Di sản văn hóa Cồng chiêng. (Nguồn: quehuongonline.vn)
Gia Lai bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Cồng chiêng
Báo Gia Lai ngày 09/3 cho biết, bắt đầu từ tháng 03/2020, các địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ thực hiện đợt kiểm kê Cồng chiêng với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Đợt kiểm kê lần này nhằm nắm bắt về số lượng cồng chiêng đồng thời đánh giá hiện trạng sử dụng cồng chiêng trong cộng đồng, từ đó có những đề xuất liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo kế hoạch, việc kiểm kê được triển khai ngay trong tháng 3 và kết thúc vào tháng 9/2020. Để làm tốt công tác này, trên 200 cán bộ làm công tác văn hóa của 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã được tập huấn nghiệp vụ. Mẫu phiếu kiểm kê có từng cột, nội dung rất chi tiết, cụ thể, qua đó phân loại chiêng (chiêng quý, chiêng thường), nắm bắt nguồn gốc, hiện trạng của bộ chiêng, tên từng loại chiêng (ví dụ Yuan, Arap…), tên cá nhân/cộng đồng sở hữu, chiêng còn sử dụng được hay không, sử dụng trong những dịp nào (trong nghi lễ, sinh hoạt văn nghệ…). Ở phần ghi chú các nội dung khác có liên quan, người kiểm kê cũng được khuyến khích tìm hiểu thêm các thông tin như: tên những người biết đánh chiêng, chỉnh chiêng, người quản lý đối với bộ chiêng của tập thể, việc tách, nhập làng hoặc những thông tin khác mà người kiểm kê cho là cần thiết. Đáng chú ý là đợt kiểm kê này có sự hỗ trợ của thiết bị ghi âm, ghi hình chất lượng cao, có thể được sử dụng lâu dài, hiệu quả.
Trên cơ sở số liệu kiểm kê, trong năm 2021, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai sẽ trình UBND tỉnh đề án về bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng, trong đó có bảo tồn cồng chiêng.
Theo kết quả kiểm kê năm 2008, toàn tỉnh còn lưu giữ 5.655 bộ cồng chiêng, chiếm hơn một nửa số cồng chiêng của Tây Nguyên. Trong đó, số lượng cồng chiêng của người Jrai là 3.373 bộ, người Bahnar là 2.282 bộ. Ia Grai là huyện còn lưu giữ nhiều nhất với 1.116 bộ, tiếp đến là các huyện Kbang 919 bộ, Kông Chro 651 bộ, Krông Pa 517 bộ...
Lâm Đồng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chào mừng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3
Sở VHTTDL Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 năm 2020
Ảnh minh họa. (Nguồn: bansacviet.tuoitre.vn)
Kế hoạch được xây dựng và triển khai nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng và toàn xã hội về Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 và việc giữ gìn hạnh phúc gia đình hướng tới xây dựng gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội; Nêu gương người tốt, việc tốt; các hoạt động xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc; phê phán những biểu hiện, hành vi bạo lực gia đình, hành vi vi phạm pháp luật về gia đình; khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng có những hoạt động tích cực đem lại hạnh phúc cho người thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời đề cao trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và các thành viên gia đình trong việc tuyên truyền ngăn ngừa, ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng gia đình phát triển bền vững, tiến bộ, ấm no, hạnh phúc.
Với chủ đề "Yêu thương và chia sẻ", Ngày Quốc tế Hạnh phúc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được triển khai với các hoạt động cụ thể như: Tuyên truyền lịch sử, ý nghĩa Ngày Quốc tế Hạnh phúc, chính sách, pháp luật và việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an sinh xã hội, xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; Tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi, giúp đỡ tới các cá nhân, gia đình, cộng đồng khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc với tinh thần yêu thương và chia sẻ...
Kon Tum kết quả thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ
Sở VHTTDL Kon Tum vừa có báo cáo trình Bộ VHTTDL về kết quả thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang
Báo cáo nêu rõ, những năm qua việc triển khai, quán triệt các nội dung Chỉ thị 05/CT-TTg, ngày 09/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh nếp sống văn minh trong tiệc cưới, việc tang; văn bản số 629/UBND-KGVX ngày 19/3/2018 của UBND tỉnh Kon Tum đã được thực hiện nghiêm túc. Qua đó, đã tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Từng bước hình thành tư duy mới về việc cưới, việc tang theo hướng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những nét văn hóa tiến bộ, làm giàu thêm truyền thống văn hóa quê hương góp phần hình thành môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh nông thôn mới, đô thị văn minh, tiết kiệm và vui tươi phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, những giá trị truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và phát huy.
Theo toquoc.vn