Phát biểu tại Hội thảo, ông Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai cho biết, Kỹ nghệ Đá cũ An Khê bắt đầu hé lộ cách đây 5 năm. Thấy được tầm quan trọng của phát hiện khảo cổ này, tỉnh đã tạo những điều kiện tốt nhất để các nhà khoa học của Việt Nam và quốc tế thực hiện công trình nghiên cứu khảo cổ trong suốt 5 năm qua.
Từ đó, đã thu được những kết quả ngoài mong đợi với những bằng chứng khoa học xác thực và được các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế thừa nhận. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để tỉnh thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất này.
Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khảo cổ Việt Nam và Liên bang Nga từ năm 2015 tới nay đã phát hiện 23 điểm di tích sơ kỳ Đá cũ ở thung lũng An Khê. Các nhà khoa học cũng đã thu được hơn 3.000 hiện vật và gần 700 mảnh thiên thạch nằm trong tầng văn hóa nguyên vẹn với niên đại khoảng 800 nghìn năm.
Tham dự hội thảo, Giáo sư, Viện sĩ Derevianko Anatoly, Viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga cho biết, ông đã có nhiều năm nghiên cứu ở nhiều nơi như Mông Cổ, Kazakhstan và đã phát hiện nhiều di tích Đá cũ. Tuy nhiên, phát hiện di tích Đá cũ ở An Khê có sự khác biệt và cổ xưa hơn rất nhiều.
Viện sĩ Derevianko Anatoly cho biết: “Những phát hiện ở An Khê thì có sự khác biệt về loại hình cũng như chất liệu và tính chất văn hóa. Phát hiện ở An Khê là một điểm thể hiện ở một cấp độ khác, nó cổ xưa hơn rất nhiều và chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử nhân loại.”
Hội thảo "Kỹ nghệ Đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè 2 mặt ở Châu Á" đã được nghe nhiều bài tham luận có giá trị về khoa học. Các nhà khoa học, các diễn giả cũng đã tranh luận sôi nổi về di tích, về kỹ nghệ công cụ đá, về niên đại các điểm khảo cổ cũng như các hiện vật.
Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối, Quyền Viện trưởng Viện khảo cổ học Việt Nam cho biết, những đánh giá ban đầu của các nhà khoa học, kỹ nghệ đá cũ An Khê có nét cổ xưa hơn so với di tích các sơ kỳ khác trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ.
“Khu di tích An Khê là một trong những khu di tích quý hiếm ở Đông Nam Á và Châu Á. Với niên đại 800 nghìn năm cách ngày nay thì đánh dấu nhận thức mới về lịch sử Việt Nam. Trước đây, xác định ở Núi Đọ thì chỉ có 30-40 vạn năm, hiện nay với phát hiện này thì niên đại đã gấp đôi. Ở Đông Nam Á và Châu Á, những kỹ nghệ như ở An Khê rất hiếm nên phát hiện An Khê đóng góp vào sự nhận thức chung về tiền sử, sự tiến hóa của con người.” - Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối cho biết.
Các nhà khoa học đánh giá cao giá trị chân xác, khoa học di tích khảo cổ với niên đại 800 nghìn năm ở An Khê. Điều này là vô cùng có ý nghĩa trong nghiên cứu lịch sử con người Việt Nam và thế giới.
Quang Sáng/ VOV Tây Nguyên
Lễ hội diễn ra từ ngày 11 - 17/11 đưa du khách thả hồn vào thiên nhiên tươi đẹp và khám phá những nét văn hoá...
Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ 3 và Liên hoan văn hoá cồng chiêng huyện Ia Grai, tỉnh Gia...
Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận và Kon Hà Nừng của tỉnh Gia Lai đã được chính thức ghi danh trong dịp này,...
Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Pleiku vừa ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển du lịch trở thành ngành...
Do ảnh hưởng của cơn bão số 9, tại tỉnh Gia Lai mưa lớn và gió mạnh trong nhiều giờ đã khiến 1 người dân ở...
Sau 1 tuần mưa liên tục, mương dẫn của công trình Thuỷ lợi Pleikeo (xã Ayun, huyện Chư Sê, Gia Lai) mới hoàn...
Chiều 30/7, Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông Gia Lai ra quyết định xử phạt hành chính đối với bà P.T.M.V...
Gần 20 năm qua, Đội K52 thuộc Bộ CHQS tỉnh Gia Lai (Quân khu 5) đã quy tập, hồi hương hơn 1.400 hài cốt liệt...
Tại tỉnh Gia Lai, vừa có thêm 1 xã phát hiện trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu, nâng số xã có ca dương...
Để phòng dịch bạch hầu lây lan, UBND huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đã có quyết định cho toàn bộ học sinh các cấp...
Hai học sinh ở xã Ayun, huyện Mang Yang, Gia Lai bị đuối nước thương tâm vào chiều 1/7 vì nhảy xuống hồ cứu...
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các tỉnh Gia Lai và Quảng Trị đã phối hợp và tìm thấy nam thanh niên...