27 cọc gỗ có niên đại vào cuối thế kỷ 13 và 24 hố chôn cọc được các nhà khảo cổ học phát hiện tại cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Các cọc có kích thước lớn nhỏ được bố trí so le nhau với ý đồ chiến thuật rõ ràng, nhiều tầng, nhiều lớp. Cánh đồng Cao Quỳ, nơi phát hiện bãi cọc là khu vực lòng sông đã bồi đắp, nơi giao hai con sông Đá Bạc và sông Giá, nối thẳng ra cửa sông Bạch Đằng.
27 cọc gỗ có niên đại thế kỷ 13 được phát hiện tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Từ kết quả khai quật khảo cổ học, kết hợp các nguồn tư liệu lịch sử, các nhà khoa học cho rằng, di tích bãi cọc Cao Quỳ là một trận địa có niên đại khoảng cuối thế kỷ 13, có liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên năm 1288 của quân dân nhà Trần. Trận địa này được dùng để chặn giặc, không cho chúng tiến vào sông Giá, buộc phải theo sông Đá Bạc và rơi vào trận địa mai phục của ta ở vùng cửa sông Bạch Đằng.
Cánh đồng Cao Quỳ - nơi phát hiện bãi cọc là khu vực lòng sông được bồi đắp, giao giữa hai con sông Đá Bạc và sông Giá, đổ thẳng ra cửa sông Bạch Đằng
Tiến sĩ Lê Thị Liên, Trưởng Phòng nghiên cứu dưới nước, Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) khẳng định, di tích bãi cọc Cao Quỳ là minh chứng rõ hơn về chiến thuật của quân dân nhà Trần trong trận chiến trên sông Bạch Đằng vào năm 1288.
“Một thế trận giăng khắp nơi, thiên la địa võng của toàn dân chứ không phải chỉ của quân đội. Với di tích Cao Qùy, chúng ta càng nhận rõ điều này. Chiến thuật thu hẹp dòng chảy, từ đó đưa ra các chiến thuật khác như bè lửa. Với kiểu cắm cọc thế này, vào giai đoạn cuối của trận đánh, thuyền bè bị ép lại, phải rút lên bờ, sẽ bị sa lầy ngay lập tức. Đây là mở đầu cực kỳ thú vị và có chứng cứ thực sự để nói rằng một thế trận thiên la địa võng giăng khắp nơi, giăng theo nhiều cách cũng như bằng sức lực của toàn dân và với những chiến thuật cực kỳ thông minh của vị tướng Trần Hưng Đạo” – Tiến sĩ Lê Thị Liên cho biết.
Nhiều cọc kích thước lớn có mộng ngoàm để buộc dây kéo
Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, kết quả khai quật di tích bãi cọc Cao Quỳ đã mở ra hướng nghiên cứu mới cho chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư liên ngành Lịch sử - Khảo cổ - Dân tộc học, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng, phát hiện về bãi cọc Cao Quỳ có ý nghĩa hết sức to lớn, giúp chúng ta có thêm những nhận thức mới, thậm chí làm thay đổi nhận thức từ trước đến nay về trận chiến Bạch Đằng.
“Bãi cọc này nằm ở một lạch triều, tức là một đường trổ ra từ sông Đá Bạc, ở đây rõ ràng trong các nghiên cứu trước đã nói quân và dân thời Trần đã phải hy sinh ghê gớm, vận dụng tất cả mọi tài năng để đánh trận không cho giặc đi qua đường sông Giá. Chính có thể xảy ra ở ngã ba này. Bãi cọc này có được nhiều cái mà trước đây chỉ là dự đoán lờ mờ, giờ đã rõ ràng. Nó mở ra hướng nghiên cứu mới cho chiến trận Bạch Đằng” – Tiến sĩ Vũ Minh Giang khẳng định.
Các cọc có đường kính từ 26 - 46 cm, được phát hiện so le nhau trong khu vực chứa nhiều bùn lẫn cát mịn, mang tính chất địa tầng của trầm tích lòng sông và ven bờ
Tại hội nghị công bố kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ do Viện Khảo cổ học phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức ngày 21/12, các nhà khoa học đã thống nhất rằng, bãi cọc Cao Quỳ cần được bảo tồn theo đúng quy trình, trước hết là bảo tồn nguyên vẹn, tiếp tục nghiên cứu, xác định các giá trị của khu di tích và phát huy các giá trị đó.
Thành phố Hải Phòng cần sớm đưa khu di tích bãi cọc Cao Quỳ vào diện di tích cấp thành phố; khai quật khảo cổ ở những khu vực tiếp theo; từ đó, phối hợp với các địa phương và các cơ quan chức năng xây dựng hình ảnh tổng thể, diễn biến lịch sử và chứng minh bằng những dấu ấn vật chất về Chiến dịch Bạch Đằng.
Các cọc được bố trí theo ý đồ chiến thuật rõ ràng, nhiều tầng, nhiều lớp
Tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định việc phát hiện khai quật bãi cọc Cao Quỳ tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên là việc làm vô cùng ý nghĩa, song việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích còn quan trọng và có ý nghĩa hơn nhiều.
Ông Lê Văn Thành cũng đề nghị UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao khẩn trương triển khai thủ tục công nhận di tích lịch sử cấp thành phố; sớm xúc tiến các thủ tục đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt cho bãi cọc Bạch Đằng tại cánh đồng Cao Quỳ, đồng thời tiếp tục khảo sát tổng thể trên phạm vi rộng dọc theo sông Đá Bạc đến Khu Di tích Bạch Đằng Giang để lập quy hoạch và xây dựng Dự án hạ tầng kỹ thuật, nhằm khai thác, phát huy giá trị của bãi cọc Cao Quỳ cùng các di tích trong khu vực.
Thanh Nga/ VOV Đông Bắc
Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn - Hải Phòng 2022, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được tổ chức...
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, huyện đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đón hơn 1,3 triệu lượt khách, đạt hơn 50%...
Sáng nay (30/4), tại Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Đồ Sơn, Hải Phòng) diễn ra Lễ hội đua thuyền rồng trên...
Hướng tới phục hồi hoạt động du lịch, thành phố Hải Phòng đã phát triển các sản phẩm du lịch mới, nhiều sản...
TP Hải Phòng khôi phục hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh đến nhiều địa phương khu vực...
Quy định nghiêm ngặt đối với người dân khi tham quan, du lịch ngay trong địa bàn thành phố khiến cả doanh...
Kiểm soát tốt dịch bệnh, sau gần 2 tháng không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, Hải Phòng đã mở cửa...
Theo Quyết định của UBND thành phố Hải Phòng về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, hai...
Qua 40 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới COVID-19 trong cộng đồng, thành phố Hải Phòng điều chỉnh một số biện...
Hải Phòng và Quảng Ninh hiện là 2 địa phương thuộc "vùng xanh" với địa bàn an toàn, tỷ lệ tiêm vaccine cao....
Mới mở cửa các hoạt động dịch vụ được ít ngày, UBND thành phố Hải Phòng đã lại phải điều chỉnh một số biện...
Đã qua 21 ngày thành phố Hải Phòng không xuất hiện ca mắc COVID-19 mới. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép...