Bên cạnh loạt đặc sản nổi tiếng như phở bò, bánh xíu páo, nem nắm Giao Thủy,... ở Nam Định còn có một món ăn bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn, thu hút thực khách gần xa thưởng thức. Đó chính là món bún sung.
Đúng như tên gọi, bún sung được kết hợp từ các nguyên liệu gồm bún và sung muối, ngoài ra còn có tóp mỡ béo ngậy, vàng giòn. Cũng bởi vậy mà món ăn này còn được người dân Nam Định gọi là bún tóp mỡ.
Bún sung (hay còn gọi bún tóp mỡ) là món ăn dân dã gắn bó với nhiều thế hệ người Nam Định từ hàng chục năm nay. Ảnh: @hoaianharies
Đến thành phố Nam Định, du khách có thể thưởng thức món bún sung nổi tiếng ở chợ Diên Hồng. Ảnh: @foodie.in.nam.dinh
Theo chia sẻ của người dân địa phương, món ăn này ban đầu là bún riêu cua nhưng dần được cho thêm một số nguyên liệu dân dã như sung và tóp mỡ để phù hợp với khẩu vị của thực khách.
Bà Hiền, chủ quán bún sung tồn tại hơn 30 năm ở chợ Diên Hồng cho biết, trước đây bà thường thái thêm sung muối vào bát bún riêu cua cho khách ăn kèm. Khi ăn, khách tự trộn sung với dấm ớt, đường, bột canh tùy theo khẩu vị và sở thích riêng. Lâu dần, thực khách thấy thích món bún ăn kèm sung nên món ăn có tên gọi là bún sung từ đó.
Tuy làm từ những nguyên liệu dân dã nhưng bún sung vẫn trở thành món ăn được cả người già lẫn trẻ em ưa thích. Ảnh: Phương Thảo
Vào những ngày cao điểm, quán bún sung của bà Hiền luôn kín chỗ và có thể phục vụ gần 1.000 bát. Hàng ngày, các thành viên trong gia đình bà phải dậy từ 3h sáng chuẩn bị nguyên liệu và nấu nướng. Quán mở cửa từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối.
Được biến tấu từ món bún riêu cua nên bún sung vẫn giữ được hương vị truyền thống. Và người chế biến cũng có những bí quyết riêng để món bún sung được ngon và chuẩn vị nhất. Nhờ đó mà món bún này có sự hài hòa giữa các nguyên liệu và gia vị, làm vừa miệng cả người già lẫn trẻ em.
Mỗi suất bún tóp mỡ đầy đặn được phục vụ kèm đĩa rau sống và bát sung thái lát. Khách tự trộn sung với các gia vị theo ý thích. Ảnh: Nam Anh
Bún sung ngon nhất là thưởng thức vào mùa đông hoặc những ngày thời tiết se lạnh. Thực khách vừa thưởng thức, vừa xuýt xoa hơi nóng và mùi thơm tỏa ra từ bát bún sung. Ảnh: Trần Kim Yến
Một suất bún sung thông thường gồm bún, nước dùng riêu cua, sung thái lát mỏng và đĩa rau sống thập cẩm. Ngoài ra, món ăn này còn hấp dẫn thực khách bởi những miếng tóp mỡ giòn rụm được tẩm ướp gia vị đậm đà. Thực khách có thể gọi thêm cá rán, chả cá hay chả lá lốt tùy thích.
Tuy được làm từ những nguyên liệu dân dã với cách chế biến không quá cầu kỳ nhưng món bún sung vẫn được nhiều thực khách yêu thích nhờ toát lên hương vị truyền thống, đậm chất miền quê. Ngoài ra, giá thành bình dân chỉ từ 10.000 đồng/bát đầy ụ cũng là điểm cộng giúp món ăn này "hút" khách.
Nước dùng ngọt thanh với riêu cua đầy ụ, tóp mỡ béo ngậy kết hợp miếng sung chát nhẹ và rau sống thanh mát tạo thành món ngon mang đậm hương vị xứ thành Nam. Ảnh: @trangkoi21
Món bún sung thông thường chỉ 10.000 đồng/bát, tuy không cầu kỳ nguyên liệu như các món bún khác nhưng vẫn đủ sức hấp dẫn thực khách suốt bao năm. Ảnh: @chun_fatty
Anh Lê Tùng (sống ở TP. Nam Định) cho biết: "Bún sung là món ăn thanh đạm có thể thay thế các món thịt cá hàng ngày mà giá tiền phải chăng, chỉ 10.000 đồng/bát. Tùy khẩu vị và sở thích, bạn có thể gọi thêm chả cá, cá rán, mọc viên hay chả lá lốt ăn kèm bún sung với mức giá tăng lên khoảng 15.000 - 20.000 đồng/bát. Món bún sung tuy rẻ nhưng vẫn được chế biến sạch sẽ, cẩn thận và dậy hương vị đậm đà".
Nếu có dịp ghé thăm Nam Định, du khách có thể dễ dàng tìm và thưởng thức món bún sung ở chợ Diên Hồng, ngay trung tâm thành phố. Món ăn này có phần nước dùng ngọt thanh, dậy mùi cua đồng kết hợp với gạch cua mềm và tóp mỡ giòn rụm, béo ngậy. Thực khách ăn bún kèm vài lát sung chát, cảm nhận hương vị của món ngon dân dã đang lan tỏa khắp khoang miệng.
Theo Dân trí
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Dù không tổ chức Lễ hội khai ấn Đền Trần, nhưng để đáp ứng nhu cầu về tín ngưỡng, tâm linh của người dân, Ban...
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du...
Sở VH-TT-DL tỉnh Nam Định đã khẩn cấp yêu cầu chính quyền xã Bình Minh (H.Nam Trực, Nam Định) trả lại cổng...
Theo ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng BQL di tích Đền Trần, nhà đền có thể gửi ấn theo đường bưu điện hoặc có cách...
Ủy ban Nhân dân huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định tổ chức lễ khánh thành tượng đài Tổng Bí thư Trường Chinh,...
Đêm nay (31/1), chợ Viềng chính thức khai hội, nhưng ngay từ 15h chiều nay, tất cả các tuyến đường đổ về phía...
Ngày 8/10, tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện, UBND huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định tổ...
Dù việc trùng tu được thực hiện theo phương án nào, đơn vị thực hiện cũng phải là đơn vị có chuyên môn về tu...
Tỉnh Nam Định có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với hơn 1.330 di tích lịch sử văn hóa có kiến trúc độc...
Sáng nay 10/5/2019, Giáo phận nhà thờ Bùi Chu, Ban xây dựng Nhà thờ Chính tòa đã ra thông báo tạm hoãn hạ...
Trước thông tin hạ giải nhà thờ Bùi Chu (Nam Định) đang gây chú ý trong dư luận, Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn...
Hội kéo chữ là một trong những hoạt động trong Lễ hội Phủ Dầy, diễn ra ngày 12/4 (tức mùng 8/3 âm lịch) tại...