Văn hóa

Phát hiện khảo cổ tại An Khê gây chấn động giới nghiên cứu lịch sử loài người

09:02 - 31/03/2019
Ngày 30/3, tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế "Kỹ nghệ Đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè 2 mặt ở Châu Á" với sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học khảo cổ uy tín trong nước và quốc tế. Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến khoa học giá trị của các diễn giả, bước đầu khẳng định: An Khê mở đầu lịch sử loài người tại Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai cho biết, Kỹ nghệ Đá cũ An Khê bắt đầu hé lộ cách đây 5 năm. Thấy được tầm quan trọng của phát hiện khảo cổ này, tỉnh đã tạo những điều kiện tốt nhất để các nhà khoa học của Việt Nam và quốc tế thực hiện công trình nghiên cứu khảo cổ trong suốt 5 năm qua. 

Từ đó, đã thu được những kết quả ngoài mong đợi với những bằng chứng khoa học xác thực và được các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế thừa nhận. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để tỉnh thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất này.

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khảo cổ Việt Nam và Liên bang Nga từ năm 2015 tới nay đã phát hiện 23 điểm di tích sơ kỳ Đá cũ ở thung lũng An Khê. Các nhà khoa học cũng đã thu được hơn 3.000 hiện vật và gần 700 mảnh thiên thạch nằm trong tầng văn hóa nguyên vẹn với niên đại khoảng 800 nghìn năm.

Tham dự hội thảo, Giáo sư, Viện sĩ Derevianko Anatoly, Viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga cho biết, ông đã có nhiều năm nghiên cứu ở nhiều nơi như Mông Cổ, Kazakhstan và đã phát hiện nhiều di tích Đá cũ. Tuy nhiên, phát hiện di tích Đá cũ ở An Khê có sự khác biệt và cổ xưa hơn rất nhiều.

Viện sĩ Derevianko Anatoly cho biết: “Những phát hiện ở An Khê thì có sự khác biệt về loại hình cũng như chất liệu và tính chất văn hóa. Phát hiện ở An Khê là một điểm thể hiện ở một cấp độ khác, nó cổ xưa hơn rất nhiều và chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử nhân loại.”

Hội thảo "Kỹ nghệ Đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè 2 mặt ở Châu Á" đã được nghe nhiều bài tham luận có giá trị về khoa học. Các nhà khoa học, các diễn giả cũng đã tranh luận sôi nổi về di tích, về kỹ nghệ công cụ đá, về niên đại các điểm khảo cổ cũng như các hiện vật. 

Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối, Quyền Viện trưởng Viện khảo cổ học Việt Nam cho biết, những đánh giá ban đầu của các nhà khoa học, kỹ nghệ đá cũ An Khê có nét cổ xưa hơn so với di tích các sơ kỳ khác trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ. 

“Khu di tích An Khê là một trong những khu di tích quý hiếm ở Đông Nam Á và Châu Á. Với niên đại 800 nghìn năm cách ngày nay thì đánh dấu nhận thức mới về lịch sử Việt Nam. Trước đây, xác định ở Núi Đọ thì chỉ có 30-40 vạn năm, hiện nay với phát hiện này thì niên đại đã gấp đôi. Ở Đông Nam Á và Châu Á, những kỹ nghệ như ở An Khê rất hiếm nên phát hiện An Khê đóng góp vào sự nhận thức chung về tiền sử, sự tiến hóa của con người.” - Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối cho biết.

Các nhà khoa học đánh giá cao giá trị chân xác, khoa học di tích khảo cổ với niên đại 800 nghìn năm ở An Khê. Điều này là vô cùng có ý nghĩa trong nghiên cứu lịch sử con người Việt Nam và thế giới.

Quang Sáng/ VOV Tây Nguyên

Tỉnh thành Gia Lai

Gia Lai
Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 ở Việt Nam, nằm ở phía bắc khu vực Tây Nguyên.

Điểm đến Gia Lai Xem thêm

Biển Hồ
Biển Hồ Gia Lai hút hồn du khách bằng vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn.
Nhà máy thủy điện Yaly
Có một hệ thống công trình hiện đại và nguy nga, vừa lộ thiên vừa ẩn mình trong lòng Tây Nguyên, đó là thủy điện Yaly.
Chùa Minh Thành
Có lối kiến trúc độc đáo, chùa Minh Thành tại phố Núi - Gia Lai khiến du khách mơ màng như lạc vào những ngôi đền thờ tại Nhật...
Thảm dã quỳ trên núi lửa
Viên ngọc ẩn mình giữa Tây Nguyên - núi lửa Chư Đăng Ya - đang là điểm đến cuốn hút du khách tại Gia Lai với những thảm hoa dã...
Thăm Bảo tàng Gia Lai
Bảo tàng Gia Lai là một công trình kiến trúc văn hóa lớn, nơi hội tụ các di sản văn hóa, lịch sử, là điểm đến để học tập, nghiên...
Pleiku xao xuyến tâm hồn
Pleiku như nàng thơ của thiên nhiên hoang sơ và đầy mộng mị, để rồi nghe gió ngàn vẫy gọi, nghe tiếng cồng chiêng vang vọng khắp...
Nhà thờ có kiến trúc nhà rông duy nhất ở Gia Lai
Lớn gấp 5 lần so với một nhà rông thông thường, nhà thờ Pleichuet được xây dựng vào năm 2005.
Ayun Hạ: Hồ trên núi
Với diện tích mặt nước lên đến 37 km2 được bao bọc bởi những dãy núi trập trùng, Hồ Ayun Hạ từ lâu đã là điểm đến không thể bỏ...
Chạm chân đến ngôi làng Ba Na “đẹp nhất Tây Nguyên”
Ngủ quên giữa sự tĩnh mịch của đại ngàn, những ngôi nhà sàn cổ hơn 50 năm tuổi của làng Kon Sơ Lăl cũ (Chư Păh, Gia Lai) từ lâu...

Ẩm thực Gia Lai Xem thêm

Cơm tô phố núi chinh phục du khách check-in, một quán bán 300 suất mỗi ngày
Trình bày dân dã song vị ngon và lạ miệng nên cơm tô phố núi không chỉ được lòng người địa phương mà còn hấp dẫn thực khách các...
Đậm đà bánh xèo tôm Biển Hồ
Từ lâu bánh xèo đã trở thành món ăn dân dã mang tính đặc trưng của vùng miền quê Việt. Bánh xèo không chỉ được nhiều người trong...
Ghé Pleiku thưởng thức cháo lòng bánh hỏi
Dù 2 ngày trước đó đã ăn gần hết các món đặc sản ở Gia Lai lẫn Kon Tum nhưng buổi sáng hôm cuối trước khi ra sân bay, chúng tôi...
Phở khô Gia Lai: Nức danh món ăn phố núi
Chúng tôi đã có dịp đi khá nhiều nơi, thưởng thức khá nhiều món ăn ở nhiều vùng miền khác nhau trên dải đất hình chữ S, tuy...
Độc đáo bánh khoai mì ở Mơ Hra
Giữa những món ăn mang đậm bản sắc của người Bahnar ở Làng du lịch cộng đồng Mơ Hra (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia...
Bò một nắng - Đặc sản của vùng chảo lửa Tây Nguyên
Bò một nắng đậm đà hương vị núi rừng là món đặc sản của huyện Krông Pa (Gia Lai), đã có thương hiệu từ rất lâu và là một trong...
Phở hai tô, bò một nắng chấm muối kiến vàng hút khách ở phố núi Pleiku
Pleiku (Gia Lai) hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, khí trời trong lành và đặc biệt là nền ẩm thực phong phú, độc đáo rất...
Món ăn nổi tiếng, gây thương nhớ ở phố núi Pleiku
Chiếc bánh xèo đến tay thực khách lúc nào cũng nóng hổi, giòn rụm hay bát bún mắm thối với nước lèo mùi nồng nồng của mắm nguyên...
Đến Tây Nguyên, chớ quên thưởng thức đặc sản bò một nắng Krông Pa
Huyện Krông Pa có đàn bò lớn nhất tỉnh Gia Lai với khoảng 70.000 con. Lợi thế đó kèm khí hậu nắng nóng, giúp Krông Pa trở thành...

Trải nghiệm Gia Lai Xem thêm

Cà phê 'phủ tuyết' trắng xóa, tỏa hương thơm ngát trên cao nguyên
Dịp đầu xuân, những bông hoa cà phê ở Gia Lai bung nở trắng xóa, tạo nên một khung cảnh đẹp lãng mạn. Du khách khi đi qua đều...
Khám phá thác Rơ Tu nằm ẩn sâu trong rừng xanh Gia Lai
Thác nước Rơ tu nằm ẩn mình sau cánh rừng thuộc làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, Gia Lai). Thác nước cũng là nguồn sống...
Gia Lai: Dã quỳ nhuộm vàng miệng núi lửa Chư Đăng Ya
Cứ vào tháng 11 hàng năm, hoa dã quỳ bắt đầu bung nở trên các sườn đồi, khe suối ở Tây Nguyên. Tại Gia Lai, du khách có thể ngắm...
Gia Lai: Rực rỡ sắc màu lễ hội trên cao nguyên
Những ngày này, người dân địa phương và du khách đến với Gia Lai đều được đắm chìm trong không khí lễ hội đặc sắc và những phong...
Dạo chơi trên con đường lãng mạn nhất Gia Lai
Phía bên kia Hồ T'Nưng của thành phố Pleiku, con đường thông xã Nghĩa Hưng được coi là con đường đẹp nhất phố núi Gia Lai ngày...
Mê hoặc mùa hoa dã quỳ núi lửa Chư Đăng Ya
Nằm sừng sững giữa những cánh đồng rộng lớn của làng Ia Gri, núi lửa Chư Đăng Ya mùa này đang được phủ kín màu vàng rực của hàng...
Dạo chơi trên đồi cỏ hồng ở Gia Lai
Bước vào mùa đông, khi những đồi cỏ chuyển sang sắc hồng rực rỡ, là thời điểm người dân lại nô nức tìm đến xã Glar, ngoại ô thành...
Ngỡ ngàng trước cảnh đẹp trên núi lửa Chư Đăng Ya
Chư Đăng Ya như viên ngọc bích lộ thiên giữa cao nguyên lộng gió, nơi đó thiên nhiên và con người hòa quyện thành một.
Bình nguyên dưới chân núi Chư Đăng Ya
Mùa khô Tây Nguyên đang đến thật gần. Trên sườn núi Chư Đăng Ya (thuộc địa phận huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), những bông dã quỳ...

Cẩm nang du lịch Gia Lai Xem thêm

Gia Lai tưởng không có gì chơi mà cũng mê mẩn ngẩn ngơ chẳng nỡ về
Tây Nguyên luôn có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với những trái tim yêu thích du lịch, thích sống ảo, thích khám phá. Một trong những...