Cái bắt tay trên đỉnh Hải Vân
Hải Vân Quan tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân, một bên giáp với thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế và bên kia là phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Đây là hệ thống phòng thủ quân sự của triều Nguyễn được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng vào năm 1826 và cũng là một danh thắng rất nổi tiếng.
Công trình nằm ở độ cao 490m so với mặt nước biển là cửa ải phía nam của kinh đô nên được triều Nguyễn bố trí nhiều hạng mục công trình phòng thủ quân sự như hệ thống thành lũy, nhà kho, pháo đài thần công…
Trong một thời gian dài, do không rõ ràng trong việc phân cấp quản lý nên di tích này bị bỏ hoang phế, xuống cấp rất nghiêm trọng. Thời khắc chiều 24/5/2017 trên đỉnh Hải Vân có lẽ là sự kiện đáng nhớ giữa lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế và TP.Đà Nẵng.
“Cái bắt tay lịch sử”-có thể dùng những từ đó để nói đến một hành động, một hướng đi, một cách nhìn khác của hai địa phương khi đã thấm nỗi đau của Hải Vân Quan. Sự vô thừa nhận đó kéo dài khá lâu, đến nỗi nhiều người đã từng bi quan đến mức sẽ chẳng có ai dám đứng ra cứu rỗi di tích này khi nó đang dùng dằng không phận định được giữa hai chính quyền. Nhưng rồi, mọi chuyện đã khác, từ sự có thừa nhận của Bộ VHTT&DL là cái bắt tay để cùng nhau bảo vệ, phục hồi danh thắng được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” này.
Khi Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Dung và Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Đặng Việt Dũng bắt tay và trao nhau biên bản hợp tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan nhiều người đã thở phào nhẹ nhỏm và tin rằng di tích này đã không còn cảnh “cha chung không ai khóc”.
Sau khi tìm được tiếng nói chung thì Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật khảo cổ tại di tích Hải Vân Quan ở độ cao 500m trên diện tích 900m2, để tìm lại những dấu tích xưa cũ của di tích này. Cùng với đó là thiết lập cho việc nghiên cứu và xây dựng dự án trùng tu.
Để rồi sau đó, lãnh đạo các cơ quan ban ngành liên quan đã ra Huế, cùng với chính quyền nơi đây tìm giải pháp, phương án nhằm trung tu, tôn tạo lại di tích này.
Ông Phan Thanh Hải-Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, cho biết: “Chúng tôi đã thống nhất với nhau rằng, với Hải Vân Quan, cần phải tiến hành các bước thận trọng, bài bản vì đây là một di tích có lịch sử lâu đời, chịu nhiều tác động của thời gian nên có nhiều thay đổi cũng như hiện trạng chắp vá và xuống cấp rất nghiêm trọng...”.
Đi tìm lại hình dáng xưa cũ
Với diện tích gần 900m2 khai đào tại 4 mặt lũy thành và trong lòng khu di tích, kết quả khảo cổ đã làm xuất lộ hoàn toàn các dấu tích nền móng kiến trúc còn lại của di tích Hải Vân Quan thời Nguyễn như: bậc cấp, lối đi của 2 cổng, hệ thống tường thành, pháo nhãn cùng dấu vết nền móng kiến trúc nhà Trú Sở và Vũ Khố. Ngoài ra, trong quá trình khai quật cũng đã phát lộ nhiều dấu tích kiến trúc được xây dựng trong giai đoạn từ 1946 đến 1975, khi quân đội Pháp và Mỹ đồn trú tại đây.
Di tích Hải Vân Quan là một di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, quân sự vô cùng đặc biệt với quy mô và kết cấu quy chuẩn của một lũy thành phòng thủ. Nơi đây luôn giữ một vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước, không chỉ của các triều đại quân chủ Việt Nam trước đây mà còn có giá trị trong giai đoạn hiện nay.
“Việc bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị của di tích trong giai đoạn này là hết sưc cấp thiết, góp phần gìn giữ di sản văn hóa của dân tộc, phát triển kinh tế, du lịch..., phục vụ công tác xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế. Trong đó, việc tiến hành nghiên cứu, khai quật khảo cổ học nhằm xác định những dấu tích nguyên gốc của di tích là hết sức quan trọng và cớ ý nghĩa khoa học cao”- ông Phan Thanh Hải khẳng định.
Trong buổi hội thảo để tìm cách khôi phục di tích Hải Vân Quan, do UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, và UBND TP.Đà Nẵng đồng chủ trì dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ VHTT&DL các phương an để khôi phục, trùng tu di tích đã được đưa ra.
Trong các phương án, đánh chú ý nhất và đem lại sự đồng tình của các bên và các nhà nghiên cứu là việc phục hồi toàn bộ các công trình phía trong ranh giới vùng I bảo vệ di tích, một đoạn tuyến đường Thiên Lý đi về phía Huế và đường dốc đi về phía Đà Nẵng vào thời kỳ nhà Nguyễn (phương án 1). Các công trình nằm giữa ranh giới vùng bảo vệ I và II của di tích (các công trình xây dựng giai đoạn 1945-1975) sẽ được bảo tồn Hải Vân Quan khoảng đầu thế kỷ 20 thích nghi.
Đối với Hải Vân Quan là tháo dỡ toàn bộ các lô cốt phía trên cửa Quan đến nền gốc tích thời Nguyễn. Tu bổ cửa Hải Vân Quan và Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan theo các dấu tích nguyên gốc. Phục hồi thay thế nền cổng lát đá Thanh, hệ thống cối cổng đá Thanh, tường xây gạch vồ. Đối với Nhất Hùng Quan, gia cố, chống nứt, chống thấm cho các khối xây; phục hồi lan can xây gạch vồ chia ô hộc và trang trí trên nóc theo tư liệu; phục hồi hệ thống cửa ván ghe con tiện gỗ. Với hệ thống tường Thành nhà Nguyễn, phục hồi các tường thành nhà Nguyễn bằng đá hộc theo dấu vết khảo cổ học và dấu vết tường hông Hải Vân Quan và Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan; phục hồi 6 khẩu pháo thần công theo tư liệu đo đạc của ông H. Cosserat mô tả trong “Lũy phòng thủ trên đèo Hải Vân”...
Nhà nghiên cứu văn hóa Huế-ông Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, việc chính quyền hai địa phương đã cùng ngồi lại với nhau, tìm cách khôi phục di tích này là điều mà ai cũng chờ đợi từ lâu. Ông Hoa cho rằng, việc bàn cách phục dựng một di tích như Hải Vân Quan không thể một sớm một chiều là xong mà cần lấy ý kiến nhiều hơn nữa.
“Trùng tu, phục hồi di tích là điều cần thiết, nhưng tôi mong các đơn vị liên quan cần có một định hướng quy hoạch phát triển dịch vụ để di tích khỏi bị phá vỡ về sau”-ông Hoa nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Thế Hùng-Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) cho rằng ngoài ý kiến của các nhà khoa học thì trong thời gian tới các đơn vị liên quan cần phải tiếp tục tìm kiếm thêm các tư liệu và xem xét có cần thiết phải khai quật khảo cổ nữa không để xây dựng dữ liệu cho việc hoàn thiện phương án khi dự án được phê duyệt.“Hai địa phương cần xây dựng một phương án quản lý, khai thác ngay từ bây giờ để cùng nhau khai thác, bảo vệ di tích một cách hiệu quả nhất”-ông Hùng nhấn mạnh.
Anh Vũ, theo thegioitiepthi.vn
Sau 3 năm gián đoạn do dịch bệnh, UBND thành phố Đà Nẵng vừa quyết định tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà...
Bên cạnh các sản phẩm du lịch hiện có, Đà Nẵng đang tập trung phát triển mảng sản phẩm du lịch cao cấp, trong...
Thời gian gần đây, khái niệm “Kinh tế đêm” dần được các địa phương quan tâm đặc biệt. Nhiều nơi đã tổ chức...
Trước thực trạng thiếu hụt nhân sự ngành du lịch tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, với sự tăng...
Ngành du lịch đang có những bước phục hồi mạnh mẽ sau 2 năm bị “đóng băng” vì dịch Covid-19 nhưng cũng đồng...
Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, du lịch Đà Nẵng đã hồi sinh mạnh mẽ. Đà Nẵng là một trong...
Hiện nay, việc tuyển sinh ngành du lịch của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã...
Sau khi hãng VietJet Air và hãng Korean Air khai thác trở lại đường bay trực tiếp Incheon – Đà Nẵng, khách...
Các sản phẩm du lịch biển đêm mới ra mắt trong vài tháng nay, nhưng thành phố Đà Nẵng đã dần khẳng định nỗ...
Tối 3/7, tại công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ hội “Tận hưởng ẩm thực Đà Nẵng và Không...
Đà Nẵng vẫn chưa có trực thăng cấp cứu, trực thăng du lịch cho giới siêu giàu, tàu biển du lịch, du thuyền...
Tối 22/6, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng...