Quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, Quảng Nam
Hơn 20 năm qua, thông qua các dự án hợp tác hỗ trợ của các quốc gia, sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, việc khai quật, bảo tồn và trùng tu trên cơ sở giữ nguyên giá trị cốt lõi của di sản gốc đã giúp các tháp và nhóm tháp G, E7, K, L trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn lấy lại được gần như nguyên vẹn hình hài cổ xưa của mình.
Ông Phan Hộ, Trưởng Ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam, cho biết: "Các chuyên gia đến từ nhiều nước trên thế giới đã giúp chúng ta cứu vãn Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn từ đổ nát đến phục hồi một cách bền vững, tạo điều kiện để khai thác và để lại di sản cho mai sau."
Dự án “Trung tâm Đào tạo nghề trùng tu di tích và bảo tồn di tích văn hóa tại Quảng Nam” giúp hỗ trợ bảo tồn di sản ở Quảng Nam. Ảnh chụp màn hình
Đảm bảo giá trị cốt lõi của di tích, yêu cầu cấp bách của tỉnh Quảng Nam là phải có đội ngũ nhân lực có trình độ, đảm bảo ứng cứu, bảo tồn di sản.
Đáp ứng đòi hỏi này, dự án “Trung tâm Đào tạo nghề trùng tu di tích và bảo tồn di tích văn hóa tại Quảng Nam” đã đi vào hoạt động nhằm đào tạo công nghệ khảo cổ học, phục chế hiện vật, trùng tu và quản lý kiến trúc do Đại sứ quán Italia, Cơ quan Hợp tác phát triển Italia (AICS), Trường Đại học Bách khoa Milan phối hợp cùng UBND tỉnh, Trường Cao đẳng Công nghệ Quảng Nam tổ chức.
Sau 2 năm đào tạo, dự án đã tổ chức được 3 lớp học với 38 học viên là công nhân kỹ thuật, giảng viên được đào tạo, đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Ảnh chụp màn hình
Ông Milano Alessandro, Đại sứ Italia tại Việt Nam, cho biết: "Từ Mỹ Sơn mở rộng ra Tiểu vùng sông Mekong, dự án không chỉ giúp các di sản nằm trong tiểu vùng có thêm kinh nghiệm về đào tạo, khảo cổ và trùng tu, nhất là dối với Quảng Nam, địa phương sở hữu 2 di sản văn hoá thế giới và nhiều di tích, mà còn là cơ hội để nhìn lại quá trình khảo cổ, trùng tu, đào tạo kỹ thuật viên, giúp hệ thống lại những luận cứ, giải pháp khoa học phù hợp với điều kiện khí hậu đặc thù, tác động lớn đến các di tích văn hoá như khu vực miền Trung và tỉnh Quảng Nam."
Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Do vậy, để giữ bản sắc riêng cần có sự tham gia của các chuyên gia nhằm mục tiêu đảm bảo mỗi quốc gia có khả năng tự quản lý di sản của mình theo những tiêu chuẩn quốc tế.
Đây không chỉ là khuyến nghị của GS-TS. Mariacristina Giamnruno - Trưởng khoa Kiến trúc và phát triển đô thị, Đại học Bách khoa Milan khi đến làm việc tại Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, mà còn là nỗ lực của tỉnh Quảng Nam trong quá trình hợp tác và bảo tồn những di sản quý giá của mình.
Vietnam Journey/ TTXVN
Sáng nay (2/11), tại thành phố Tam Kỳ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo “Mỳ...
Lễ hội văn hóa các dân tộc huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, chủ đề “Âm vang đại ngàn năm 2022" vừa khai mạc...
Khu vực miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam được đánh giá có tiềm năng để phát triển du lịch xanh, du lịch cộng...
Tối 22/7, tại đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam khai mạc Festival miền biển "Cù Lao Chàm -...
Trong 10 năm qua, tình trạng sạt lở bờ biển Hội An diễn biến rất phức tạp, gia tăng về quy mô, nhiều khu nghỉ...
Tỉnh Quảng Nam là nơi được đông đảo du khách trong và ngoài nước chọn là điểm đến từ khi Chính phủ mở cửa...
Không chỉ có 2 Di sản văn hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, những sản phẩm du lịch gắn...
Là 1 trong 6 chủ đề đặc sắc trong Năm Du lịch quốc gia – Quảng Nam 2022, Chương trình “Quảng Nam – Cảm xúc...
Trong khuôn khổ các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022, từ ngày 19 đến 22/5 tới, sẽ diễn ra...
Trên vùng biển Hội An hiện nay có sóng mạnh cấp 6, giật cấp 7 nên UBND thành phố Hội An tiếp tục tạm dừng...
Tiếp nối các hoạt động Năm Du lịch Quốc gia 2022 với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”, sáng 22/4,...
Lễ hội Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2022 tại làng Hương Trà, phường Hoà Hương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam...