Văn hóa

Giữ hồn tượng gỗ dân gian trên mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn

09:49 - 11/03/2020
Để thổi hồn vào những bức tượng gỗ, các nghệ nhân thường là những người lớn tuổi, hiểu thấu văn hóa dân tộc, với nhiều năm kinh nghiệm sống.

Các bức tượng sinh hoạt được trang trí tại một số công viên trên địa bàn tỉnh Gia Lai. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)

Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng đang bước vào mùa lễ hội, điển hình là Lễ Pơ-thi (hay còn gọi là Lễ bỏ mả) - một nghi thức văn hóa độc đáo được lưu truyền lâu đời của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn.

Đây cũng là dịp để những nghệ nhân tạc tượng trong mỗi buôn, làng chỉ bằng dụng cụ thô sơ và tư duy sáng tạo thổi hồn vào những khúc gỗ vô tri, biến chúng thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong mùa lễ hội.

Thạc sỹ Hoàng Thanh Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công tác Tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai, người có đề tài nghiên cứu "Bảo tồn và phát huy giá trị tượng gỗ dân gian dân tộc Bahnar và Jrai ở tỉnh Gia Lai hiện nay" cho biết tượng gỗ dân gian Tây Nguyên được chia làm 2 loại.

Thứ nhất là loại tượng gỗ để dựng tại khu vực chôn cất người chết của làng (hay còn gọi là tượng nhà mồ), loại tượng gỗ này chỉ được tạc, điêu khắc khi dân làng tiến hành làm lễ Pơ-thi (Lễ bỏ mả).

Một loại nữa được trang trí tại các điểm du lịch, công viên, nhà rông, nhà sàn mô phỏng đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân trong buôn, làng.

Thạc sỹ Hoàng Thanh Hương (phải) giới thiệu về khu tượng gỗ dân gian được trưng bày tại nhà rông làng Ốp, thành phố Pleiku. (Nguồn: TTXVN)

Tượng gỗ dân gian ở Gia Lai vừa có chức năng trang trí, vừa chứa đựng tín ngưỡng dân gian, đồng thời phản ánh đời sống tâm linh của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Tượng gỗ dân gian cùng những nghệ nhân sáng tạo nên chúng đã và đang đóng góp một vẻ đẹp độc đáo và mang lại nhiều giá trị to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ Bahnar, Jrai tại Gia Lai.

Qua khảo sát tại 177 làng thuộc 88 xã của 17 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, hiện còn khoảng gần 1.500 tượng gỗ của 2 dân tộc Bahnar và Jrai.

Ông Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, cho biết tượng gỗ dân gian mang đậm nét văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên. Vừa qua, một số nghệ nhân tạc tượng được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú nhưng tỉnh Gia Lai không còn nhiều nghệ nhân biết tạc tượng. Để bảo tồn được nghề, trước tiên phải quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của nghệ nhân, đáp ứng được không gian trưng bày tượng.

Để thổi hồn vào những bức tượng gỗ, các nghệ nhân thường là những người lớn tuổi, hiểu thấu văn hóa dân tộc, với nhiều năm kinh nghiệm sống. Họ tạc nên những bức tượng có hồn, sinh động và gần gũi với đời sống sinh hoạt của bà con dân làng. Chỉ sử dụng đục, rìu, rựa, dao, nhưng những bức tượng luôn ẩn chứa tình cảm người tạc để khi nhìn vào tượng, du khách như thấy được đời sống hằng ngày của người Tây Nguyên.

Nghệ nhân ưu tú Ksor Krôh (xã Ia Ka, huyện Chư Păh) dạy nghề cho thế hệ trẻ để giữ gìn văn hóa dân tộc. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)

Là nghệ nhân có thâm niên hơn 50 năm trong nghề tạc tượng, Nghệ nhân ưu tú Ksor Krôh, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, Gia Lai, tâm sự: Ông biết tạc tượng khi còn là một đứa trẻ theo cha trong những lần làng tổ chức Lễ Pơ-thi cách đây hàng chục năm. Nghề như ăn vào máu thịt của ông vì đam mê và vì quá yêu văn hóa dân tộc mình. Ông thường xuyên khuyên bảo lớp trẻ, phải giữ lấy nghề để sau này thế hệ cha ông có mất đi thì văn hóa dân tộc vẫn còn được lưu giữ.

