Theo Ban tổ chức, lễ hội vật truyền thống của làng Vĩnh Khê năm nay có trên 40 đô vật chuyên và không chuyên đến từ các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, An Lão, An Dương, quận Dương Kinh và nhiều tỉnh thành khác tham gia. Trong đó, có các đô vật có đẳng cấp quốc gia, quốc tế như Hoàng Văn Nam, Nguyễn Trung Đức, Nguyễn Văn Thắng (đều là người Hải Phòng), và là những người từng là vô địch giải vật trẻ Châu Á, vô địch Seagame…
Điểm độc đáo ở lễ hội vật truyền thống này là thể lệ thi đấu không theo bất cứ một quy chuẩn sẵn có nào mà hoàn toàn theo lệ làng quy định. Do đó, các đô vật tham gia thi đấu với nhau sẽ không tính lứa tuổi, hạng cân và thời gian thi đấu.
Thông thường các đô vật sẽ thi đấu trong 3 hiệp, mỗi hiệp có thời gian là 3 phút để phân thắng bại. Tuy nhiên, trong trường hợp kết thúc 3 hiệp thi đấu vẫn không phân được thắng bại thì các đô vật sẽ bước tiếp vào hiệp phụ thi đấu mà không còn tính thời gian. Người được coi là thắng tuyệt đối khi hạ được đối thủ ở tư thế hai vai và một bên mông chạm thảm cùng lúc trong khoảng thời gian 3 giây.
Một nét riêng nữa mà lễ hội này thu hút được các đô vật chuyên nghiệp từ khắp cả nước tham dự đó là giải thưởng thường cao hơn hẳn những hội vật khác. Trong lễ hội vật năm nay, khán giả dành những khoản tiền "thưởng nóng" lên tới hàng chục triệu đồng cho các trận đấu và các đô vật đấu hay.
Theo lịch sử để lại, Đình làng Vĩnh Khê, xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng phối thờ 3 vị thành hoàng làng là Trung thánh Đại Vương Vũ Giao, Hùng Vũ Đại Vương Vũ Sào và Đại vương Tứ Dương Hầu - Phạm Tử Nghi.
Lễ hội vật cổ truyền này có nguồn gốc từ việc hai anh em sinh đôi Vũ Giao, Vũ Sào rèn luyện võ nghệ giúp vua Trần Duệ Tông lên ngôi hoàng đế năm 1370 và giúp nước chống giặc ngoại xâm. Phong trào võ vật do 2 ông rèn luyện quân sỹ đã ăn sâu vào đời sống nhân dân trong làng và đã đựơc duy trì từ đời này qua đời khác.
Năm 1371, trong trận chiến đấu cản quân Chiêm Thành - cứu giá vua Trần Duệ Tông thoát nạn hai ông đã anh dũng hy sinh. Để tưởng nhớ công lao, vua Trần Duệ Tông đã ban thưởng vàng, bạc, dụ nhân dân lập đền thờ, cho tổ chức Lễ hội làng, hội võ vật nhằm vào ngày sinh của 2 ông là mồng 7 tháng giêng hằng năm để hương khói cầu an, cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, dân làng khoẻ mạnh.
Cũng theo lịch sử ghi lại, một lần, Đại Vương Tứ Dương Hầu Phạm Tử Nghi đi qua làng Vĩnh Khê gặp lúc làng mở hội, ngài đã xin tham dự môn thi đấu vật và giật giải cao, từ đó, dân làng Vĩnh Khê tổ chức Lễ hội làng gắn liền với hội vật. Cho đến nay, hội vật truyền thống của làng đã có gần 700 năm tuổi.
Phạm Dương, theo CAND
Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn - Hải Phòng 2022, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được tổ chức...
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, huyện đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đón hơn 1,3 triệu lượt khách, đạt hơn 50%...
Sáng nay (30/4), tại Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Đồ Sơn, Hải Phòng) diễn ra Lễ hội đua thuyền rồng trên...
Hướng tới phục hồi hoạt động du lịch, thành phố Hải Phòng đã phát triển các sản phẩm du lịch mới, nhiều sản...
TP Hải Phòng khôi phục hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh đến nhiều địa phương khu vực...
Quy định nghiêm ngặt đối với người dân khi tham quan, du lịch ngay trong địa bàn thành phố khiến cả doanh...
Kiểm soát tốt dịch bệnh, sau gần 2 tháng không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, Hải Phòng đã mở cửa...
Theo Quyết định của UBND thành phố Hải Phòng về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, hai...
Qua 40 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới COVID-19 trong cộng đồng, thành phố Hải Phòng điều chỉnh một số biện...
Hải Phòng và Quảng Ninh hiện là 2 địa phương thuộc "vùng xanh" với địa bàn an toàn, tỷ lệ tiêm vaccine cao....
Mới mở cửa các hoạt động dịch vụ được ít ngày, UBND thành phố Hải Phòng đã lại phải điều chỉnh một số biện...
Đã qua 21 ngày thành phố Hải Phòng không xuất hiện ca mắc COVID-19 mới. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép...