Tin tức

Bãi cọc cổ tại Hải Phòng: Cần thêm những nghiên cứu đa ngành, liên ngành

18:14 - 02/10/2020
Kết quả khai quật tại bãi cọc Cao Quỳ, Hải Phòng là một trong những nghiên cứu có giá trị, đáng chú ý nhất của lĩnh vực khảo cổ học trong năm qua; mở ra những hướng nghiên cứu mới về lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, bãi cọc này có liên quan đến trận chiến Bạch Đằng năm 1288 hay không? Cha ông ta đã làm cách nào dựng nên bãi cọc này? Đây cũng là chủ đề nóng, nhận được nhiều sự quan tâm, gây những tranh cãi "nảy lửa" của các nhà khảo cổ học, lịch sử học hàng đầu nước ta.

Tại cánh đồng Cao Quỳ (Hải Phòng), các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 37 cọc gỗ, 2 cụm gỗ, 22 hố cọc, cùng nhiều di vật lịch sử khác

Trên cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), qua 2 lần khai quật với diện gần 1.000 m2, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 37 cọc gỗ, 2 cụm gỗ, 22 hố cọc, cùng nhiều di vật lịch sử khác. Cọc gỗ có kích thước lớn nhỏ được bố trí so le, tạo thành nhiều lớp cọc với ý đồ chiến thuật rõ ràng. Dựa vào địa tầng của khu vực này, có thể phán đoán khu vực xuất lộ những cọc gỗ là một bãi bồi được phủ lấp qua thời gian. Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp đồng vị Carbon C14 cho thấy, các mẫu cọc có niên đại khác nhau, cách đây chừng hơn 700 năm.

Từ kết quả khai quật kết hợp các nguồn tư liệu liên ngành, Tiến sĩ Bùi Văn Hiếu, PGĐ phụ trách Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ dưới nước, Viện Khảo cổ học Việt Nam, đại diện nhóm nghiên cứu, bước đầu nhận định: "Di tích bãi cọc Cao Quỳ có thể là một thế trận địa có niên đại vào cuối thế kỷ 13, nhiều khả năng liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên năm 1288 của quân dân nhà Trần. Trận địa này dùng để chặn giặc không cho chúng tiến vào sông Giá, buộc phải đi vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa mai phục của chúng ta ở Bãi cọc Yên Giang và Đồng Vạn Muối".

Bước đầu, các nhà khảo cổ học nhận định, Di tích bãi cọc Cao Quỳ có thể là một thế trận địa có niên đại vào cuối thế kỷ 13, nhiều khả năng liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên năm 1288 của quân dân nhà Trần

Tuy nhiên, cũng có nhiều tranh luận liên quan đến niên đại của bãi cọc cũng như sự liên quan của bãi cọc này đến trận chiến năm 1288. Kết quả xác định niên đại của các mẫu cọc bằng phương pháp đồng vị Carbon tuy đều cho niên đại cách đây trên 700 năm nhưng không đồng nhất. Ông Nguyễn Văn Hảo (nguyên cán bộ Viện Khảo cổ học) cho rằng, việc nhận định bãi cọc Cao Quỳ là một trận địa của quân dân nhà Trần trong trận chiến Bạch Đằng là vội vàng. Bởi lẽ, khu vực phát hiện là vịnh cổ chứ không phải dòng sông cổ; xung quanh toàn khu vực này là núi đồi và cấu tạo địa tầng có lớp than bùn màu đen.

TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học) lại nhận định đây giống như dấu vết của một công trình kiến trúc hơn: "Tôi chưa tin nó là bãi cọc. Bãi cọc thì ít ra phải đóng xuống đầm lầy. Hình ảnh đưa ra, hầu hết cọc được chôn, tức là không phải ở dưới nước. Chỗ phải khô thì mới đào lỗ được. Cọc ấy để đóng được thì đầu phải nhọn. Cọc ấy giờ hầu hết là bằng và phải chôn. Khả năng nó là bãi cọc, nhưng có thể là cái khác nữa".

TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học) không cho rằng, di tích khai quật tại Cao Quỳ là một bãi cọc liên quan đến trận đánh năm 1288

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam lại cho rằng kết luận bãi cọc Cao Quỳ có liên quan đến trận địa 1288 là có cơ sở. Nơi phát hiện ra bãi cọc là vùng có vị trí trọng yếu; trong lịch sử chống quân xâm lược phương Bắc, từ thời Hai Bà Trưng đến thời kỳ Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Trần Quý Ly... chúng ta cũng phòng thủ ở đây. 

GS. Nguyễn Quang Ngọc phân tích: "Rất có thể là bãi cọc của nhiều đời chồng xếp lên nhau, giống như chúng ta khai quật Hoàng thành Thăng Long, có người bảo đây là thời Lý, nhưng là thời Trần, thời Lê, thời Đại La, thậm chí các di tích còn lẫn lộn với nhau. Cọc Cao Quỳ phần nhiều là chôn trên bờ, có những cọc cắm ở dưới sông, gần gần bờ sông nhưng ra giữa lòng sông thì không có. Sau này ông Hồ Quý Ly học lại cách làm của ông Trần Hưng Đạo, cắm cọc ở 2 bên bờ, dùng xích sắt khóa sông. Nếu chúng ta cắm cọc chắn ngang dòng sông thì thuyền chúng ta không ra được. Cho nên, khóa sông, sau đấy người ta hạ xích sắt xuống, thuyền ta có thể ra để chặn đầu, khóa đuôi quân địch".

Theo GS Nguyễn Quang Ngọc, rất có thể là bãi cọc Cao Quỳ là bãi cọc của nhiều đời chồng xếp lên nhau

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc bổ sung thêm căn cứ đặt bãi cọc Cao Quỳ vào thế trận Bạch Đằng khi cho rằng, trung tâm của chiến trường Bạch Đằng ngày 9/4/1288 là trận đánh ở cửa sông Thải. Vị trí phát hiện bãi cọc Cao Quỳ là phần đầu của một lạch thoát triều lớn, nối thông ra sông Thải. Theo GS. Nguyễn Quang Ngọc, quân Nguyên thua ở đây mới chạy sang cửa sông Chanh. Gặp nước triều cạn, cọc nhô lên, thuyền không chạy được nữa. Lúc ấy, ta dùng bè lửa và huy động lực lượng tiêu diệt địch.

Theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan, trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 lâu nay coi như "đại võ công" sông Bạch Đằng; tuy nhiên, "đại võ công sông Bạch Đằng" không phải chỉ được tạo nên bằng 1 trận đánh ngày 9/4/1288 mà là kết quả của một chiến dịch. Bãi cọc Cao Quỳ, Đầm Thượng càng cho chúng ta thêm căn cứ để dùng thuật ngữ "chiến dịch" ở đây: "Chúng tôi rất muốn và có cơ sở để nói có một chiến dịch, chứ không phải một trận Bạch Đằng. Những cọc mà chúng ta tìm thấy ở Cao Quỳ, Lại Xuân bổ sung thêm, làm phong phú thêm; chúng ta cần tiếp tục dùng các phương pháp, trước tiên là khảo cổ học, sau đó là liên ngành, đa ngành, địa chất... để củng cố thêm vị trí, vị thế của việc xuất hiện những cọc và bãi cọc. Nếu chúng ta khẳng định cho chắc là "trận địa cọc" thì chúng ta có được sự phát triển vượt bậc từ những phát hiện những năm 59, 60, 70 về chỉ một loại cọc và chỉ 1 trận Bạch Đằng". 

Mặc dù còn những tranh cãi, nhưng các nhà khoa học đều thống nhất rằng, bãi cọc cổ tại Thủy Nguyên, Hải Phòng là phát hiện có ý nghĩa lịch sử, văn hóa quan trọng. Những kết quả khai quật được mới là bước đầu và thời gian tới, cần có thêm các cuộc nghiên cứu đa ngành, liên ngành để hé mở tiếp những bí ẩn phía sau. Nếu đây thực sự là một phần trong trận chiến năm 1288 thì cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ngành khảo cổ học, lịch sử, địa chất, quân sự... để làm rõ chiến thuật, chiến lược tài tình của ông cha ta trong bố trí thế trận thủy quân ở đây./.

Thanh Nga/VOV Đông Bắc

Tin tức liên quan

Hải Phòng: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức lại sau 2 năm dịch bệnh
Hải Phòng: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức lại sau 2 năm dịch bệnh

10/08/2022

Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn - Hải Phòng 2022, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được tổ chức...

Cát Bà nhộn nhịp du lịch hè
Cát Bà nhộn nhịp du lịch hè

24/07/2022

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, huyện đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đón hơn 1,3 triệu lượt khách, đạt hơn 50%...

Giải đua thuyền rồng Đồ Sơn – Sắc màu của biển
Giải đua thuyền rồng Đồ Sơn – Sắc màu của biển

30/04/2022

Sáng nay (30/4), tại Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Đồ Sơn, Hải Phòng) diễn ra Lễ hội đua thuyền rồng trên...

Hải Phòng: Làm mới các sản phẩm du lịch, thích ứng điều kiện mới
Hải Phòng: Làm mới các sản phẩm du lịch, thích ứng điều kiện mới

17/03/2022

Hướng tới phục hồi hoạt động du lịch, thành phố Hải Phòng đã phát triển các sản phẩm du lịch mới, nhiều sản...

Hải Phòng: Khôi phục vận tải hành khách đến nhiều tỉnh miền Trung
Hải Phòng: Khôi phục vận tải hành khách đến nhiều tỉnh miền Trung

04/11/2021

TP Hải Phòng khôi phục hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh đến nhiều địa phương khu vực...

Hải Phòng nới lỏng điều kiện hoạt động du lịch
Hải Phòng nới lỏng điều kiện hoạt động du lịch

04/10/2021

Quy định nghiêm ngặt đối với người dân khi tham quan, du lịch ngay trong địa bàn thành phố khiến cả doanh...

Vì sao du lịch Hải Phòng "dè dặt" khi mở cửa trở lại?
Vì sao du lịch Hải Phòng "dè dặt" khi mở cửa trở lại?

04/10/2021

Kiểm soát tốt dịch bệnh, sau gần 2 tháng không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, Hải Phòng đã mở cửa...

Doanh nghiệp du lịch ở Hải Phòng dè dặt đón khách
Doanh nghiệp du lịch ở Hải Phòng dè dặt đón khách

03/10/2021

Theo Quyết định của UBND thành phố Hải Phòng về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, hai...

Hải Phòng: Các điểm du lịch mở cửa phục vụ người dân thành phố
Hải Phòng: Các điểm du lịch mở cửa phục vụ người dân thành phố

29/09/2021

Qua 40 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới COVID-19 trong cộng đồng, thành phố Hải Phòng điều chỉnh một số biện...

Quảng Ninh - Hải Phòng: Họp bàn hợp tác phát triển du lịch
Quảng Ninh - Hải Phòng: Họp bàn hợp tác phát triển du lịch

25/09/2021

Hải Phòng và Quảng Ninh hiện là 2 địa phương thuộc "vùng xanh" với địa bàn an toàn, tỷ lệ tiêm vaccine cao....

Hải Phòng: Dừng hoạt động du lịch và hoạt động tôn giáo tập trung trên 10 người
Hải Phòng: Dừng hoạt động du lịch và hoạt động tôn giáo tập trung trên 10 người

25/06/2021

Mới mở cửa các hoạt động dịch vụ được ít ngày, UBND thành phố Hải Phòng đã lại phải điều chỉnh một số biện...

Hải Phòng: Mở cửa trở lại nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ
Hải Phòng: Mở cửa trở lại nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ

21/06/2021

Đã qua 21 ngày thành phố Hải Phòng không xuất hiện ca mắc COVID-19 mới. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép...

Tỉnh thành Hải Phòng

TP. Hải Phòng
Thành phố Cảng Hải Phòng từ lâu đã là một trung tâm du lịch lớn của phía bắc.

Điểm đến Hải Phòng Xem thêm

Đảo Cát Bà
Đảo Cát Bà là viên ngọc xanh tuyệt đẹp giữa biển ẩn chứa nhiều điều hấp dẫn.
Làng chài Cái Bèo
Làng nổi lớn nhất cả nước hút khách nhờ vẻ đẹp độc đáo trong cuộc sống của ngư dân làng chài.
Nhà hát thành phố Hải Phòng
Nhà hát thành phố Hải Phòng được xây dựng năm 1904, là 1 trong ba nhà hát Lớn được xây dựng theo kiến trúc Pháp tại Việt...
Trạm Khí tượng Hải văn Hòn Dấu - mắt ngọc của Tổ Quốc
Đảo Hòn Dấu (còn được gọi là đảo Dấu) thuộc quận Đồ Sơn, Hải Phòng. Ở đây có khu rừng nguyên sinh với nhiều loại cổ thụ trăm năm...
Đẹp như mơ đảo Nam Cát, Cát Bà, Hải Phòng
Khi bình minh lên hay hoàng hôn vụt tắt, không gian của đảo Nam Cát nằm trên vịnh Lan Hạ, quần đảo Cát Bà hiện ra đẹp như một bức...
Mê mẩn với vẻ đẹp Cát Bà nhìn từ trên cao
Được ví như viên ngọc xanh giữa vịnh Bắc Bộ, Cát Bà vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ hiếm thấy.
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Điểm du lịch văn hóa đất Cảng
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - một quần thể rộng gần 13 ha gồm 9 hạng mục, là một điểm du lịch văn hoá tâm linh đặc...
Đền Tá Lan
Đền Tá Lan thuộc làng Tả Quan, xã Dương Quan (Thủy Nguyên) là công trình kiến trúc có lịch sử xây dựng từ khá lâu đời. Đền thờ...
Ngôi Chùa hơn 300 tuổi ở Hải Phòng được trao chứng nhận “Ngôi Chùa Xanh”
Theo nghiên cứu của các nhà sử học, rất có thể chùa ra đời vào khoảng chừng 300 năm trước đây và dòng họ Lê Văn trong làng Hà...

Ẩm thực Hải Phòng Xem thêm

Lạ lùng món "ăn là khoái", giá chỉ đắt hơn cốc trà ở Hải Phòng
Thoạt nhìn món ăn này trông khá giống xôi xéo vì thưởng thức kèm đỗ bào nhuyễn và hành phi. Tuy nhiên, đây lại là đặc sản nổi...
Phiêu lưu cùng Gulliver mùa 3: Thưởng thức đặc sản Hải Phòng
Nếu có dịp đến thăm Hải Phòng, thành phố hoa phượng đỏ, đừng quên thưởng thức món nem cua bể, một trong những đặc sản nức tiếng...
Tết Canh Tý, về thăm làng ăn thịt chuột Tú Đôi, Hải Phòng
Làng Tú Đôi (Kiến Quốc, Kiến Thụy, Hải Phòng) vốn nổi tiếng với nhiều quái sản, trong đó không thể không kể đến món thịt...
Bún tôm, sam biển lạ miệng khi đến vùng biển Cát Bà
Hòn đảo xinh đẹp không chỉ sở hữu bờ biển đẹp, cảnh quan thiên nhiên đa dạng mà còn là thiên đường ẩm thực với nhiều món ăn ngon...
Mùa rươi – những món ngon từ rươi hấp dẫn thực khách khi heo may về
“Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng 5”, đó là câu nói cửa miệng của những người dân vùng rươi Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hoá. Ý...
Món ăn ngon ngất ngây không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Hải Phòng
Nếu có dịp ghé qua thành phố hoa phượng đỏ Hải Phòng, bạn nên dành thời gian thưởng thức những món ăn giản dị, nhưng mang nét đặc...
Bánh đa cua Hải Phòng - món quà từ biển cả
Có lẽ không quá lời khi nói rằng, bánh đa cua chính là món ăn đặc trưng, chứa đựng những gì tinh túy nhất của thành phố biển Hải...
Pate Hải Phòng - Hương vị vùng Đất Cảng
Pate là món ẩm thực đường phố nổi tiếng của thành phố cảng, với hương vị thơm ngon, béo ngậy, vô cùng hấp dẫn.
Dừa dầm - Món ngon đường phố Hải Phòng
Món ẩm thực đường phố Hải Phòng vốn rất giản dị, nhưng từng "gây bão" cộng đồng mạng với vị thơm ngon khác biệt.