Nghệ nhân ưu tú Ksor HNao, làng Kep, thành phố Pleiku (Gia Lai) cho hay ông đã kết hợp việc bảo tồn giá trị truyền thống dân tộc với việc quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam, con người Gia Lai qua việc tạc các tượng sinh hoạt để trang trí cho quán ẩm thực của mình. Khách đến quán rất thích thú với các bức tượng này, đặc biệt là người nước ngoài. Mô hình này được nhân rộng, hiện tỉnh Gia Lai có rất nhiều quán ẩm thực địa phương trang trí tượng gỗ dân gian, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Nhằm khuyến khích người dân tộc thiểu số trên địa bàn lưu giữ và phát huy nghề tạc tượng, ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết đơn vị đã tiếp tục đề nghị, khuyến khích các địa phương duy trì tổ chức các cuộc thi văn hóa các dân tộc thiểu số, qua đó đẩy mạnh khuyến khích các nghệ nhân say mê với nghề.

Đồng thời, Sở đang tiến hành kế hoạch phối hợp với Sở Công Thương và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thu nhỏ tượng gỗ dân gian làm quà lưu niệm cho du khách đến với Gia Lai./.

Theo Vietnam+

Tỉnh thành Gia Lai

Gia Lai
Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 ở Việt Nam, nằm ở phía bắc khu vực Tây Nguyên.

Điểm đến Gia Lai Xem thêm

Biển Hồ
Biển Hồ Gia Lai hút hồn du khách bằng vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn.
Nhà máy thủy điện Yaly
Có một hệ thống công trình hiện đại và nguy nga, vừa lộ thiên vừa ẩn mình trong lòng Tây Nguyên, đó là thủy điện Yaly.
Chùa Minh Thành
Có lối kiến trúc độc đáo, chùa Minh Thành tại phố Núi - Gia Lai khiến du khách mơ màng như lạc vào những ngôi đền thờ tại Nhật...
Thảm dã quỳ trên núi lửa
Viên ngọc ẩn mình giữa Tây Nguyên - núi lửa Chư Đăng Ya - đang là điểm đến cuốn hút du khách tại Gia Lai với những thảm hoa dã...
Thăm Bảo tàng Gia Lai
Bảo tàng Gia Lai là một công trình kiến trúc văn hóa lớn, nơi hội tụ các di sản văn hóa, lịch sử, là điểm đến để học tập, nghiên...
Pleiku xao xuyến tâm hồn
Pleiku như nàng thơ của thiên nhiên hoang sơ và đầy mộng mị, để rồi nghe gió ngàn vẫy gọi, nghe tiếng cồng chiêng vang vọng khắp...
Nhà thờ có kiến trúc nhà rông duy nhất ở Gia Lai
Lớn gấp 5 lần so với một nhà rông thông thường, nhà thờ Pleichuet được xây dựng vào năm 2005.
Ayun Hạ: Hồ trên núi
Với diện tích mặt nước lên đến 37 km2 được bao bọc bởi những dãy núi trập trùng, Hồ Ayun Hạ từ lâu đã là điểm đến không thể bỏ...
Chạm chân đến ngôi làng Ba Na “đẹp nhất Tây Nguyên”
Ngủ quên giữa sự tĩnh mịch của đại ngàn, những ngôi nhà sàn cổ hơn 50 năm tuổi của làng Kon Sơ Lăl cũ (Chư Păh, Gia Lai) từ lâu...

