Những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi về vùng có đông đồng bào Khmer một thời khó khăn ở xã Đôn Châu, Đôn Xuân… huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Đây là vùng đất chịu nhiều bom, đạn trước kia, nay đã thay đổi đến ngỡ ngàng. Đường nhựa, đường bê tông thông suốt, những căn nhà lá xập xệ được thay thế bởi căn nhà tường khang trang...
Diện mạo chùa Khmer ở Trà Vinh ngày nay
Ông Thạch Minh Mẫn, người có nhiều năm gắn bó với vùng đất này từ năm 16 tuổi cho biết: trước giải phóng nơi đây khó khăn lắm nhưng mọi người đều thương nhau, vượt mọi hiểm nguy để tiếp tế cho cán bộ, dù địch có bắn phá thế nào cũng không hề nản chí, lùi bước. “Ngày xưa nơi đây toàn nhà lá, thưa thớt, nhưng ai cũng một lòng theo Đảng, theo cách mạng để giải phóng quê hương, đất nước. Và nay bà con Khmer mình ở Trà Vinh bản sắc dân tộc được gìn giữ, tự do tín ngưỡng; trình độ văn hóa của con em ngày càng nâng cao. Rõ ràng chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới giúp bà con thoát khỏi cảnh nghèo khó, lạc hậu”.
Con em đồng bào Khmer đến trường
Không chỉ những nơi có công với cách mạng mới được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, mà những địa phương điều kiện còn khó khăn cũng được hưởng chính sách đặc biệt. Điển hình như xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, một trong 7 xã ở miền Tây Nam bộ nằm trong danh sách hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 nay cũng hoàn toàn thay da đổi thịt. Hiện thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt gần 47 triệu đồng/năm. Đạt được kết quả như hiện nay, một phần là do trình độ sản xuất của bà con được nâng lên, con em những hộ ít đất được nhận vào làm việc trong công ty, xí nghiệp, thu nhập ổn định.
Ông Kim Trang, một lão nông sản xuất lúa có tiếng trong vùng, nhiều năm liền đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, cấp tỉnh phấn khởi cho biết: “Hạ tầng giao thông sạch sẽ thông suốt. Đặc biệt vùng quê bây giờ có cả công ty lớn đến đầu tư sản xuất, lao động trong xã được nhận vào làm, có thu nhập ổn định; trong khi nông dân được cán bộ, kỹ sư nông nghiệp chuyển giao khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất nâng lên, đồng nghĩa thu nhập cũng nâng lên”.
Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh Trà Vinh còn hơn 5.000 hộ nghèo là đồng dân tộc Khmer, chiếm 6% trong tổng số hộ dân tộc Khmer. Năm 2020, tỉnh dành hơn 2,3 tỷ đồng hỗ trợ 563 hộ nghèo thuộc diện được bảo trợ xã hội để bảo đảm có mức thu nhập hằng tháng cao hơn chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn. Tỉnh cũng đặt mục tiêu trong năm nay giảm ít nhất 1,5% số hộ nghèo, riêng hộ dân tộc Khmer nghèo giảm từ 2% đến 3%.
Bà con Khmer Trà Vinh dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Còn tại tỉnh Sóc Trăng, địa phương có đến hơn 30% là đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Trải qua 45 năm, từ sau ngày giải phóng, nhất là trong khoảng 5 năm trở lại đây, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer không ngừng phát triển.
Anh Lý Phuôn ở xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cho biết, năm nay, bà con nơi đây trúng lớn vụ Artemia. Riêng gia đình anh thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng từ loại thủy sản này. Nuôi Artemia cho hiệu quả kinh tế rất cao, đặc biệt là từ khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã giúp nhiều hộ ở đây trở nên khấm khá.
Phó chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu bà Nguyễn Thị Mỹ Nhiên cho biết, chỉ tính riêng năm 2019, địa phương đã hỗ trợ 184 căn nhà cho các đối tượng chính sách với kinh phí trên 5,7 tỷ đồng và thực hiện chi trả trợ cấp trên 16 tỷ đồng, cùng nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa khác. Đặc biệt là công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo vay vốn phát triển sản xuất đạt được hiệu quả rất tích cực. Nhờ vậy mà có hơn 1.500 hộ được hưởng niềm vui thoát nghèo và 657 hộ thoát cận nghèo vào năm ngoái.
Đồng bào Khmer Vĩnh Châu trồng củ cải trắng
Các tỉnh khác có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống như An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau... hàng năm chính quyền địa phương đã đầu tư nhiều kinh phí để phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, đặc biệt vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc Khmer. Nhờ vậy mà đời sống kinh tế đồng bào không ngừng được nâng lên, rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo trong cộng đồng.
Trong chiến tranh, đồng bào Khmer nam bộ luôn một lòng theo Đảng, gian khó không lùi bước, sát cánh cùng các dân tộc anh em đánh giặc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nay chiến tranh đã lùi xa, đồng bào lại tiếp tục thi đua lao động sản xuất, góp phần cùng chính quyền địa phương xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.
Thạch Sa Oanh - Thạch Hồng/VOV ĐBSCL
Năm nay khách du lịch đến Trà Vinh ước đạt 450.000 lượt người, chỉ đạt 41% kế hoạch. Tuy nhiên, với việc đẩy...
Tỉnh Trà Vinh đã chính thức tạm dừng hoạt động 5 bến khách ngang sông trên địa bàn đối lưu với các bến khách...
Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Trà Vinh vừa quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng đối với...
Năm 2019, tổng lượng du khách đến với Cụm là 12.460.241 lượt, tăng 18,8 % so với 2018, có 1.914.629 khách...
Khoảng 4 giờ chiều ngày 16/1, ngôi tăng xá gần ngàn năm tuổi của chùa Knong srok (tên thường gọi Qui Nông) xã...
Trà Vinh đang mời doanh nghiệp đầu tư 6 dự án ở lĩnh vực du lịch.
Ngày 9/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh cùng nhân dân ấp Cồn Chim, xã Hòa Minh, huyện Châu...
Sáng nay 6/9, tại TPHCM đã diễn ra chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Trà Vinh, trong đó tập trung...
Hiện nay, mỗi tuần tỉnh Trà Vinh đón trên 10.000 lượt khách du lịch nhưng toàn tỉnh hiện chỉ có 135 cơ sở lưu...
“Tuần lễ Hội chợ Thương mại, Ẩm thực, Trái cây ngon và Du lịch gắn với Lễ hội Vu Lan Thắng hội huyện Cầu Kè...
Lễ hội cúng biển Mỹ Long được tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn của ngư dân đối với biển cả, cầu cho mưa...
Liên hoan Ẩm thực miền biển sắp diễn ra ngày 8/6 - 13/6/2019 tại Trà Vinh nhân kỷ niệm 100 năm Lễ hội Nghinh...