải đang ra sức sản xuất, đẩy mạnh thâm canh tăng...
Tà Chì Nhù, cung đường chinh phục nóc nhà Yên Bái
Đứng thứ bảy trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam, Tà Chì Nhù được đánh giá là đỉnh núi có cảnh quan khá hùng vĩ cùng hệ sinh...
Ngây ngất trước vẻ đẹp ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa lúa chín
Tháng 9, tháng 10 hàng năm là mùa lúa chín, khắp Mù Cang Chải tràn ngập một màu vàng óng khiến du khách ngất ngây.
Vẻ đẹp nao lòng ruộng bậc thang vừa được công nhận di tích quốc gia
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 10) đối với 7 di tích, trong đó có ruộng bậc thang Mù...
Lung linh sắc hoa Tớ Dày
Đặt chân lên mảnh đất vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái), ngoài hình ảnh danh thắng Ruộng bậc thang như một tác phẩm nghệ thuật độc...
Hoa đào rực sáng trời đông Mù Cang Chải
Vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đang là thời điểm đẹp nhất năm. Hoa Tớ dày (hoa đào rừng) bật nở rực rỡ, bừng sáng các triền...

Tin tức Yên Bái Xem thêm

Ngôi đình nhỏ là trạm dừng chân của bộ đội, dân công thời chống Pháp được xếp di tích cấp tỉnh
Đình Làng Than ở xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vừa được đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp tỉnh.
Gặt 'mùa vàng' nơi lưng chừng trời
Thời điểm này, lúa chín vàng trên những triền ruộng là lúc cảnh sắc ở huyện vùng cao Mù Cang Chải đẹp nhất trong năm, đủ sức "mê...
Mù Cang Chải khởi động du lịch với đêm nghệ thuật 'Vang mãi bài ca ngày hội thống nhất'
Tối 30/4, huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi bài ca thống nhất”, mở đầu cho...
Nhiều hoạt động tham quan, trải nghiệm tại Yên Bái dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
Bà Lê Thị Thanh Bình, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái cho biết: Trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, tất...
Yên Bái khai thác triệt để lợi thế, kích cầu phát triển du lịch
Ngày 19/4, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Ủy ban nhân dân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị kích cầu phát triển du lịch năm 2022....
Tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội văn hóa, du lịch trong năm 2022
Trong năm 2022, tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội văn hóa, du lịch. Đây là những điểm nhấn trong kế hoạch phục hồi và...
Hé lộ bí ẩn ruộng bậc thang trên đá ở Mù Cang Chải
Từ năm 2015 đến nay, tỉnh Yên Bái liên tục ghi nhận và phát hiện các khối đá khắc cổ trên địa bàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang...
Bảo tàng Yên Bái tiếp nhận gần 100 hiện vật giai đoạn cách mạng và thời kỳ bao cấp
Hôm nay 5/11, Bảo tàng Yên Bái tổ chức Lễ tiếp nhận 96 hiện vật từ Ban Liên lạc Giải phóng Chiến khu Vần tỉnh Yên Bái và các cá...
Yên Bái từng bước khôi phục lại du lịch
Năm nay là năm thứ 2 liên tiếp ngành du lịch Yên Bái chịu tác động mạnh bởi đại dịch COVID-19. Trong 9 tháng của năm nay, lượng...