Một hình ảnh đẹp khi cặp bò đang nước rút về đích. Ảnh L.T
Đây là một hoạt động truyền thống đặc sắc, xuất phát từ đời sống nông nghiệp đặc trưng vùng miền, mang đến niềm vui cho đông đảo khán giả và du khách làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.
Để chuẩn bị cho lễ hội này, ban tổ chức chọn một khoảnh ruộng bằng phẳng có nước xăm xắp, được cày xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Nơi xuất phát và tại điểm đích được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi cây cách nhau 5m. Cặp bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó.
Từng cặp bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng bên dưới là răng bừa. Người điều khiển bò cầm roi mây hoặc khúc gỗ tròn vừa tay độ 3 cm, đầu có tra cây đinh nhọn gọi là cây xà-lul.
Rất đông bà con đến theo dõi và cổ vũ lễ hội đua bò, không khí lúc nào cũng tưng bừng, hào hứng tiếng vỗ tay, reo hò sôi nổi
Mỗi trận đấu diễn ra giữa hai cặp bò, sau khi bốc thăm cặp đi trước cặp đi sau tương ứng với mốc về đích lệch nhau. Khi bắt đầu có lệnh xuất phát của trọng tài, người điều khiển chích mạnh cây xà-lul vào mông, bò bị đau sẽ phóng nhanh về phía trước.
Trong quá trình đua, cặp bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua sẽ bị loại, cặp còn lại vẫn phải chạy về đích không phạm luật mới được công nhận thắng. Cặp bò sau giẫm lên giàn bừa của cặp bò trước là đội thắng cuộc, và người điều khiển phải đứng vững bởi nếu ngã hoặc bị rơi khỏi giàn bừa xem như thua cuộc.
Kỹ thuật quan trọng là người điều khiển bò phải chích cho đều cả hai con thì vận tốc của cặp bò mới nhanh, nương nhau kịp, quyết liệt và hấp dẫn - khác với đua ngựa là mỗi người cưỡi một con, ai về đích trước sẽ thắng.
Mỗi trận đấu diễn ra giữa hai cặp bò, sau khi bốc thăm cặp đi trước cặp đi sau tương ứng với mốc về đích lệch nhau
Lễ hội đua bò được tổ chức cùng lễ hội Sen Dolta (lễ cúng ông bà), từ 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch.
Khác với Lễ hội Chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), cặp bò chiến thắng vẫn được nuôi nấng và trở về với công việc bình thường, thậm chí còn “lên giá”.
Hội đua bò Bảy Núi là một nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, thu hút không chỉ cư dân vùng Bảy Núi, An Giang, mà còn lan tỏa đến các tỉnh thành khác.
Hồng Điệp, theo Báo Nhân đạo
Tỉnh An Giang hiện đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động chào mừng lễ Sen Đôn Ta của...
Thông tin từ UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh này vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể...
Tối 20/4, tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO...
Sáng 7/9, ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang) cho biết, thực...
Chiều ngày 9/5, ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang cho biết, trước tình...
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam...
Sở GD&ĐT tỉnh An Giang cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh là người Việt Nam theo học ở các...
Từ những khó khăn, tác động của dịch bệnh Covid-19, từ nay đến cuối năm, các địa phương vùng ĐBSCL phải thực...
Dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó thương mại - dịch vụ,...
Sáng nay 14/5, ông Đoàn Bình Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19...
Sau một thời gian tạm dừng đón khách để phòng, chống dịch Covid-19, bắt đầu từ hôm nay (28/4), tất cả các...