Trải nghiệm Hải Phòng Xem thêm

City tour – Xu hướng du lịch “hot” tại Hải Phòng
Sau thành công với Bản đồ món ngon - “Hải Phòng lòng vòng ẩm thực” phiên bản 1, Sở Du lịch Hải Phòng tiếp tục phát hành "Bản đồ...
Tập 8 "Phiêu lưu cùng Gulliver" Mùa 3: Huỳnh Anh và Ngọc Thảo tiếp tục khám phá Hải Phòng
Tập 8 "Phiêu lưu cùng Gulliver" Mùa 3 tiếp tục là hành trình khám phá thành phố cảng Hải Phòng của King Huỳnh Anh và Gulliver...
Miền tâm linh trên đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ
Trong chuyến công tác tại đảo Bạch Long Vĩ, ngoài gặp gỡ các chiến sĩ, người dân, nhóm PV VOVTV còn có cơ hội tới thăm đền và...
Chuyện kể bên âu thuyền ở đảo Bạch Long Vĩ
Nhân một ngày ngoài đảo Bạch Long Vĩ gió lớn, sóng mạnh, phóng viên Kênh truyền hình VOV có cơ hội "đột kích" vào âu thuyền, nơi...
Linh thiêng Lễ chào cờ trên đảo Bạch Long Vĩ
"Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc...", câu hát đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Vậy nhưng, mỗi khi Quốc ca...
Những chú ong xanh cần mẫn ở ngọn hải đăng trên đảo Bạch Long Vĩ
Đảo Bạch Long Vĩ là hòn đảo xa nhất ở vịnh Bắc Bộ. Đảo được thành lập từ năm 1992. Với những cán bộ, chiến sĩ trên đảo, họ coi...
Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng: Tuyệt phẩm khi vào thu
Khi cái nắng không còn oi ả, tiết trời dịu nhẹ cũng là lúc Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng chiều lòng du khách với những điểm...
Đến Bạch Đằng Giang để tìm về lịch sử
Khu di tích Bạch Đằng Giang là một địa danh lịch sử đặc biệt nằm trên thế đất tựa sơn, phía trước có thiên nhiên hùng vĩ là sông,...
Ngắm nhìn những thời khắc trong ngày trên vịnh Lan Hạ
Vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông đảo Cát Bà, Hải Phòng, trông ra cửa Vạn, liền kề vịnh Hạ Long. Đây là một vùng vịnh êm ả hình vòng...

Tin tức Hải Phòng Xem thêm

Hải Phòng: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức lại sau 2 năm dịch bệnh
Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn - Hải Phòng 2022, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được tổ chức vào ngày 4/9 (tức ngày...
Cát Bà nhộn nhịp du lịch hè
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, huyện đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đón hơn 1,3 triệu lượt khách, đạt hơn 50% lượng khách kỳ vọng...
Giải đua thuyền rồng Đồ Sơn – Sắc màu của biển
Sáng nay (30/4), tại Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Đồ Sơn, Hải Phòng) diễn ra Lễ hội đua thuyền rồng trên biển, một trong chuỗi...
Hải Phòng: Làm mới các sản phẩm du lịch, thích ứng điều kiện mới
Hướng tới phục hồi hoạt động du lịch, thành phố Hải Phòng đã phát triển các sản phẩm du lịch mới, nhiều sản phẩm du lịch truyền...
Hải Phòng: Khôi phục vận tải hành khách đến nhiều tỉnh miền Trung
TP Hải Phòng khôi phục hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh đến nhiều địa phương khu vực miền Trung như...
Hải Phòng nới lỏng điều kiện hoạt động du lịch
Quy định nghiêm ngặt đối với người dân khi tham quan, du lịch ngay trong địa bàn thành phố khiến cả doanh nghiệp, địa phương du...
Vì sao du lịch Hải Phòng "dè dặt" khi mở cửa trở lại?
Kiểm soát tốt dịch bệnh, sau gần 2 tháng không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, Hải Phòng đã mở cửa các điểm tham quan du...
Doanh nghiệp du lịch ở Hải Phòng dè dặt đón khách
Theo Quyết định của UBND thành phố Hải Phòng về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, hai trọng điểm du lịch của...
Hải Phòng: Các điểm du lịch mở cửa phục vụ người dân thành phố
Qua 40 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới COVID-19 trong cộng đồng, thành phố Hải Phòng điều chỉnh một số biện pháp phòng chống...