Điểm đến

Chùa Ông ở vàm Đầu Sấu

10:17 - 19/05/2021
Tọa lạc tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, chùa Ông ở vàm Ðầu Sấu có những đặc điểm thờ tự rất riêng.

Vài nét về ngôi chùa

Chùa Ông ở vàm Ðầu Sấu tọa lạc tại khu vực 1, phường An Bình. Ngoài các giá trị lịch sử, tín ngưỡng, ngôi chùa còn có sự tích hợp, giao lưu văn hóa hết sức độc đáo.

Những người trong Ban trị sự chùa cũng không biết chính xác ngôi chùa được xây dựng từ năm nào, chỉ biết cổ tự này tồn tại đã trên trăm năm và diện mạo của ngôi chùa hiện nay là kết quả của đợt trùng tu năm 2014. Ðặc biệt, trong chùa còn lưu lại tấm biển ghi tên những người đầu tiên chung tay góp sức xây dựng chùa trong những ngày đầu thành lập. Tiêu đề của tấm biển này được ghi là “Phương danh chư vị tiền bối khai sơn tạo tự”, bên dưới liệt kê danh sách 28 người có đóng góp, bao gồm các chức sắc địa phương như Hương Cả, Hương Nhứt, Hương Hào, Ông Cả, Ông Hội đồng... Ghi chép này mở ra một hướng nghiên cứu về lịch sử ngôi chùa, vì nếu biết được lai lịch của các vị này, sẽ có cơ sở xác định được năm xây dựng cũng như quá trình hình thành ngôi chùa.

Chùa Ông ở vàm Đầu Sấu

Ấn tượng đầu tiên khi khách đến viếng là cổng chùa cổ kính và dãy tường phía trước được trang trí bằng nhiều bức tranh phong cảnh, chim muông... với màu sắc trang nhã, đẹp mắt. Phía trên cổng chùa là tấm biển có hình dạng cuốn thư, trên đó có ghi tên chùa và năm trùng tu. Phía trên cùng của tấm biển này có đắp nổi tượng lưỡng long tranh châu, cùng nhiều hoa văn họa tiết khác. Hai bên cột cổng có hai câu đối bằng chữ Quốc ngữ: “Quốc thái dân an - Mưa thuận gió hòa”.

Tiếp giáp với cổng là một khoảng sân rộng, nằm về bên phải có tôn trí tượng đức Quan Âm, để lộ thiên. Cách tượng Quan Âm vài mét về phía trong là nhà khách - nơi dùng để tiếp khách mỗi khi chùa tổ chức lễ hội. Trong cùng là khu vực thờ tự chính của ngôi chùa. Kiến trúc của khu vực này khá đơn giản, trên mái nóc không có trang trí nhiều họa tiết, hay quần thể tiểu tượng như nhiều ngôi chùa Ông khác. Bước vào bên trong khu vực này, điều nhận thấy đầu tiên là bàn thờ hai vị Phật A Di Ðà và Thích Ca được đặt ở hai bên của khu vực tiền điện. Gian chính điện được bố trí trong cùng, trên đó có đặt tượng thờ Quan Công trên một bục cao, dáng vẻ hùng dũng, uy nghiêm. Hai bên tượng Quan Công là tượng của Châu Xương và Quan Bình, được đặt thấp hơn một chút. Một người trên tay cầm Thanh Long đao, một người thì cầm hộp ấn Hán Thọ Ðình Hầu. Hai bên gian chính điện này là gian thờ của Thần Nông, Thần Hổ, Cậu Tài - Cậu Quí, chiến sĩ trận vong. Ngoài ra ở hai bên vách chùa còn có bàn thờ của Tả Ban, Hữu Ban, Tiền Vãng...

Ngoài việc bài trí các bàn thờ, trong chính điện còn được tô điểm bởi những màu sắc rực rỡ của hình vẽ rồng quấn quanh cột chùa, hàng bát bửu được đặt trước gian chính điện, cùng với nhiều hoành phi, câu đối khác, khiến cho ngôi chùa càng tôn nghiêm. Hằng năm, chùa có ba kỳ lễ: ngày 12-13 tháng Giêng âm lịch là Lễ Cầu an và Hạ điền; ngày 12-13 tháng 5 âm lịch là Vía Ông; ngày 12-13 tháng Chạp là Lễ Thượng điền. Vào mỗi kỳ lễ, chùa thu hút đông đảo người dân ở địa phương cũng như du khách ở các địa phương khác đến dự.

Đối tượng thờ cúng trong chùa

Nhìn vào các đối tượng thờ cúng, cách bài trí bàn thờ, cũng như lịch lễ hội của chùa, chúng ta thấy có sự giao nhau trong tín ngưỡng và lễ hội của chùa với đình làng.

- Quan Công: Bản chất của việc thờ Quan Công trước hết là nhằm để tôn vinh những đức tính cao đẹp của con người trong cuộc sống. Ðó là trung, hiếu, tiết, nghĩa mà Quan Công là nhân vật điển hình. Quan Công “được hiểu như là một biểu tượng của tinh thần trọng nhân nghĩa, trung tín, hoạn nạn có nhau, bần cùng không biến tâm, giàu sang không đổi chí, trong mọi hoàn cảnh vẫn một dạ chẳng hai lòng… Những đức tính đó có tác dụng không nhỏ đối với những người nuôi chí lớn, muốn tụ nghĩa để trừ gian, diệt giặc, cứu khốn phò nguy, cứu vớt giang san giữa cơn ly loạn… Thờ Quan Thánh hiểu cho sâu xa không phải chỉ là sùng bái cá nhân Quan Vũ thời Tam Quốc, nét nổi bật là thờ Quan Công để nhắc nhở việc kết nghĩa, hoạn nạn giúp nhau”(1).

- Thần Nông: Thần Nông là vị thần gắn bó chặt chẽ với nền nông nghiệp nước ta. Ông có công dạy dân nghề làm ruộng, sáng tạo cày bừa, sử dụng trâu cày ruộng và là người đầu tiên đã làm ra Lễ Tịch điền (còn gọi là Lễ Hạ điền). Không chỉ dạy con người làm ruộng, Thần Nông còn hướng dẫn con người biết cách tìm cây thuốc để chữa bệnh. “Thần Nông là ông tổ 4 đời của Kinh Dương Vương, 5 đời của Lạc Long Quân và 6 đời của Hùng Vương thứ nhất”(2). Ngay từ buổi đầu hình thành làng xã sơ khai, Thần Nông đã được đưa vào đình làng thờ chung với Thành Hoàng. Do đó, thờ cúng Thần Nông là thờ cúng ông tổ nghề nông, để cầu mong sự được mùa và nghề nông phát đạt. Thần Nông được hình tượng hóa là một mục đồng dắt một con trâu (con trâu tượng trưng cho nghề này).

Bên trong chùa

- Thần Hổ: Cọp là con vật được thờ phổ biến trong đình, miếu ở Cần Thơ. Ðây chính là kết quả ứng xử của con người đối với tự nhiên trong buổi đầu đặt chân đến vùng đất mới. Bởi vì lúc Nam tiến khai khẩn đất hoang, các bậc tiền nhân đã phải đối mặt với không chỉ rừng rậm hoang vu, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, mà còn đối mặt với đầy thú dữ. Trong các loài thú dữ ở đây thì cọp trên bờ và sấu dưới sông là hai con vật nguy hiểm nhất, đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong tâm thức của người dân nơi đây. Cọp phá hoại mùa màng, đe dọa mạng sống của con người nên con người phải tổ chức đánh đuổi nhưng xong lại sợ cọp trả thù nên người ta lập miếu thờ cọp và tôn cọp là thần: “Thần Hổ, Sơn quân chi thần”, với mong muốn vị thần này phù hộ cho họ có cuộc sống bình an nơi vùng đất mới.

- Cậu Tài - Cậu Quý: Hai cậu trong tín ngưỡng thờ Bà - Cậu của cư dân vùng sông nước. Bà ở đây hiểu là Mẹ, còn Cậu là Cậu Tài (có người nói là Trài) và Cậu Quý, hai con trai của Bà. “Theo truyền thuyết, Thiên Y A Na trôi dạt trên biển, thân xác Bà biến thành cây trầm hương, do tính linh thiêng cứu độ người trên biển nên ngư dân và những người đi biển tôn thờ Bà là Nữ thần biển cùng với hai con trai của Bà là Cậu Trài - Cậu Quý. [...] Họ xem Bà - Cậu là tổ nghiệp của mình. Có thể nói Bà - Cậu là tín ngưỡng phổ biến nhất của dân chài và cư dân vùng biển Nam Bộ”(3).

- Chiến sĩ trận vong: Ðây là nét nhân văn trong tín ngưỡng dân gian của người Việt. Bàn thờ này là để thờ các vị anh hùng dân tộc - những người không tiếc máu xương mình để bảo vệ độc lập cho Tổ quốc, nên trên bài vị thường ghi bốn chữ “Vị quốc vong thân”.

Sự giao thoa trong tính ngưỡng thờ cúng tại chùa Ông ở vàm Ðấu Sấu là cho thấy hiện tượng giao lưu văn hóa độc đáo của cư dân TP Cần Thơ ngày xưa còn lưu truyền đến nay.

Theo Tin tức miền Tây

Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV 

Tỉnh thành Cần Thơ

TP. Cần Thơ
Cần Thơ được mệnh danh là Tây Đô, thủ phủ kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục của Đồng bằng sông Cửu Long.

Điểm đến Cần Thơ Xem thêm

Chợ nổi Cái Răng
"Trên bờ có gì, dưới sông có nấy", đó là một câu quảng bá ngắn gọn về chợ nổi Cái Răng nổi tiếng.
Nhà cổ Bình Thủy
Nhà cổ Bình Thủy ở thành phố Cần Thơ từ lâu đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn bởi sự giao thoa giữa kiến trúc Đông - Tây...
Thiền viện có chùa Một Cột thu nhỏ ở miền Tây
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một trong những điểm đến văn hoá tâm linh nổi tiếng, toạ lạc ở thành phố Cần Thơ.
Vẻ đẹp “Nóc nhà miền Tây”
Có độ cao trên 700m, núi Cấm được mệnh danh “Nóc nhà miền Tây”, tọa lạc tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Với phong...
Làng tre đẹp đến khó tin ở Cần Thơ
Bamboo Eco - Village là một homestay đích thực và sang trọng nằm ở vùng nông thôn của thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố...
Nhà cổ Bình Thủy - Ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây
Được mệnh danh là ngôi nhà cổ đẹp nhất Miền Tây, nhà cổ Bình Thủy có dấu ấn kiến trúc đặc sắc, là điểm đến không thể bỏ qua khi...
Phú Quốc và 5 điểm du lịch tránh rét
Các điểm đến với nắng ấm, bãi biển đẹp đang được nhiều du khách quan tâm trong thời điểm nhiều vùng lạnh giá.
Về Cần Thơ, “lạc giữa rừng hoa” ngày cận Tết
Chỉ còn khoảng 20 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu, bà con ở làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ (quận Bình Thủy, TP Cần...
Du lịch Cồn Sơn - Lưu giữ hương vị Tết xưa
Cồn Sơn nằm ở địa phận khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố khoảng 6km....

Cẩm nang du lịch Cần Thơ Xem thêm

7 điểm du lịch không nên bỏ qua khi đến Cần Thơ
“Cần Thơ gạo trắng nước trong, Ai đi đến đó lòng không muốn về”. Thành phố Cần Thơ là trung tâm của vùng ĐBSCL, nổi tiếng bởi vẻ...
Thăm Cồn Sơn, ghé từng nhà thưởng thức món ngon
Với đặc trưng du lịch “mỗi nhà một món”, đến Cồn Sơn (Cần Thơ) nếu muốn no bụng, bạn phải đi đến từng nhà một để thưởng thức món...
Để không bị "chặt chém" khi đi chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm đến không thể bỏ qua nếu đi du lịch miền Tây dịp Tết Nguyên đán. Bạn nên lưu ý một số...
Những điểm vui chơi đón Tết không thể bỏ qua ở miền Tây
Kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi dài 9 ngày sẽ là cơ hội tốt cho những ai muốn khám phá miền Tây sông nước, vốn đang là điểm du lịch hấp dẫn...
Những điểm đến dịp Tết Dương lịch ở miền Tây
4 ngày nghỉ Tết Dương lịch là một cơ hội hiếm có để "xách ba lô lên và đi" khám phá các địa điểm du lịch miền Tây.
10 điểm đến không thể bỏ qua tại Cần Thơ
Cần Thơ là một thành phố lớn ở khu vực Miền Tây với nhiều nét đẹp đặc biệt làm níu chân mọi du khách.

Ẩm thực Cần Thơ Xem thêm

Bánh hỏi mặt võng 'đệ nhất' Cần Thơ
Ngoài thiên nhiên trù phú thì miền đất Cửu Long còn có nhiều món ăn độc đáo được tạo ra bởi bàn tay tài hoa của những con người...
Chè 100 món và loạt quán ăn vặt ngon ở Cần Thơ
Nếu đến xứ “gạo trắng nước trong”, du khách không nên bỏ lỡ những quán ăn ngon mang đậm phong vị miền Tây dưới đây.
Kem Côn Đảo dừa đất
Kem thì nơi nào cũng có nhưng kem dừa đất lại là món ăn vặt gây thương nhớ, mau thèm ở Côn Ðảo.
Bánh tét chùm ngây - Tài hoa của người Cồn Sơn
Bánh tét chùm ngây là món ăn lạ miệng đang chinh phục rất nhiều thực khách khi tham quan Cồn Sơn (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ)....
Độc đáo bánh tráng giấy mạch nha Cần Thơ tuổi đời 45 năm
Hiện nay nếu bạn đi rảo khắp TP. Cần Thơ, có lẽ sẽ không thể tìm được ai khác còn làm bánh tráng giấy mạch nha ăn với dừa nạo và...
Cá tra sông 30kg được chế biến 30 món ở Hội chợ du lịch quốc tế Cần Thơ
Tại Hội chợ Du lịch quốc tế Cần Thơ, một doanh nghiệp (DN) đã có màn trình diễn mổ cá tra “khủng” nặng 30kg để làm 30 món thiết...
Về miền Tây ăn mâm cơm dân dã: Những món ngon nhớ đời ít đâu bằng
Mâm cơm miền Tây toàn là sản vật của địa phương, với thịt gà, thịt vịt, cá tôm đánh bắt trong ao hay con rạch trước nhà. Mỗi nhà...
Gà ta toát mùi Tây
Giống vật nuôi hai chân "dám" qua mặt đàn anh bốn chân (heo, bò, cừu, dê...) về độ tiêu thụ phổ biến toàn cầu chắc chỉ có gà? Thế...
Đi chợ nổi Cái Răng, nhớ ghé ăn pizza hủ tiếu
Pizza hủ tiếu mỗi lò ăn mỗi kiểu, đi kèm là chà bông, thịt khìa hay trứng nhưng thú vị nhất vẫn là cảm giác giòn tan, béo...

Văn hóa Cần Thơ Xem thêm

Cần Thơ: Cận cảnh hàng trăm tàu thuyền làm Lễ hội cầu may độc đáo trên sông Hậu
Lễ hội cầu may hay gọi là "tống ôn" diễn ra tại thành phố Cần Thơ, thu hút hàng trăm ghe, tàu, thuyền lớn nhỏ di chuyển ra giữa...
Giáo hội Phật giáo Cần Thơ đảm bảo Đại lễ Phật đản năm 2021 an lành trong mùa Covid-19
Tại Cần Thơ, để đảm bảo phòng chống dịch Covid-19, các cơ sở thờ tự trên địa bàn đã tạm dừng mọi hoạt động đông người, tổ chức...
Cần Thơ: Khai mạc Hội báo Xuân Tân Sửu 2021
Sáng 4/2, tại Thư viện thành phố Cần Thơ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tổ...
Quán cà phê Cổ Ngoạn được xác lập Kỷ lục Việt Nam
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam mới đây đã xác lập kỷ lục cho quán cà phê Cổ Ngoạn ở Cần Thơ với nội dung “Quán cà phê gắn dĩa và bình...
Ấn tượng Chương trình nghệ thuật Hò và Hát ru “Đậm đà giai điệu tình quê”
(VOVTV) - Trong khuôn khổ chuỗi hoạt động “Ngày hội Du lịch – Hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ” lần thứ IV năm 2020, tối ngày 28/11,...
Cần Thơ đưa bánh dân gian Nam bộ vào học đường
Trong năm đầu chính thức thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tại các trường trên địa bàn Cần Thơ, nhất là các trường...
Cần Thơ rộn ràng “Đêm hội trăng rằm – San sẻ yêu thương”
Tối 30/9, tại Cần Thơ, Cơ quan đại diện Báo Gia đình Việt Nam phối hợp với Thành đoàn, Quỹ đầu tư phát triển thành phố tổ chức...
Câu chuyện về chọn vị trí đặt tượng đài Bác Hồ trên bến Ninh Kiều
Tượng đài Bác Hồ ở bến Ninh Kiều vẫy tay chào ấm áp, hiền từ đã khắc sâu vào tâm trí của người dân Cần Thơ và cả khu vực Đồng...
Bác Hồ: nguồn cảm hứng sáng tác vô tận của văn nghệ sĩ miền sông nước
Tích cực đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, từ năm 2013, Liên hiệp các Hội...

Nhà hàng Cần Thơ Xem thêm

Quán cà phê cho khách ngồi trong lòng hồ cá ở Cần Thơ
Quán cafe có bàn được đặt dưới hồ nước để khách vừa thưởng thức đồ uống vừa ngắm hoặc cho đàn cá koi, cá trê màu hồng...
Lạ lẫm quán cà phê trên cây ở Cần Thơ
"Ẩm thực Sông Thơ" ở quận Ninh Kiều là điểm hẹn mới của giới trẻ Cần Thơ bởi ở đây có không gian thưởng thức cà phê lơ...

Khách sạn Cần Thơ Xem thêm

Homestay kiểu nông dân
Tắm bằng vòi sen tự chế, phòng ngủ giăng mùng kiểu nhà quê... gây ấn tượng với người nước ngoài.
Nova Phù Sa Azerai Cần Thơ: Khu nghỉ dưỡng đẳng cấp Đồng bằng sông Cửu Long
Nova Phù sa Azerai là khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp nằm trên Cồn Ấu, Tp. Cần Thơ, có diện tích 20 ha gồm 60 bungalow và 45...

Trải nghiệm Cần Thơ Xem thêm

Trải nghiệm một ngày ở chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ
Chợ nổi Cái Răng là khu chợ nổi tiếng của mảnh đất Tây Đô mỗi ngày thu hút hàng nghìn lược du khách trong, ngoài nước mỗi khi có...
'Ăn ong' ở rừng U Minh Hạ
Nghề gác kèo ong ở rừng quốc gia U Minh Hạ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc...
Đình Bình Thủy – ngôi đình đẹp nhất xứ Tây Đô
Đình Bình Thủy được coi là ngôi đình đẹp nhất xứ Tây Đô và là một trong những ngôi đình cổ đặc sắc của miền Tây Nam Bộ.
Quyến rũ miệt vườn Cồn Sơn
Vài năm gần đây, Cồn Sơn trở thành điểm đến mới ở Cần Thơ, nơi du khách có thể trải nghiệm làm bánh dân gian, xem cá lóc nhảy,...
Khách Tây “mắt chữ a”, “mồm chữ o” khi trải nghiệm tại lò hủ tiếu miền Tây
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, trong tháng 10/2019 này, ước tính có trên 612.000 lượt du khách đến địa phương,...
Theo dấu chân “Người tình” ở xứ Tây Đô
Với kiến trúc độc đáo, thuộc sở hữu của gia tộc họ Dương, nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ) được rất nhiều người biết đến từ khi là...
Vẻ đẹp bình dị của du lịch cộng đồng Cồn Sơn, Cần Thơ
Đến Cần Thơ, du khách có thể trải nghiệm cuộc sống người dân miền Tây tại Cồn Sơn (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy)....
Thú vị tour xe đạp làng quê dành cho khách nước ngoài
Đạp xe trên những con đường quê mát mẻ rợp bóng cây xanh đã không còn quá xa lạ với du khách nước ngoài khi đến miền Tây nói...
Một Cần Thơ bình dị mà tuyệt đẹp trong phim ‘Hai Phượng’
“Hai Phượng” là một trong những bộ phim siêu hot hiện nay với bối cảnh phim dọc khắp các tỉnh miền Tây, và Cần Thơ - một địa điểm...

Tin tức Cần Thơ Xem thêm

Cần Thơ: Campuchia xúc tiến quảng bá du lịch tại Cần Thơ
Chiều 20/7, tại Cần Thơ, UBND thành phố phối hợp cùng Bộ Du lịch Vương quốc Campuchia tổ chức xúc tiến quảng bá du lịch Campuchia...
Liên kết các Chợ nổi nhằm bảo tồn văn hóa ĐBSCL
Trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch “Văn hóa chợ nổi Cái Răng” năm 2022, UBND quận Cái Răng, TP Cần Thơ đã phối hợp cùng các sở,...
Cần Thơ ra mắt tuyến phố đi bộ vào dịp lễ 30/4 kích cầu du lịch
Chiều nay 21/4, UBND quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ tổ chức họp báo về hoạt động ra mắt tuyến phố đi bộ vào dịp lễ 30/4.
Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ đón 72.000 lượt khách trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
Sau lễ khánh thành công trình Đền thờ Vua Hùng vào tối ngày 6/4, từ ngày 7/4, công trình mở cửa đón người dân và du khách. Chỉ...
Cần Thơ: Hội thi Bánh dân gian – Sự “hồi sinh” và “kế thừa” tình yêu món bánh quê hương
Trong khuôn khổ Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ IX tại Cần Thơ, Hội thi Bánh dân gian Nam bộ năm 2022 diễn ra từ ngày 7 –...
Cần Thơ: Khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử cấp Quốc gia lần thứ III, Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ IX năm 2022
Tối 7/4, tại quảng trường Bình Thủy, Cần Thơ, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND TP. Cần Thơ tổ chức Lễ Khai mạc...
Cần Thơ: Tái khởi động tàu cao tốc tuyến Cần Thơ – Côn Đảo
Sau một thời gian dài dừng hoạt động vì dịch bệnh, ngày 19/2, tàu cao tốc Mai Linh Express đã tái khởi động tuyến Cần Thơ – Côn...
Cần Thơ: Các hoạt động chào mừng năm mới sẽ được tổ chức gọn nhẹ, quy mô nhỏ
Sáng 7/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp bàn kế hoạch tổ chức các hoạt động Chào năm mới...
Tết Nhâm Dần 2022, Cần Thơ không tổ chức đường hoa nghệ thuật
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, TP Cần Thơ sẽ không tổ chức đường hoa nghệ thuật như mọi...