Ẩm thực Gia Lai Xem thêm

Cơm tô phố núi chinh phục du khách check-in, một quán bán 300 suất mỗi ngày
Trình bày dân dã song vị ngon và lạ miệng nên cơm tô phố núi không chỉ được lòng người địa phương mà còn hấp dẫn thực khách các...
Đậm đà bánh xèo tôm Biển Hồ
Từ lâu bánh xèo đã trở thành món ăn dân dã mang tính đặc trưng của vùng miền quê Việt. Bánh xèo không chỉ được nhiều người trong...
Ghé Pleiku thưởng thức cháo lòng bánh hỏi
Dù 2 ngày trước đó đã ăn gần hết các món đặc sản ở Gia Lai lẫn Kon Tum nhưng buổi sáng hôm cuối trước khi ra sân bay, chúng tôi...
Phở khô Gia Lai: Nức danh món ăn phố núi
Chúng tôi đã có dịp đi khá nhiều nơi, thưởng thức khá nhiều món ăn ở nhiều vùng miền khác nhau trên dải đất hình chữ S, tuy...
Độc đáo bánh khoai mì ở Mơ Hra
Giữa những món ăn mang đậm bản sắc của người Bahnar ở Làng du lịch cộng đồng Mơ Hra (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia...
Bò một nắng - Đặc sản của vùng chảo lửa Tây Nguyên
Bò một nắng đậm đà hương vị núi rừng là món đặc sản của huyện Krông Pa (Gia Lai), đã có thương hiệu từ rất lâu và là một trong...
Phở hai tô, bò một nắng chấm muối kiến vàng hút khách ở phố núi Pleiku
Pleiku (Gia Lai) hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, khí trời trong lành và đặc biệt là nền ẩm thực phong phú, độc đáo rất...
Món ăn nổi tiếng, gây thương nhớ ở phố núi Pleiku
Chiếc bánh xèo đến tay thực khách lúc nào cũng nóng hổi, giòn rụm hay bát bún mắm thối với nước lèo mùi nồng nồng của mắm nguyên...
Đến Tây Nguyên, chớ quên thưởng thức đặc sản bò một nắng Krông Pa
Huyện Krông Pa có đàn bò lớn nhất tỉnh Gia Lai với khoảng 70.000 con. Lợi thế đó kèm khí hậu nắng nóng, giúp Krông Pa trở thành...

Trải nghiệm Gia Lai Xem thêm

Cà phê 'phủ tuyết' trắng xóa, tỏa hương thơm ngát trên cao nguyên
Dịp đầu xuân, những bông hoa cà phê ở Gia Lai bung nở trắng xóa, tạo nên một khung cảnh đẹp lãng mạn. Du khách khi đi qua đều...
Khám phá thác Rơ Tu nằm ẩn sâu trong rừng xanh Gia Lai
Thác nước Rơ tu nằm ẩn mình sau cánh rừng thuộc làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, Gia Lai). Thác nước cũng là nguồn sống...
Gia Lai: Dã quỳ nhuộm vàng miệng núi lửa Chư Đăng Ya
Cứ vào tháng 11 hàng năm, hoa dã quỳ bắt đầu bung nở trên các sườn đồi, khe suối ở Tây Nguyên. Tại Gia Lai, du khách có thể ngắm...
Gia Lai: Rực rỡ sắc màu lễ hội trên cao nguyên
Những ngày này, người dân địa phương và du khách đến với Gia Lai đều được đắm chìm trong không khí lễ hội đặc sắc và những phong...
Dạo chơi trên con đường lãng mạn nhất Gia Lai
Phía bên kia Hồ T'Nưng của thành phố Pleiku, con đường thông xã Nghĩa Hưng được coi là con đường đẹp nhất phố núi Gia Lai ngày...
Mê hoặc mùa hoa dã quỳ núi lửa Chư Đăng Ya
Nằm sừng sững giữa những cánh đồng rộng lớn của làng Ia Gri, núi lửa Chư Đăng Ya mùa này đang được phủ kín màu vàng rực của hàng...
Dạo chơi trên đồi cỏ hồng ở Gia Lai
Bước vào mùa đông, khi những đồi cỏ chuyển sang sắc hồng rực rỡ, là thời điểm người dân lại nô nức tìm đến xã Glar, ngoại ô thành...
Ngỡ ngàng trước cảnh đẹp trên núi lửa Chư Đăng Ya
Chư Đăng Ya như viên ngọc bích lộ thiên giữa cao nguyên lộng gió, nơi đó thiên nhiên và con người hòa quyện thành một.
Bình nguyên dưới chân núi Chư Đăng Ya
Mùa khô Tây Nguyên đang đến thật gần. Trên sườn núi Chư Đăng Ya (thuộc địa phận huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), những bông dã quỳ...

Cẩm nang du lịch Gia Lai Xem thêm

Gia Lai tưởng không có gì chơi mà cũng mê mẩn ngẩn ngơ chẳng nỡ về
Tây Nguyên luôn có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với những trái tim yêu thích du lịch, thích sống ảo, thích khám phá. Một trong những...